Đòn trừng phạt mạnh chưa từng có của Mỹ đối với Triều Tiên
11 lệnh cấm vận Mỹ áp đặt lên Triều Tiên không phải được đưa ra ngay lập tức trong một lần. Trong đó, đòn trừng phạt mạnh chưa từng có được Tổng thống Mỹ Trump công bố hồi tháng 2.2018.
Mỹ đã áp nhiều biện pháp trừng phạt lên Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Phát biểu từ Washington ngày 23.2.2018, ông Trump từng nhấn mạnh gói biện pháp trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhằm chống Triều Tiên, tập trung vào cấm vận năng lượng, ngăn cản tiếp cận nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Theo đó, có khoảng 50 tàu chở hàng, công ty vận tải biển và doanh nghiệp kinh doanh được phía Mỹ nên đích danh ở gói cấm vận mới.
Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 11.9.2017 đánh thêm vào 5 lĩnh vực chính được coi là thế mạnh của Bình Nhưỡng. Theo mô tả của Mỹ, đây là những biện pháp mạnh tay nhất nhằm vào quốc gia Đông Bắc Á từ trước đến nay.
Trong diễn biến mới nhất, hôm 28.2.2019, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, đại diện của Triều Tiên trong các cuộc đàm phán với Mỹ tại Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội đã yêu cầu dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt, ngoại trừ những biện pháp liên quan đến vũ khí.
“Chúng tôi đã yêu cầu đại diện CHDCND Triều Tiên giải thích ý nghĩa của việc này, theo định nghĩa của họ, về bản chất (theo ý của họ) đó là tất cả các biện pháp trừng phạt, ngoại trừ (các chế tài liên quan đến) vũ khí”, một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Mỹ trích dẫn lời quan chức. Theo ông, Triều Tiên ban đầu đưa ra những yêu cầu như vậy trong các cuộc họp với người Mỹ “ở cấp độ làm việc”.
Cũng trong ngày 28.2.2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại cuộc họp đã đồng ý tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân ở Yongbyon, nhưng ông cũng muốn Mỹ đáp lại bằng cách dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Các nhà lãnh đạo Mỹ và CHDCND Triều Tiên, Donald Trump và Kim Jong-un, đã tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội vào ngày 27 28.2, kết thúc mà không có bất kỳ tài liệu nào được ký kết. Ông Trump tại cuộc họp báo nói rằng sự khác biệt giữa hai bên không phải là về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng đã không nhượng bộ trong “lĩnh vực khác”. Sau cuộc hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Young-ho nói rằng Triều Tiên đã đưa ra một đề xuất thực tế cho Mỹ dựa trên các nguyên tắc sự thỏa thuận và tin cậy tiến triển theo giai đoạn, bắt nguồn từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên tại Singapore.
Triều Tiên hiện đang phải chịu khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
Video đang HOT
Từ năm 2006, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết số 1718 nhằm phản ứng với hành động của Bình Nhưỡng và áp đặt một số biện pháp trừng phạt đối với quốc gia này.
Từ đó cho tới nay, Hội đồng Bảo an đã thông qua một số nghị quyết nhằm tăng cường trừng phạt quốc gia Đông Bắc Á sau những vụ thử tiếp theo. Triều Tiên hiện đang phải chịu khoảng 11 biện pháp trừng phạt từ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hãng tin AFP dẫn nguồn Liên hợp quốc cho biết các lệnh trừng phạt liên quan 4 lĩnh vực chính là thương mại, vũ khí, vận chuyển hàng hải, ngoại giao và tài chính.
Các lệnh cấm vận thương mại bao gồm cấm xuất khẩu than, sắt và quặng sắt (trừ các mặt hàng phục vụ cho sinh kế của người dân); cấm xuất khẩu kim loại quý; cấm nhập khẩu nhiên liệu hàng không và tên lửa (trừ sản phẩm phục vụ các chuyến bay thương mại).
Các lệnh cấm vận vũ khí gồm cấm bán cho Triều Tiên các vật liệu có thể được sử dụng cho mục đích quân sự (vũ khí, phương tiện…); cấm hợp tác trong các vấn đề an ninh và quân sự.
Các chế tài liên quan hàng hải gồm thanh tra một cách có hệ thống toàn bộ kiện hàng đến và rời đi từ Triều Tiên; cấm cập cảng tất cả các tàu thuyền nghi chở hàng lậu từ Triều Tiên.
Các biện pháp trừng phạt ngoại giao cho phép các quốc gia trục xuất các quan chức ngoại giao Triều Tiên hoặc người quốc tịch nước ngoài tham gia vào các thỏa thuận bất hợp pháp có lợi cho Bình Nhưỡng.
Cùng với những chế tài trên là các lệnh cấm bán hàng hóa xa xỉ, mở rộng đóng băng tài sản của Chính phủ Triều Tiên, đảng cầm quyền và tài sản ngân hàng ở nước ngoài.
Tháng 9.2017, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tăng cường trừng phạt Triều Tiên sau khi quốc gia này thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6 diễn ra ngày 3/9 cùng năm, trong đó có các biện pháp cấm cung cấp, bán hoặc vận chuyển tất cả các loại khí ngưng tụ, khí đốt hóa lỏng cho Triều Tiên; cấm xuất khẩu hàng dệt may Triều Tiên (vải và hàng thêu trang trí); cấm các nước cấp mới giấy phép lao động cho công dân Triều Tiên sinh sống ở nước ngoài.
Những biện pháp trên được cho là tác động không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của người dân Triều Tiên.
Với mong muốn cộng đồng quốc tế dỡ bỏ những lệnh cấm vận và tạo cơ hội phát triển cho Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong những năm gần đây đã bắt đầu các nỗ lực đàm phán phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên thông qua các kênh ngoại giao với các đồng minh như Trung Quốc hay với những cựu thù như Hàn Quốc và Mỹ.
Theo Danviet
Triều Tiên "nổi đóa" với Mỹ vì lệnh trừng phạt
Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt mới của chính quyền Mỹ nhằm vào Bình Nhưỡng, cho rằng đây là động thái đi ngược lại với thiện chí hợp tác của hai nhà lãnh đạo.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un gặp nhau tại Singapore hồi tháng 6 (Ảnh: Reuters)
Hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) ngày 9/8 đã đăng thông cáo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên với nội dung đề cập tới mối quan hệ với Mỹ cũng như nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Theo thông cáo này, Tổng thống Donald Trump vẫn muốn hòa bình với Triều Tiên, nhưng các quan chức cấp cao khác trong chính quyền Mỹ đang tìm cách phá hoại những thỏa thuận mà hai nhà lãnh đạo đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng 6.
"Chúng tôi hy vọng những giải pháp thiện chí sẽ góp phần phá vỡ rào cản về sự mất niềm tin đang tồn tại trong mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, đồng thời thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, Mỹ đã đáp trả kỳ vọng của chúng tôi bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế và gây sức ép với Triều Tiên", thông cáo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết.
"Vấn đề đặt ra bây giờ là, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ đang đưa ra những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào chúng tôi và tìm cách gia tăng các lệnh trừng phạt cũng như sức ép quốc tế. Điều này đã đi ngược lại với mong muốn của Tổng thống Trump, người từng đánh giá cao các biện pháp thiện chí của chúng tôi trong việc thực thi thỏa thuận chung Mỹ - Triều, về việc cải thiện mối quan hệ song phương", thông cáo cho biết thêm.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên tiếp tục cáo buộc Mỹ đi theo mô típ "lỗi thời" mà các chính quyền tiền nhiệm "từng thử và thất bại", đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng vẫn giữ vững lập trường trong việc "ủng hộ các mong muốn của hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên nhằm xây dựng lòng tin và chân thành thực thi thỏa thuận chung".
"Mặc dù đã muộn, song Mỹ nên đáp lại những nỗ lực chân thành của chúng tôi theo cách phù hợp", thông cáo nhấn mạnh.
Trước đó ngày 3/8, Phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã đề xuất tới Hội đồng Bảo an về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Triều Tiên. Cùng ngày, báo cáo do các chuyên gia độc lập chuyên giám sát việc thực thi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, Triều Tiên đã vi phạm các lệnh trừng phạt kinh tế khi xuất khẩu vải may mặc cho nhiều quốc gia cùng một số hành vi vi phạm khác.
"Triều Tiên vẫn chưa chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, đồng thời vẫn tiếp tục phớt lờ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an khi tăng cường giao dịch các sản phẩm xăng dầu trái phép bằng tàu, cũng như giao dịch than đá trên biển, trong năm 2018", báo cáo dài 149 trang cho biết.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/8 đã áp lệnh trừng phạt mới với một công ty của Triều Tiên cùng hai tập đoàn của Nga và Trung Quốc vì có quan hệ làm ăn vi phạm các lệnh cấm vận.
Mỹ - Triều trao đổi thường xuyên
Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heahter Nauert cho biết Mỹ và Triều Tiên vẫn có các cuộc đối thoại sau hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo tại Singapore hồi tháng 6.
"Tôi có thể nói với các bạn rằng, chúng tôi vẫn có các cuộc trao đổi diễn ra gần như hàng ngày. Có thể qua điện thoại. Có thể qua tin nhắn. Có thể qua thư điện tử. Họ sử dụng nhiều hình thức khác nhau", bà Nauert cho biết thêm.
Tổng thống Trump tuần này đã gửi một bức thư cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un để hồi đáp bức thư trước đó của ông Kim Jong-un gửi ông chủ Nhà Trắng. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết ông Trump đã thông báo trong thư về việc cử Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Hàn-Triều nhất trí rút vũ khí khỏi biên giới Động thái đánh dấu bước tiến mới nhất trong mối quan hệ đang được cải thiện nhanh chóng giữa hai miền bán đảo... Binh sỹ Hàn Quốc và Triều Tiên đứng gác tại Bàn Môn Điếm - Ảnh: Reuters. Hàn Quốc, Triều Tiên và Bộ Chỉ huy Liên hiệp quốc tại bán đảo Triều Tiên (UNC) ngày 22/10 đã đạt thỏa thuận rút...