Đón tuyết sớm ở Shika, ngọn núi tuyết nổi tiếng của Shangrila
Shangrila là thung lũng huyền thoại sở hữu một phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng và nền văn hóa đa dạng, độc đáo của nhiều dân tộc sinh sống.
Trong đó có núi tuyết Shika còn được gọi là Thạch Ca Tuyết Sơn, ngọn núi này được coi là biểu tượng của Lệ Giang, cách trung tâm Shangrila khoảng 8km.
Shangrila, thung lũng đẹp bất tử
Shangrila là một thung lũng “đẹp bất tử” thuộc huyện Trung Điện thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Shangrila nằm trong một cao nguyên hơn 3.300m so với mực nước biển, được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh thẳm, hồ nước đẹp thơ mộng và cả bầu không khí trong lành, mát mẻ.
Vẻ đẹp bốn mùa của Shika
Nếu như núi Tuyết Ngọc Long quanh năm được phủ tuyết trắng thì Shika ngọn núi hùng vĩ cao 4.500m ẩn hiện trong màn mây mỏng, mờ mờ ảo ảo mỗi mùa lại khoác trên mình một chiếc áo mới mang những gam màu khác nhau. Mùa xuân và hạ ngọn núi được mặc một chiếc áo màu xanh của cỏ cây, hoa lá tràn đầy sức sống. Sang thu, ngọn núi trở nên quyến rũ hơn bao giờ hết với gam màu đỏ vàng của những hàng cây thay lá. Mùa đông, tuyết trắng xóa phủ kín ngọn núi tạo nên một nét đẹp hùng vĩ hòa quyện với khung cảnh nên thơ, hữu tình tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.
Nơi gắn liền với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Shika gắn liền với câu chuyện Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dẫn các đệ tử đến khu vực của ngọn núi để chuyển pháp luân cho họ. Dạo quanh ngọn núi bạn sẽ bắt gặp những đàn hươu đang kiếm ăn, bởi theo Phật giáo Tây Tạng hươu được coi là linh vật.
Những địa điểm tham quan thú vị khác
Video đang HOT
Shangrila – nơi cảnh sắc thiên nhiên tựa chốn tiên cảnh được mệnh danh là vùng đất của tình yêu và sự thanh bình. Đến đây, du khách không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi Shika mà còn được khám phá những địa danh thú vị khác như:
Nằm cách Shangrila không xa đó là tu viện Songzanlin. Đây là tu viện lớn nhất Trung Quốc, Songzanlin được xây dựng vào năm 1679 trải qua dòng chảy của thời gian tu viện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như ban đầu. Tọa lạc trên cao nguyên ở độ cao 3.200m Songzanlin là một trong những công trình tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng, dựa theo lối kiến trúc của cung điện Potala, nơi đây từng là nhà của hơn 2.000 nhà sư.
Bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng như những bức phù điêu được treo ở gian chính trong tu viện hay những bức tượng phật được đúc bằng đồng tinh xảo. Tu viện còn là nơi lưu giữ những kinh sách cổ trên thế giới.
Công viên Potatso
Được xây dựng vào năm 2007 công viên Potatso hấp dẫn du khách bởi hệ sinh thái tự nhiên với cảnh sắc núi non, sông nước hữu tình. Công viên là nơi bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên quý với diện tích khoảng 1.300km2, nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho những cảnh sắc tuyệt đẹp với cỏ cây, núi non, sông nước tất cả đã hòa quyện với nhau tạo nên một nét đẹp vô cùng ấn tượng.
Cùng với đó là hồ Shudu – hồ nước đẹp nhất tỉnh Vân Nam, với độ rộng khoảng 120ha. Hồ nước khoác trên mình một nét đẹp dịu dàng và duyên dáng tựa như một cô gái mới lớn e ấp nhưng vô cùng quyến rũ.
Thưởng thức món ăn ngon
Shangri-La được coi là thiên đường ẩm thực Trung Hoa với rất nhiều món ăn đa dạng từ hương vị đến cách trình bày tất cả đều rất hấp dẫn. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là:
Trứng luộc nước trà
Trứng luộc nước trà là một trong những món ăn tiêu biểu ở Shangrila. Loại trà được chọn để lấy nước luộc trứng là trà thảo mộc, có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Trứng gà sẽ được cho vào nồi nước trà để luộc cho đến khi phần vỏ trứng có thể vỗ nhẹ để tạo thành các vết nứt giúp nước trà ngấm sâu vào bên trong quả trứng. Khi ăn trứng sẽ có vị bùi của lòng đỏ và vị trà hòa quyện với nhau tạo thành một hương vị vô cùng tuyệt vời.
