Đơn vị đặc nhiệm nào của Israel có thể giải cứu con tin ở Gaza?
Đáng chú ý, đương kim Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng là thành viên Sayeret Matkal, và đã tham gia một trong những cuộc giải cứu con tin ban đầu của đơn vị này.
Báo The Telegraph của Anh cho hay lực lượng đặc biệt Sayeret Matkal của Israel đang sẵn sàng giải cứu gần 200 con tin bị các tay súng Hamas giam giữ tại các căn cứ trên khắp Dải Gaza.
Tham gia nhiệm vụ lần này còn có lực lượng đặc biệt Yamam của cảnh sát quốc gia Israel. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng cho biết Washington sẽ cử nhân sự đến tận nơi để hỗ trợ phía Israel trong khía cạnh tình báo và lập kế hoạch giải cứu con tin, theo tờ The Messenger.
Tuy nhiên, báo Newsweek cho rằng thành bại của nỗ lực này phụ thuộc phần lớn vào Sayeret Matkal, một trong những đơn vị lực lượng đặc biệt hàng đầu của Israel.
Sayeret Matkal
Sayeret Matkal chuyên thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và giải cứu con tin. Được thành lập vào năm 1957, nhóm này đã tham gia vào mọi cuộc xung đột lớn ở Israel. Dù vậy, sự tồn tại của nhóm này chỉ được chính thức được Israel thừa nhận vào những năm 1980.
Các thành viên Sayeret Matkal huấn luyện tại một địa điểm bí mật ở Israel. Ảnh LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ ISRAEL
Sayeret Matkal có lẽ được biết đến nhiều nhất với vai trò trong cuộc đột kích sân bay Entebbe ở Uganda năm 1976, khi lực lượng biệt kích của nhóm cứu 102 con tin khỏi không tặc Palestine trong Chiến dịch Thunderbolt vào ngày 4.7.
Trong một cuộc tấn công dữ dội kéo dài khoảng 30 phút, 7 không tặc cũng như hàng chục binh sĩ Uganda đều thiệt mạng. Biệt kích Israel còn phá hủy một số máy bay chiến đấu của Uganda trên mặt đất để tránh bị phản công.
Bloomberg: Mỹ định hình chiến dịch trên bộ của Israel chống lại Hamas
Tuy nhiên, ông Yonatan Netanyahu, anh trai Thủ tướng Netanyahu và cũng là chỉ huy chiến dịch, đã thiệt mạng trong lần này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012 với Newsweek, ông Benjamin Netanyahu nói rằng cái chết của anh trai đã “thay đổi cuộc đời tôi và đưa nó đi theo hướng hiện tại”.
Đơn vị này cũng đã phải chịu những thất bại lớn, trong đó bao gồm nỗ lực giải phóng con tin tại trường học ở thành phố Maalot trong vụ tấn công năm 1974. Khi đó, bất chấp hoạt động giải cứu từ Israel, 22 con tin là trẻ em đã bị giết chết. Đây là bước ngoặt đã làm thay đổi Sayeret Matkal.
Ngay sau đó, Israel đã thành lập đơn vị lực lượng đặc biệt Yamam để giải cứu công dân Israel và phân công Sayeret Matkal tập trung giải quyết các vấn đề con tin ở nước ngoài.
Quá trình huấn luyện
Sayeret Matkal được mô phỏng theo Lực lượng Không quân Đặc biệt (SAS) của quân đội Anh.
Điều này đồng nghĩa các tân binh phải trải qua quá trình tuyển chọn khắc nghiệt bao gồm huấn luyện lính nhảy dù, hướng dẫn sử dụng vũ khí hạng nhẹ, chiến thuật giải cứu con tin và sống sót sau phòng tuyến của kẻ thù. Tổng thời gian cho hoạt động này được cho là kéo dài 20 tháng.
Quá trình huấn luyện của Sayeret Matkal vô cùng khắc nghiệt. Ảnh LỰC LƯỢNG PHÒNG VỆ ISRAEL
Mặc dù quá trình này rất bí mật nhưng các nhà phân tích quân sự cho rằng nó được chia thành 4 giai đoạn. Đầu tiên, các ứng viên cần trải qua 4 tháng huấn luyện bộ binh. Sau đó, những người đủ điều kiện sẽ tiếp tục tham gia 2 tháng đào tạo bộ binh nâng cao. Tiếp đến là khóa học nhảy dù kéo dài 3 tuần. Những người hoàn thành 3 vòng trên sẽ được tiếp tục được trang bị kiến thức chống khủng bố, trong một khóa học kéo dài 5 tuần.
