Đón tôi từ bến xe về, mẹ nhìn mặt tôi mà khóc nấc lên và hỏi một câu khiến tôi đau thắt tim gan
Tôi về nhà, mẹ bắt tôi nằm ngủ một chút cho khỏe. Mẹ bế cháu, ru cháu ngủ. Sau lại đi nấu cháo cho tôi ăn…
Bố tôi mất sớm, mẹ một mình chèo chống nuôi hai chị em tôi. Tôi vẫn nhớ năm tôi học lớp 6, mẹ có dẫn một người đàn ông về. Trong bữa cơm, mẹ giới thiệu chú ấy là đồng nghiệp của mẹ. Nhìn cách chú ấy gắp thức ăn cho mẹ, chị em tôi đã rất giận dữ. Ở cái tuổi mới lớn còn chưa biết kiềm chế, tôi nói thẳng trong bữa cơm: “Con không muốn gọi người khác là bố. Con chỉ có một người bố đã mất thôi”. Cả chú ấy và mẹ đều sững sờ. Sau lần đó, tôi chưa từng thấy mẹ dẫn bất cứ ai về nữa.
Giờ thì chị em tôi đều đã lớn. Cách đây mấy năm, chúng tôi đều đi học đại học xa nhà. Một năm chúng tôi về nhà hai lần vào Tết và hè. Hồi đó, dù đã biết thương mẹ nhưng chúng tôi vẫn mải mê lo đi làm thêm kiếm tiền rồi các cuộc thi lôi kéo. Chúng tôi gần như không biết mẹ đã già đi đến thế nào.
Tốt nghiệp, tôi ở lại với mẹ được hai năm thì đi lấy chồng. Nhà chồng cách nhà tôi tới 200km. Ngày cưới, mẹ vì say xe nên không ra quê chồng tôi được. Lúc tôi lên xe rồi, tôi thấy mẹ cứ đưa tay lau nước mắt. Tôi cũng khóc theo. Nhưng mẹ chồng tôi thấy, mẹ chồng tôi húng hắng nói: “Ngày cưới mà khóc là xui cả đời đó con”. Tôi nín mà lòng vẫn đau, tâm trí vẫn ám ảnh hình bóng bé nhỏ cùng những giọt nước mắt của mẹ mình.
Tôi sinh con, mẹ chồng chăm tôi ở cữ với mức giá 6 triệu một tháng. (Ảnh minh họa)
Cuộc sống hôn nhân của tôi không ổn chút nào. Tôi phải nai lưng đi làm kiếm tiền nuôi một bà mẹ chồng khó tính, một gã chồng vô trách nhiệm, bê tha. Mỗi ngày tôi đi làm từ lúc 6 giờ sáng và kết thúc bằng hàng loạt công việc nhà không tên tới tận 11 giờ đêm. Chồng tôi là thợ xây dựng, làm một hôm nghỉ vài hôm. Tiền anh ta làm ra còn không đủ anh ta nhậu nhẹt thì nói gì đến chu cấp cho vợ con.
Tuy thế mỗi khi mẹ tôi gọi, tôi vẫn nói dối là mình đang sống rất hạnh phúc. Tôi vẽ ra một cuộc sống màu hồng với cảnh chồng yêu chiều vợ, mẹ chồng thương dâu như con. Sau khi cúp máy, tôi lại ngồi khóc một mình.
Tôi sinh con, mẹ chồng chăm tôi ở cữ với mức giá 6 triệu một tháng. Tôi phải đập heo đất tiết kiệm để trả bà không thiếu một xu. Nhìn mẹ chồng ngồi đếm tiền, tôi vừa xót xa vừa thất vọng. Tôi đang làm dâu cho một gia đình gì thế này?
Con tôi không lẽ lại phải chịu thiệt thòi không có bố như tôi sao? (Ảnh minh họa)
Con gái tôi được 8 tháng, tôi buộc phải ôm con bé bắt xe về nhà mẹ sau một trận cãi vã lớn. Chồng tôi thiếu nợ người ta, yêu cầu tôi đưa tiền cho anh ta. Nhưng tiền tôi làm gì có. Thế là tôi bị đánh, bị tát. Đánh tôi chán chê, anh ta lại bỏ đi nhậu say. Tôi bế con, lấy giấy tờ và quyết định trốn khỏi căn nhà tệ hại này, thoát khỏi cuộc hôn nhân này.
Ngày đón tôi từ bến xe về, mẹ tôi chỉ biết ôm lấy tôi mà khóc. Mẹ vừa cầm tay tôi, vừa sờ mặt tôi mà khóc nấc lên. “Sao lại thành thế này hả con? Mẹ chăm con bao năm nay còn chưa nỡ đánh con một roi nào? Sao nó lại dám đánh con mẹ thế này?”.