Bánh quẩy và sữa đậu nành
Đây là một món ăn sáng quen thuộc của người dân địa phương, món ăn này khá đơn giản nhưng lại hấp dẫn rất nhiều du khách khi lần đầu được ăn thử món bánh quẩy chấm với sữa đậu nành. Quẩy ở đây thường là quẩy dài và có vị ngậy, béo của dầu mỡ ăn kèm với sữa đậu nànhn thơm ngon để giảm bớt độ ngậy của bánh quẩy.
Sữa chua
Sữa chua là món tráng miệng phổ biến ở Shangrila, ẩm thực ở đây thường khá đậm mùi vị đặc trưng của món ăn vì vậy khi thử món sữa chua ở đây bạn sẽ cảm thấy nó rất chua vì được ủ lên men tự nhiên, nếu bạn ăn không quen hãy cho thêm đường nhé.
Theo vietravel
Cội bồ đề
Mọi nhân duyên ở đời có lẽ không phải đều bỗng nhiên vô cớ. Nó là một quá trình đi và sống, tích lũy đủ thì thành duyên!
1. Hoàng hôn ở Lâm Tỳ ni buông xuống rất nhanh. Một hoàng hôn với những quầng sáng rực rỡ, cùng màu với những bóng cà sa tư thế ngồi thiền tĩnh lặng, từng góc, từng góc. Thời gian như ngưng lại ở nơi này. Khi đứng ở Lâm Tỳ ni - nơi mà vào năm 624 trước Công nguyên là một địa danh cách kinh thành Ca Tỳ La Vệ khoảng 25 km (nay là một địa danh thuộc Nepal), nơi Hoàng hậu Maya hạ sinh Thái tử Siddhattha Gotama - nghe kể về cuộc đời Đức Phật, về những ngàn năm bãi bể nương dâu lại khiến cho người ta bỗng nhiên có cảm giác rất bùi ngùi.
Này đây là phiến đá in dấu bàn chân nhỏ, nơi mà Ngài bước đi bảy bước mỗi bước nở một đoá sen. Những phiến đá đã có nhiều thế kỷ vùi sâu dưới lòng đất qua những cuộc hưng vong dâu bể. Tôn giáo nào cũng hướng thiện nhưng cuộc đấu tranh giữa các hệ tư tưởng trên thế giới thì chưa bao giờ bình lặng.
2. Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là một thành phố ở quận Gaya, Bihar (Ấn Độ). Dòng thông tin ít ỏi ấy không lý giải được hết lý do vì sao thái tử Tất đạt đa Cổ đàm lại chọn bờ sông Falgu này để ngồi thiền dưới bóng cây bồ đề - sau 49 ngày đêm - Ngài đã đạt tới giác ngộ và thấu hiểu. Bây giờ ở nơi này bóng bồ đề vẫn quanh năm râm mát. Một đồng nghiệp thì thào khi chúng tôi cùng đi nhiễu xung quanh tháp Đại Giác: Chạm vào Đức Phật em như thấy có luồng điện toả ra.
Chắc chắn không phải mình cô nhà báo có cảm giác ấy, những dòng người quanh năm suốt tháng không bao giờ dứt vẫn tìm về đây, chọn một chỗ ngồi thiền hay đi nhiễu quanh tháp và cội bồ đề, vẫn tìm thấy cho mình năng lượng toả ra từ trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Hành trình tới giác ngộ và giải thoát cho dù đã được Đức Phật bằng cuộc đời mình chỉ ra, thì sống để đạt tới an lạc vẫn là sự vật lộn chưa bao giờ dễ dàng đối với mỗi con người trong thế giới bao la đầy rẫy khó khăn, cám dỗ và phù hoa này...