Theo tờ The Times of Israel, những người được tuyển cũng phải trải qua khoảng thời gian bị giam cầm mô phỏng kéo dài 2 tuần, nơi họ bị thẩm vấn và chịu điều kiện khắc nghiệt. Trước đây, Sayeret Matkal đã đi tiên phong trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí và chiến thuật khác nhau, chẳng hạn như sử dụng súng máy phụ Uzi trong các hoạt động.
Hiện vẫn chưa rõ chiến thuật sẽ được Sayeret Matkal sử dụng trong đợt giải cứu con tin lần này. Tuy nhiên, với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Gaza đang diễn ra, chuyên gia lực lượng đặc biệt của Israel Aaron Cohen nói với đài Fox News rằng nhiệm vụ đưa con tin từ Gaza sẽ “cực kỳ nguy hiểm” và sẽ được thực hiện “thông qua màn khói sẽ được kết nối với cuộc tấn công lớn của Israel”.
Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết có 199 con tin, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người già và người khuyết tật đang nằm trong tay Hamas. Nhiều người trong số này là công dân Israel, nhưng có 2 quốc tịch, vì vậy các chính phủ khác, bao gồm Mỹ, Pháp và Anh đều có thể tham gia để giải thoát họ.
GIGN - đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ của Pháp
Groupe d'Intervention de la Gendarmerie Nationale (GIGN), hay còn được biết đến dưới cái tên tiếng Anh Gendarmerie Intervention Group (GIG), là một đơn vị cảnh sát chiến thuật tinh nhuệ được thành lập từ năm 1973 nhằm phản ứng với sự kiện cuộc thảm sát Munich (Đức) năm 1972.
Phương châm hành động của GIGN là "cam kết trọn đời".
GIGN đóng vai trò chủ yếu là một đơn vị giải cứu con tin và chống khủng bố của Pháp, họ nổi tiếng thế giới vì những khả năng xử lý tình huống của mình. Ngoài ra, đơn vị này cũng góp phần bảo vệ các quan chức chính phủ và canh giữ những địa điểm trọng yếu, bao gồm các đại sứ quán Pháp tại những đất nước bị chiến tranh tàn phá, từ đây có thể quả quyết rằng họ không chỉ đơn thuần là một lực lượng hành động nội địa...
Cấu trúc tổ chức tinh vi
Năm 1973, chính phủ Pháp đã quyết định thành lập GIGN như là một phần của làn sóng thành lập các đơn vị chống khủng bố sau sự kiện vụ thảm sát Munich xảy ra năm 1972. Trong vụ tấn công chấn động đó, những tên khủng bố người Palestine đã bắt giữ các thành viên của đội thể thao Thế vận hội Israel làm con tin. Trong cuộc đọ súng diễn ra ngay sau đó, giới chức Đức đã tiêu diệt hết toàn bộ các tay súng và cả các con tin.
Đội đặc vụ GIGN trong một bài huấn luyện trấn áp khủng bố.
Từ vụ này mà hầu hết các quốc gia phương Tây đều nhận thức rằng họ cần phải gấp rút thành lập các đơn vị chuyên biệt nhằm phòng ngừa các thảm họa như vụ ở Munich, không xảy ra thêm lần nào nữa. Ban đầu đơn vị mới được gọi bằng cái tên Regionale d'Equipe và cái tên GIGN như cách gọi ngày nay thì đã có từ năm 1977.
Trong suốt chặng đường lịch sử đã qua, GIGN đã tiến hành hơn 1.800 nhiệm vụ, giải cứu hơn 600 con tin và bắt giữ hơn 500 nghi phạm, và mới chỉ mất 2 đặc vụ trong các chiến dịch. Điều này cho thấy tính hiệu quả của đơn vị này, mặc dù họ đã mất một số thành viên trong các tai nạn huấn luyện. GIGN hiện cũng đang cung cấp các gói an ninh cho đại sứ quán Pháp ở Ukraine, nhấn mạnh khả năng tác chiến hải ngoại của đơn vị này.
Hiện thời đơn vị GIGN được phân chia thành 3 phần gồm: 1)Phản ứng nhanh (GIGN ban đầu); 2) Trinh sát (EPIGN); 3) Bảo vệ VIP (tiền thân EPIGN). Nhóm phản ứng nhanh là một phần của cái gọi là GSIGN hay Nhóm can thiệp an ninh của Hiến binh quốc gia Pháp. Nhóm phản ứng nhanh bao gồm xấp xỉ 100 thành viên và được chia thành 4 trung đội. Trong số 4 trung đội này lại có trung đội chuyên về các hoạt động lặn, và 2 trung đội còn lại thì chuyên về những hoạt động dù.