Tôi về nhà, mẹ bắt tôi nằm ngủ một chút cho khỏe. Mẹ bế cháu, ru cháu ngủ. Sau lại đi nấu cháo cho tôi ăn. Mẹ bưng bát cháo đến ép tôi ăn vài muỗng. Nhìn mẹ gầy gò, tiều tụy, tóc bạc phân nửa mà tôi đau lòng quá. Tôi đã quá mải mê với những người dưng mà quên mất mẹ mình. Có lẽ tôi sẽ li hôn để bình yên sống bên mẹ. Chỉ là, con tôi không lẽ lại phải chịu thiệt thòi không có bố như tôi sao?
Video đang HOT
Theo Afamily
Chăm con dâu ở cữ, mẹ chồng hết xem phim lại nằm ngủ, bát vứt đầy chậu không rửa. Chồng bực bội: Vợ con tốt số nên mới được làm osin không công cho mẹ
Tôi gần đến ngày sinh thì đứa em gái lấy chồng gần nhà cũng chuyển dạ. Mẹ chồng nó mới mất cách đó không lâu thế nên mẹ tôi lại phải qua nhà chăm bẵm, thành ra chuyện tôi ở cữ đành phải cậy hết vào bên nhà chồng.
- Nhìn cái Thảo nhà bác Hồng đấy mà làm gương, lấy chồng xa trăm thứ khổ con ạ!
- Mẹ à, đâu phải ai cũng như thế. Sướng hay khổ là do mình chứ.
- Vâng, do mình. Nếu đã vậy thì sau có xảy ra cơ sự gì, đừng có mà than trách.
Tôi vẫn cứng đầu cứng cổ cãi lại mẹ, đòi cưới anh bằng được vì nghĩ rằng khoảng cách chẳng phải là vấn đề. Quan trọng là tôi yêu anh và anh cũng hết mực yêu thương tôi là đủ.
Cuối cùng tôi cũng được theo anh về làm vợ, cách nhà mình hơn 300km. Cuộc sống hôn nhân của tôi được xem là lý tưởng vì 2 vợ chồng luôn hợp nhau về nhiều mặt, đã vậy chúng tôi lại được ở riêng, không phải sống chung với bố mẹ chồng.
Tôi gần đến ngày sinh thì đứa em gái lấy chồng gần nhà cũng chuyển dạ. Mẹ chồng nó mới mất cách đó không lâu thế nên mẹ tôi lại phải qua nhà chăm bẵm, thành ra chuyện tôi ở cữ đành phải cậy hết vào bên nhà chồng.
Thấy vậy mẹ chồng tôi hậm hực:
- Tôi còn bao nhiêu việc chứ rảnh đâu mà suốt ngày chăm con dâu.
- Mẹ vợ con cũng bận quá, đường sá lại xa xôi. Thôi thì mẹ chịu khó đỡ đần giúp vợ chồng con xíu vậy. Chăm cháu nội bà chứ ai mà phải ngại.
Chồng tôi cố tình ôm lấy mẹ vừa động viên, vừa van vỉ. Bà chẳng nói gì, cứ thở dài với tặc lưỡi mãi.
Tôi nghĩ cũng thấy buồn. Về làm dâu không phải chịu cảnh chung đụng với mẹ chồng nhưng tôi lại không được bà thương quý cho lắm. Từ ngày mang bầu, bị dọa sinh non, chồng ép tôi nghỉ việc ở nhà dưỡng sức. Kể từ đó lúc nào bà cũng đặt điều nói bóng gió trách móc, nói tôi ăn bám chồng, tại tôi mà anh phải vất vả,...
Tôi chẳng dám phàn nàn với mẹ đẻ, vì vừa ngại vừa sợ bà lo lắng. Nhiều khi uất quá, tôi cũng khóc kể với anh. Chồng tôi liền bảo:
- Nhà chỉ có mình anh là con trai, xưa nay lại được bà chiều chuộng. Chắc bà thấy anh có em nên ghen thôi. Em đừng nghĩ nhiều làm gì.
Tôi cũng tin ngay, cố tạo mọi điều kiện để được gần gũi và hòa giải mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của mình.
Ngày tôi sinh, mẹ chồng cũng tất tả vào viện. Hôm sau, bà nghe lời con trai mang quần áo sang nhà tôi sống cùng, chăm cho tôi hết cữ rồi mới lại nhà mình. Tôi nghĩ đây là cơ hội để mình được làm lành với bà nên cũng nhẫn nhịn bỏ qua nhiều câu nói xóc óc của mẹ chồng.