Chỉ có điều, cái cảm giác ngồi dưới tán bồ đề là rất thật, rằng trước Phật, mọi người đều bình đẳng, dù đến đây trong tâm thế nào, thực hành nghi lễ bằng hình thức nào thì ở trên cao, Phật vẫn mỉm cười, bao dung. Cũng rất thật, ở bên ngoài cổng, chỗ bắt đầu bước vào khu thánh tích này, những người bán hàng rong và những đứa trẻ Ấn Độ đã học để nói được câu niệm chú bằng tiếng Việt:
Nam mô bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, chỉ cốt để khách người Việt mềm lòng mà mua hàng hay cho tiền. Không phong phú, bộn bề phức tạp không phải là cuộc đời. Mà đa phần chúng ta, tìm đến gốc bồ đề, chiêm nghiệm để tiếp thêm năng lượng, là để tiếp tục cuộc đời mỗi người, theo mỗi cách.
3. Thành phố Varanasi (thành Ba La Nại) nơi có vườn Lộc Uyển nằm bên sông Hằng huyền thoại. Chúng tôi ngồi ở vườn Lộc Uyển (Sarnath), đọc theo thầy bài kinh Chuyển Pháp Luân - bài pháp đầu tiên Đức Phật giảng ở đây. Nắng vàng rực rỡ trên đỉnh tháp Chuyển Pháp Luân, trên những nền móng di tích được trưng bày nguyên trạng. Ở đây, trong khu vườn này còn có tháp mang tên Hạnh Ngộ. Quả là hạnh ngộ trong cuộc đời không dễ giải thích, đành phải nương vào chữ duyên. Mỗi chuyến đi là một nhân duyên đẹp đẽ.
Và đôi khi bài học nhận được trong cuộc đời lại không phải chỉ ở bài giảng kinh pháp. Ví dụ như tôi học được bài học tự xoay xở không phiền nhiễu đến ai và bao giờ cũng có mặt đúng giờ từ Thượng tọa Thích Giác Hiệp trong suốt cả hành trình. Ở sân bay, thầy bao giờ cũng đi trước, và luôn có ý chờ để hướng dẫn cho người phía sau. Cũng ở sân bay, thầy khuyến khích tôi nên ăn thử một cốc mì tôm, để biết gia vị masala đặc trưng Ấn Độ...
Ví dụ như tôi học được ở bà - chúng tôi nhất loạt gọi bà như thế chứ không gọi tên, bà cụ 84 tuổi trong đoàn - một bài học tinh thần vô giá. Không có điều gì được mang tên là ưu tiên đối với bà. Bà bình đẳng với thanh niên, không chịu cho ai nhường chỗ. Bà đi nhiễu ở các thánh tích đủ 3 vòng, bền bỉ, không mỏi mệt. Bà tươi cười và ân cần chu đáo hỏi han mọi người... Đôi khi, trong lúc đi bộ, tôi định ngồi xuống nghỉ, nhìn thấy bà đang kiêu hãnh bước đi, bèn bỏ ngay ý định đấy.
Sẽ còn đọng lại rất lâu hình ảnh ngài Đại sứ cúi xuống cầm dép của mình và của người thân đi bộ một quãng rồi xếp lên chỗ giá để dép theo đúng qui định khi chúng tôi bước vào Lâm Tỳ ni vào một buổi xế chiều. Ở bên kia biên giới là đất nước Ấn Độ rộng lớn - nơi Đức Phật thành đạo, hành đạo và nhập Niết bàn, bước qua bên này là Nepal - nơi có thánh tích Đức Phật đản sinh.
Nhưng dù bên kia hay bên này thì Đại sứ Việt Nam vẫn chỉ là một người - Đại sứ Phạm Sanh Châu là Đại sứ Việt Nam ở cả 3 nước Ấn Độ, Nepal và Butan. Thế cho nên cái hình ảnh giản dị của Đại sứ gây ấn tượng khá mạnh, như lúc nhập cảnh vào Nepal, ông trực tiếp trình bày câu chuyện với bộ phận xuất nhập cảnh, hay ông tận tình hướng dẫn mọi người như một tourguide sành điệu, chả nề hà gì...
Mọi nhân duyên ở đời có lẽ không phải đều bỗng nhiên vô cớ. Nó là một quá trình đi và sống, tích lũy đủ thì thành duyên!
Cẩm Thúy
Theo daidoanket.vn
Ảnh cực độc: Đời sống tâm linh huyền bí ở Sài Gòn 1965 Nét văn hóa tâm linh của người dân Sài Gòn năm 1965 được tái hiện sinh động qua ống kính của cựu binh Mỹ Thomas W. Johnson. Công tam quan của lăng Ông Bà Chiểu, Sài Gòn năm 1965. Đây là nơi có mộ phần và đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng...