Đơn thư tố cáo tăng mạnh, chủ yếu tố cán bộ cố ý làm trái
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, so với năm 2017, năm 2018 đơn thư tố cáo tăng 41,1% số đơn và 16,3% số vụ việc. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái trong quản lý, thực thi công vụ…
Tổng Thanh tra Chính phủ là người được uỷ quyền trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái thay mặt Chính phủ báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018
Cán bộ lợi dụng chức quyền, bao che cấp dưới…
Báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2018, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân tăng về số lượng đơn thư, số vụ việc thuộc thẩm quyền so với năm 2017. Cụ thể, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo tăng 11,8%, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước tăng 4,7% nhưng số lượt đoàn đông người không tăng so với năm 2017.
Năm 2018, các cơ quan hành chính nhà nước đã giải quyết gần 28.000 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 83,7% (khiếu nại 21.000 vụ việc, đạt 83,4%; tố cáo gần 7.000 vụ việc, đạt 84,9%). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân trên 210 tỷ đồng, gần 100 ha đất, khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.800 tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm 462 người (đã xử lý 372 người), chuyển cơ quan điều tra 9 vụ.
Tổng thanh tra Lê Minh Khái cho biết, số đơn khiếu nại về lĩnh vực đất đai tiếp tục chiếm đa số trong tổng số đơn khiếu nại (61,8%). Trong đó tập trung vào vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tranh chấp đất đai, việc chuyển đổi mô hình chợ truyền thống, khiếu kiện, tranh chấp tại các dự án bất động sản,…; khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp chiếm 4,6%, về chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chiếm 7,4%, còn lại là các lĩnh vực khác.
Về tố cáo, năm 2018, số đơn thư tăng 41,1% số đơn và 16,3% số vụ việc so với 2017. Nội dung chủ yếu là tố cáo cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái trong quản lý, thực thi công vụ; bao che cho cấp dưới gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.
Một số trường hợp người khiếu nại chuyển sang tố cáo, chủ yếu là do kết quả giải quyết khiếu nại chưa đáp ứng được nguyện vọng của người khiếu nại. Trong tổng số đơn tố cáo, nội dung tố cáo trong lĩnh vực hành chính chiếm tỉ lệ 59%, tăng 5,6% so với năm 2017; tố cáo trong lĩnh vực tư pháp chiếm tỉ lệ 4%, chủ yếu là tố cáo cán bộ các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu khách quan trong giải quyết các vụ án, tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng chiếm tỉ lệ 2,2%, giảm 1,9% so với năm 2017…
Video đang HOT
Chính phủ đánh giá, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân từ cuối năm 2017 đến nay nhìn chung còn diễn biến phức tạp và gay gắt. Tình trạng công dân tụ tập đông người lên Trung ương khiếu kiện gia tăng, trong đó, một số đoàn đông người và công dân khiếu kiện dài ngày mang theo băng rôn, khẩu hiệu đến trụ sở các cơ quan Trung ương và nhà riêng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, có thái độ quá khích, hành vi manh động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.
Các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người chủ yếu thuộc lĩnh vực đất đai, trong đó có những vụ việc đã được nhiều cơ quan giải quyết nhưng công dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại với thái độ bức xúc.
Đáng chú ý, theo Tổng Thanh tra Chính phủ, một số thế lực đã lợi dụng tình hình khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động công dân tụ tập đông người hoặc có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và tác động tiêu cực vào tâm lý của cán bộ, nhân dân.
Khiếu kiện đất đai phức tạp do lạm dụng quy định thu hồi đất
Nguyên nhân khiến tình trạng khiếu nại, tố cáo tăng mạnh, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái cho rằng, công tác quản lý nhà nước và việc thực thi pháp luật của cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước có thiếu sót, vi phạm. Một số công chức thiếu trách nhiệm khi thi hành công vụ, khi làm việc, tiếp xúc, giải quyết công việc với công dân, thậm chí gây phiền hà, sách nhiễu, vụ lợi cá nhân, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, dẫn đến công dân bức xúc, phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Trong lĩnh vực đất đai, công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không đúng trình tự, thủ tục, không tạo sự đồng thuận với người dân trước khi thực hiện.
Ông Khái nêu rõ, còn có tình trạng lạm dụng quy định nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng để thu hồi đất thay vì phải thỏa thuận với người sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất chưa thỏa đáng, thiếu công khai, minh bạch, công bằng. Một số dự án thực hiện chậm, có dự án sau khi thu hồi nhưng không sử dụng, để đất đai hoang hoá, lãng phí nên công dân khiếu nại bức xúc.
Một số địa phương quá chú trọng việc thu hút đầu tư để giao đất cho doanh nghiệp mà thiếu quan tâm, thậm chí có nơi xem nhẹ lợi ích của người dân. Việc rà soát, sắp xếp lại các công ty nông, lâm nghiệp còn chậm, hạn chế, chưa phát huy được nguồn lực đất đai, dẫn đến nhiều tác động xấu, ông Khái báo cáo.
Nguyên nhân nữa là thủ trưởng cơ quan hành chính ở một số nơi chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
P.Thảo
Theo Dantri
Phát hiện 6 trường hợp vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập: Đừng "đánh trống bỏ dùi"
Liên quan đến báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong đó thông tin về minh bạch tài sản thu nhập chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm khiến không ít người băn khoăn về con số này, cho rằng biện pháp kê khai tài sản, thu nhập chưa phát huy hiệu quả trong phòng chống tham nhũng.
Ngày 13/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 trước Quốc hội. Trong đó, về minh bạch tài sản, thu nhập: Số người đã kê khai, công khai tài sản, thu nhập đạt tỷ lệ 99,8%; có 44 người được xác minh tài sản, thu nhập thì phát hiện được 6 trường hợp vi phạm.
Sau phần báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đọc báo cáo thẩm tra của Ủy ban. Về kê khai tài sản, thu nhập, Ủy ban Tư pháp nhận thấy năm 2018 số lượng bản kê khai là rất lớn: 1.136.902 người. Cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh đối với 44 người trong số1.136.902 hồ sơ kê khai, nhưng chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm (tăng 1 trường hợp so với năm 2017). Bà Lê Thị Nga kết luận cho thấy, biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong phòng chống tham nhũng.
Năm 2018 phát hiện 6 trường hợp vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập (Ảnh minh họa).
Từ những con số được nêu ra trong báo cáo này, bên hành lang Quốc hội, PV đã nghe ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thể hiện quan điểm.
Khi nghe báo cáo về những con số kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2018, đại biểu có suy nghĩ gì?
Tất cả kê khai tài sản năm 2018 có tổng 1.136.902 người đã kê khai, nhưng tiến hành xác minh thì chỉ có 44 trường hợp trong số các hồ sơ đã kê khai, như vậy số hồ sơ xác minh là quá ít. Trong số 44 hồ sơ phải xác minh đó thì đã phát hiện được 6 trường hợp kê khai không trung thực.
Tôi có tính tỷ lệ, nếu tính số phát hiện khai không trung thực trên tổng số kê khai thì bằng 0,00052775% (tức 6 X 100/1.136.902 = 0,00052775% -PV) là quá ít; nhưng nếu tính số phát hiện được trên số xác minh thì tỷ lệ kê khai không trung thực là 13,62% (tức là 6 X 100/ 44) thì tỷ lệ không trung thực ở đây là rất cao.
Vậy nếu tăng số hồ sơ để xác minh lên (ví dụ là khoảng trên 10% chẳng hạn), tức khoảng trên 100.000 hồ sơ kê khai, thì sẽ phát hiện được số lượng hồ sơ khai không trung thực là không hề nhỏ.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí
Những con số minh bạch tài sản, thu nhập được nêu ra trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong đó chỉ có 6 trường hợp vi phạm. Theo đại biểu, con số này đã phản ánh được đúng thực tế?
Với số lượng kê khai trên 1,1 triệu mà chỉ phát hiện được 6 trường hợp kê khai không trung thực thì là quá ít. Nhưng đó là do chỉ xác minh 44 hồ sơ! Nên về mặt thống kê thì số lượng đó là không phản ảnh được thực tế.
Đại biểu có những giải pháp nào để minh bạch thu nhập tài sản của cán bộ một cách hiệu quả hơn?
Theo tôi, đầu tiên là tăng số lượng hồ sơ xác minh lên khoảng trên 10% tổng số các hồ sơ kê khai. Với tỷ lệ trên 13% các hồ sơ xác minh có kê khai không trung thực là đủ lớn để có thể rút ra được những kết luận để yêu cầu cán bộ, đảng viên phải kê khai thật trung thực.
Tiếp theo là phải kiểm điểm thật nghiêm túc, thậm chí là kỷ luật, hoặc cho thôi chức vụ những người đã kê khai không trung thực.
Với cách làm đó thì việc kê khai mới thực sự có hiệu quả. Như vậy, biện pháp kê khai tài sản, thu nhập có phát huy hiệu quả trong phòng chống tham nhũng được hay không phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của chúng ta. Nên làm tới cùng, không nên "đánh trống bỏ dùi" thì sẽ hiệu quả!
Trân trọng cảm ơn đại biểu!
Theo nguoiduatin
Tham nhũng lớn dạng lợi ích nhóm, sân sau phức tạp, sao có thể đẩy lùi? Đại biểu Quốc hội Trần Văn Mão đặt câu hỏi đó cho Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ông Khái đáp, cần kíp nhất lúc này là hoàn thiện luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), nhất là về quy định kê khai tài sản, xử lý tài sản bất minh của cán bộ... Mở đầu phiên chất vấn và trả...