Đợt ấy chồng tôi nhận nhiệm vụ đi công tác 1 tuần ở Trung Quốc, nhà chỉ có 3 mẹ con bà cháu. Thời gian đó tự nhiên thằng bé lại trở chứng, cứ hay quấy đêm. Thấy cháu khóc, bà cũng sốt ruột qua hỏi thăm, bế đỡ nó cho tôi được 1 lát rồi than thở:
- Mẹ giờ yếu quá, bế được 1 lúc trẹo hết cả vai. Mẹ đau lưng lắm, con ru cho nó ngủ rồi cũng ngủ đi. Mẹ phải đi nằm lát đây.
Tôi đỡ lấy con rồi thức gần trắng đêm ấy vì thằng bé chẳng chịu ngủ.
Tôi vừa chợp mắt thì bừng tỉnh khi nghe thấy tiếng bà la ó:
- Trời sáng nứt mắt ra rồi, còn nằm đấy mà ngủ à? Dậy mà nấu sáng ăn đi, mẹ phải qua nhà 1 lát.
Tôi uể oải xuống nhà, pha đại 1 gói mỳ tôm ăn cho xong bữa.
Suốt những ngày đó, mẹ chồng chẳng những không xúm xít được gì với tôi mà ngược lại, tôi phải đi hầu lại bà. Bà cứ ăn uống xong thì vứt bát để đó, nằm xem phim chán chê rồi bỏ về phòng đi ngủ. Ngoài những lúc thằng bé chơi ngoan ra, những khi nó khóc, đi vệ sinh hay cần phải tắm rửa, tôi đều phải 1 tay xoay xở. Tôi ngại nên cũng chả dám nói câu gì.
Ảnh minh họa
Hôm ấy thằng bé đi tiêm về bị sốt. Tôi mải con nên chẳng kịp dọn dẹp được bát đũa. Cả chồng bát sáng, trưa, tối được bà dồn đầy ú ụ trong cái thau to tướng, đợi cho tôi ra rửa.
Chồng tôi trở về bất ngờ, thấy mẹ đang nằm trên ghế xem phim hài Tết thì hỏi:
- Vợ con con đâu mẹ?
Bà chẳng nói gì vì còn mải mê cuốn theo bộ phim, cứ cười khanh khách rồi chỉ tay về phía phòng ngủ. Tôi ngồi trong ngó ra mà não nề.
Anh sờ thấy con hâm hấp nóng, mặt buồn thiu rồi trở ra ngoài. Tôi nghe thấy tiếng chén bát va đập vào nhau, ngó ra thì thấy chồng đang cặm cụi cọ rửa.
1 lúc sau anh trở ra bảo mẹ:
- Từ mai mẹ có thể về nhà được rồi.
Mẹ chồng ngạc nhiên, chưa kịp nói gì anh đã ngăn lại:
- Vợ con tốt phúc quá nên mới được làm osin không công cho mẹ!
- Ý mày là thế nào?
- Mẹ như thế này chẳng trách chị gái con đi lấy chồng bị người ta ghẻ lạnh, đến nỗi phải vác con về nhà ngoại. May mà vợ con nó hiền, chứ phải như đứa khác, mẹ đã không xong rồi.
Bà ú ớ 1 lúc rồi uất quá lao đến đánh mắng anh, nói anh bất hiếu, là đội vợ lên đầu. Bà than khóc chán chê rồi vùng vằng xách cái túi quần áo bỏ về nhà, trước khi đi còn ném cho tôi 1 câu khinh bỉ:
- 1 lũ mất dạy!
Suốt đêm đó tôi nằm ôm anh khóc, chẳng biết phải động viên chồng như thế nào cho phải. Anh cứ âu sầu mãi khiến tôi cứ thấy thương thương và khó nghĩ vô cùng. Tôi không biết phải làm gì tiếp theo để không khí gia đình lúc này bớt nặng nề, u ám.
Theo WTT
Rớt nước mắt đồng cảm trước tâm sự "đêm cuối ở cữ nhà ngoại" của người mẹ hiếm muộn Phận là con gái, dù đi lấy chồng, làm mẹ vẫn luôn mong được về bên bố mẹ. Về nhà ở cữ, Yến Hoa ví như lần thứ hai trở thành đứa trẻ bé bỏng. Người phụ nữ khi sinh con cũng là thời điểm tưởng như phải trở thành con người trưởng thành, mạnh mẽ thì lại là lúc cô ấy mỏng...