Phần can thiệp là yếu tố duy nhất của GIGN vốn chỉ dành cho các đặc vụ nam giới. Hơn nữa, tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã chỉ định GIGN là một minh họa điển hình cho các hoạt động giải cứu con tin hàng không. GIGN hiện cũng đang có khoảng 1.000 thành viên, trong đó 400 người đang làm việc ở các địa điểm khác nhau tại Paris, và 600 người khác đang có mặt ở các văn phòng khu vực.
Súng trường bán tự động CZ BREN 2 dùng trong lực lượng GIGN.
GIGN cũng là một thành phần quan trọng của mạng lưới chống khủng bố ATLAS vốn bao gồm 27 quốc gia Châu Âu (EU). Bên cạnh đó tiêu chí tuyển lựa thành viên của GIGN cũng đáng được lưu tâm. Được đứng chân trong hàng ngũ này là rất khó khăn và các tân binh cần phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn: Người được tuyển dụng phải là thành viên đang phục vụ trong Hiến binh Pháp với tối thiểu là 4 năm phục vụ gương mẫu; bắt buộc phải có quốc tịch Pháp; phải có chứng nhận hàng không; tuổi đời dưới 34.
Bên cạnh đó các khóa huấn luyện thường kéo dài 14 tháng và học viên phải thực hành bắn súng tầm xa, chiến đấu giáp lá cà, và những kỹ năng điều đình, đàm phán. Trong suốt thời gian huấn luyện, các huấn luyện viên cấm dùng máy ảnh để chụp khuôn mặt học viên, cũng như mọi khía cạnh đào tạo đều được giữ kín.
Đặc vụ GIGN thần tốc tấn công không tặc trên máy bay ở Marseille.
Vũ khí và phương tiện hành động đặc thù
Kho vũ khí của GIGN cũng tương đương với các lực lượng đặc nhiệm khác trên toàn cầu, cũng như rất nổi tiếng vì việc sử dụng rộng rãi các loại vũ khí chất lượng cao. Nhiều loại vũ khí trong số đó có các bộ phận linh kiện được đặt hàng riêng, thường tập trung vào các loại hỏa khí của Pháp nếu có thể. Một điểm lưu ý khác là việc tiếp tục sử dụng rộng rãi loại súng lục ổ quay MR73 của Pháp vốn là một trong những loại vũ khí vẫn được Pháp sử dụng hiện nay.
Các đặc vụ GIGN cũng sử dụng 3 loại súng tiểu liên khác nhau, bao gồm Heckler & Koch MP5; Heckler & Koch MP7; FN P90 Tactical. Họ cũng sử dụng 3 loại súng ngắn như Remington Model 870; Franchi SPAS-12; Benelli M4; ngoài ra còn dùng 8 loại súng trường tấn công khác nhau, bao gồm HK416; HK417; SIG SG 550; GIAT FAMAS F1 (chủ yếu dùng trong các nghi lễ); HK G36; CZ-BREN 2 (được dùng ngày càng nhiều trong lực lượng GIGN).
Các loại súng trường bắn tỉa cũng được đặc vụ GIGN tin dùng, bao gồm 2 loại chính là súng trường chiến tranh Bắc Cực quốc tế chính xác (AIAW).308 và 338. Súng trường bắn tỉa công phá PGM Hecate II, 12.7x99m. Hãng PGM Précision (Pháp) đã chế tạo ra loại súng bắn tỉa có cỡ nòng lớn tiêu chuẩn của quân đội Pháp. Đôi khi còn được biết với tên là FR-12,7. Đây là loại vũ khí lớn nhất mà PGM chế tạo sử dụng loại đạn .50 BMG.
Tùy theo từng chiến dịch tham gia mà các đặc vụ GIGN sẽ dùng các phương tiện cần thiết. Chúng thường là xe thiết giáp và được trang bị những loại đường dốc/ thang tấn công, bao gồm Chevrolet Suburbans; Toyota Land Cruiser; Sherpa Light 44; nhiều loại trực thăng khác nhau (dùng cho các hoạt động đổ bộ và giải cứu trên không).
Các đặc vụ GIGN trong trang phục tác chiến.
Những chiến dịch nổi tiếng
Trong số hơn 1.800 nhiệm vụ mà GIGN đã thực hiện thành công, có một số chiến dịch đáng chú ý. Đầu tiên là vụ giải cứu con tin Loyada diễn ra năm 1976 tại Djibouti ở Châu Phi. Trong vụ đó, 4 tay súng trực thuộc Mặt trận giải phóng Cote de Somalis (FCLS là một tổ chức dân tộc chủ nghĩa, và sau đó là một nhóm du kích ở lãnh thổ Pháp của người Afars và người Issas ở Djibouti ngày nay. Nó cạnh tranh với Phong trào Giải phóng Djibouti, được hỗ trợ bởi Ethiopia) đã bắt giữ 31 trẻ em người Pháp làm con tin. Mục tiêu là gây áp lực buộc phải thả những thành viên của họ đang bị cầm tù, nếu thất bại thì toàn bộ con tin sẽ bị giết.
GIGN ở Pháp và Quân đoàn hải ngoại Pháp ở Djibouti đã được trao trọng trách giải cứu con tin. Nhanh chóng triển khai hành động, một nhóm gồm 9 tay súng bắn tỉa của GIGN đã được tuyển chọn ra, chỉ huy của đội bắn tỉa này là ông Christian Prouteau cũng là sáng lập viên của GIGN, họ phục sẵn tại các vị trí khác nhau nhìn ra chiếc xe buýt có chở các con tin. Mặc dù các tay súng đều bị diệt nhưng cuộc giao tranh cũng làm cho 1 con tin thiệt mạng. Đây là một trong những chiến dịch đầu tiên mà họ tham gia, đồng thời là nhiệm vụ đầu tiên bên ngoài lãnh thổ Pháp.
Thuở ban đầu, hầu như GIGN là một đơn vị khá xa lạ, tuy nhiên sau vụ tấn công bọn không tặc trên máy bay số hiệu 8969 của Hãng hàng không Pháp vào năm 1994 mà tên tuổi họ bỗng nhận nhiều sự hoan nghênh từ phía các nhà quan sát. Theo đó 4 phần tử khủng bố "Thánh chiến" đã tấn công chiếc máy bay từ Algeria và bắt đầu giết các con tin khi chúng đe dọa sẽ đâm máy bay vào tháp Eiffel. Sau khi được chính phủ Pháp khuyến khích, chính quyền Algeria đã cho chiếc máy bay khởi hành và nó được phép hạ cánh xuống thành phố Marseille.
Sau những giải pháp trì hoãn bị thất bại và bọn khủng bố bắt đầu giết dần các con tin, GIGN liền tấn công máy bay. Họ thần tốc đột nhập lên máy bay và khung cảnh sau đó được truyền hình trực tiếp toàn quốc. Hơn 400 viên đạn đã bắn ra, và nhiều vật liệu nổ được sử dụng. Kết quả cả 4 tay súng đều bị tiêu diệt, 9 đặc vụ GIGN cũng bị thương, không có dấu hiệu con tin nào bị giết hại thêm.
Ông Christian Prouteau, người sáng lập GIGN trò chuyện với các thành viên của Quân đoàn hải ngoại Pháp.
Vụ tấn công trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo (địa chỉ tại số 10 phố Nicolas - Appert, quận 11, thủ đô Paris) cũng có sự tham gia của các đặc vụ GIGN. Sự kiện rúng động giới truyền thông thế giới xảy ra vào tháng 1/2015. Trong sự cố đẫm máu đó, bọn khủng bố đã giết 12 họa sĩ truyện tranh sau khi tờ báo này xuất bản một phim hoạt hình có nội dung châm biếm nhà tiên tri Mohammed. GIGN đã truy đuổi những kẻ tấn công khi chúng rời đi và một chiến dịch truy nã đã diễn ra trên khắp thủ đô Paris. Cuối cùng, các đặc vụ GIGN đã lần ra địa điểm có mặt các nghi phạm. Một cuộc đấu súng nổ ra và 2 kẻ tấn công đã bị tiêu diệt.
Vụ tấn công nhà hát Bataclan cũng là dịp để GIGN phát huy khả năng phá án của họ. Vào tháng 11/2015, 9 tên khủng bố khởi động một chuỗi các cuộc tấn công trên khắp thủ đô Paris, đó cũng là ngày chết chóc nhiều nhất tại Pháp kể từ Thế chiến II. Bọn khủng bố đã bắt giữ các con tin ngay tại nhà hát Bataclan nơi đang có hơn 1.500 người bên trong. Đơn vị GIGN đã được huy động và đóng một vai trò không thể thiếu trong việc giải cứu các con tin. Mặc dù bọn khủng bố đã giết nhiều con tin, nhưng nếu không có phản ứng nhanh và hiệu quả của các đặc vụ GIGN thì tin chắc con số nạn nhân chết hãy còn cao hơn nữa
Pakistan tiêu diệt toàn bộ 33 đối tượng bắt cóc con tin tại đồn cảnh sát Ngày 20/12, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Muhammad Asif thông báo lực lượng đặc nhiệm nước này đã giải cứu thành công toàn bộ các con tin và tiêu diệt tất cả 33 kẻ bắt cóc con tin tại một đồn cảnh sát ở miền Tây Bắc nước này, gần biên giới Afghanistan. Cảnh sát Pakistan kiểm tra một phương tiện sau...