Đơn thân, vay 50 triệu đồng nuôi trâu, sẽ nhanh trả vốn gốc
Giữa tháng 7 vừa qua, theo chân cán bộ Ngân CSXH tỉnh Hà Tĩnh thăm những gia đình cựu chiến binh ( CCB), cựu thanh niên xung phong ( TNXP) vay vốn các chương trình tín dụng ưu đãi, chúng tôi được nghe những câu chuyện sống động về người lính thời bình vươn lên trên “mặt trận” kinh tế.
Trách nhiệm với người có công
Cựu TNXP Trương Thị Oanh ở phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tạo ấn tượng đặc biệt chúng tôi bởi sự mạnh mẽ, tháo vát. Tham gia TNXP ở các đơn vị thuộc Đoàn 559 suốt 9 năm ròng, trở về quê hương khi đã gần 30 tuổi, chẳng còn tìm được người nâng khăn sửa túi, bà Oanh xin nhận một bé làm con nuôi.
Cựu TNXP Trương Thị Oanh tranh thủ thời gian rảnh bện chổi bán để trả tiền lãi hàng tháng cho món vay ưu đãi. Ảnh: M.T
Chúng tôi thường nhắc cán bộ và các tổ chức hội nhận ủy thác, đối với những người có công với cách mạng, nếu họ đúng đối tượng và có nhu cầu vay vốn thì hết sức tạo điều kiện. Phải đồng hành với họ bằng cả trách nhiệm và tình cảm”. Bà Trần Thị Bích Hà
Video đang HOT
Con gái lấy chồng, còn lại một mình, bà quyết định xin vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng CSXH để nuôi trâu. Tháng 7.2015, với 50 triệu đồng vốn vay thuộc chương trình hộ nghèo, bà Oanh xây chuồng trại kiên cố và mua 2 con trâu. Bà vui vẻ chia sẻ: “Đến nay, đàn trâu của tôi đã có 4 con. Chăm cho mấy con nghé lớn chút nữa, tôi sẽ bán bớt để trả nợ vốn gốc khi đến hạn. Còn lại tiếp tục nhân đàn để tạo nguồn tích lũy”.
Nhanh nhẹn, tháo vát, chịu thương chịu khó, hàng tháng bà Oanh còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi làm thêm nghề bện chổi để xoay xở tiền tiêu.
Theo Giám đốc Ngân hàng CSXH thị xã Hồng Lĩnh Trần Thị Bích Hà, với nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn thị xã, đã có nhiều hộ là cựu TNXP, CCB được vay vốn. Riêng Hội CCB hiện quản lý 15 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 15 tỷ đồng. “Chúng tôi thường nhắc cán bộ và các tổ chức hội nhận ủy thác, đối với những người có công với cách mạng, nếu họ đúng đối tượng và có nhu cầu vay vốn thì hết sức tạo điều kiện. Phải đồng hành với họ bằng cả trách nhiệm và tình cảm” – bà Trần Thị Bích Hà cho hay.
Ở xã vùng biển Thạch Kim, huyện Lộc Hà, chúng tôi được nghe câu chuyện tình thật đẹp của vợ chồng CCB Nguyễn Thị Hòa (SN 1954), Nguyễn Tiến Hải (SN 1951). Họ yêu nhau từ thời còn học sinh, rồi mang theo lời hẹn ước để mỗi người xông pha ở những chiến trường mưa bom bão đạn khác nhau. May mắn là dù nhiều lần bị thương, cả 2 đều trở về và nên duyên chồng vợ.
Vốn có nghề làm nước mắm truyền thống, lại được đồng vốn Ngân hàng CSXH tiếp sức, ông bà dần phát triển quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện mỗi tháng cơ sở của ông bà sản xuất hàng trăm lít nước mắm và hàng chục tấn hải sản sơ chế các loại, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm theo thời vụ cho hàng chục lao động…
Tạo thêm việc làm ở nông thôn
Chủ tịch Hội CCB xã Thạch Kim – ông Dương Đình Hóa cho biết, Hội đang quản lý 4 tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 5,8 tỷ đồng; nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,035%. Ở địa bàn kinh tế biển phát triển khá sôi động này, các cựu TNXP đều có tư duy làm ăn nhạy bén. Sau khi xuất ngũ, họ đều sản xuất kinh doanh hiệu quả, mức sống của CCB phần lớn đều khá giả. Trong số 365 hội viên chỉ có 2 hộ nghèo là đối tượng ốm đau lâu dài, nhiễm chất độc dioxin.
Xưởng sản xuất mộc dân dụng của CCB Trần Hải Đường ở tổ dân phố số 8, thị trấn Thạch Hà đang tạo việc làm cho gần 10 công nhân. Ông Đường từng là bộ đội, còn vợ ông – bà Nguyến Thị Tâm là cựu dân công hỏa tuyến. Rồi quân ngũ, ông bà công tác ở địa phương một thời gian rồi nghỉ hưu, thành lập cơ sở sản xuất để có thu nhập. “Gia đình chỉ vay được 20 triệu đồng vốn giải quyết việc làm, mặc dù không lớn nhưng đã giúp gia đình sắm sửa thêm các loại máy móc để mở rộng sản xuất” – ông Đường nói.
Trong số các lao động làm việc ở cơ sở sản xuất mộc dân dụng của ông Đường, có những người đã gắn bó công việc nhiều năm trời. Anh Trần Đình Bá quê huyện Hương Sơn đến xin học nghề rồi ở lại làm việc đã 5 năm nay, cho biết: “Công việc ở đây ổn định, mức lương khá tốt cùng với môi trường làm việc nghiêm túc, tính kỷ luật cao nhưng cũng hết sức tình cảm, ấm cúng. Vì vậy tôi đã lấy vợ, sinh con và chọn thị trấn Thạch Hà làm quê thứ 2″.
Trong chuyến hành trình của cán bộ Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh, các hộ vay vốn là CCB, cựu TNXP… đều vui mừng đón chào những người bạn ngân hàng thân thiết, gắn bó từ rất lâu rồi. Chuyện đồng vốn tín dụng đang sinh sôi, rồi chuyện chiến trường gian khổ ngày nào… cứ thế râm ran bên những ấm nước chè đậm đà tình quê. Và tôi biết, bằng tấm lòng tri ân và trách nhiệm của thế hệ hôm nay, những cán bộ Ngân hàng CSXH cùng cấp ủy, chính quyền và các tổ chức hội nhận ủy thác đang nỗ lực làm bền chặt thêm dòng vốn nặng nghĩa tình…
Theo Danviet
Vốn ưu đãi giúp người dân Diên Khánh thoát nghèo bền vững
Đồng vốn của Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) đã hỗ trợ nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững, phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập.
Trường hợp anh Nguyễn Luận ở thôn An Ninh, xã Diên An, huyện Diên Khánh là một trong những hộ điển hình có hướng đi như vậy. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, do đông con cái, không có việc làm ổn định, quanh năm chỉ biết đi làm thuê kiếm sống nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Anh đã thấy những hộ gia đình làm ăn khấm khá từ việc nuôi gà nhưng do thiếu vốn nên khó thực hiện được mô hình này.
Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Diên Khánh mà AnhNguyễn Luận, đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Ảnh: Công Tâm
"Năm 2010 thông qua các cấp hội, tôi đã vay được số tiền 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh về đầu tư làm chuồng, mua giống và nuôi 500 con gà. Dần dần mô hình chăn nuôi gà của gia đình bắt đầu sinh lời, từ 500 con gà ban đầu đến nay tôi đã có trong tay 9.000 con gà" - anh Nguyễn Luận chia sẻ. Anh Luận phấn khởi cho biết thêm, lứa đầu tiên chỉ nuôi 500 con, sau hơn 3,5 tháng nuôi đã xuất chuồng, bán với giá gần 50.000 đồng/kg, do thời điểm đó chi phí thấp nên anh có lãi và có khoản tiền để trả cho ngân hàng. Vừa nuôi anh tiếp tục lĩnh hội thêm kiến thức về thú y, khoảng 3 năm sau anh tiếp tục vay 30 triệu đồng để mở rộng chuồng trại.
Hiện nay, bình quân mỗi đợt anh nuôi 3.000 con, nuôi theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm nuôi từ 3-4 đợt. Sau 3,5 tháng nuôi gà đạt trọng lượng từ 2 - 2,2kg/con gà cồ và 1,6- 1,8kg/con gà mái, với giá bán bình quân 100.000 đồng/con, trừ các chí phí, mỗi năm gia đình anh lãi từ 100 - 150 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã xây dựng được cơ ngơi bài bản, nuôi 4 người con ăn học và có công ăn việc làm ổn định.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh cho biết, trong thời gian qua, ngân hàng đã phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai tốt các chương trình tín dụng. Trong đó, trọng tâm là cũng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua công tác đánh giá, phân loại tổ, tập huấn nghiệp vụ... Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội đến ngày 30.6.2017 đạt trên 260 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện và tăng trên 19,3 tỷ đồng so với đầu năm, với 15.676 hộ đang còn dư nợ.
"Thời gian tới, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng đến tay người dân. Đồng thời tích cực hỗ trợ nguồn vốn cho bà con nghèo, khó khăn để học có điều kiện phát triển sản xuất, xóa đối giảm nghèo" - bà Huyền khẳng định.
Theo Danviet
Vốn ưu đãi "né" trang trại nông nghiệp Những trang trại lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, làm nông nghiệp công nghệ cao, doanh thu tới hàng tỷ đồng mỗi năm cũng gặp khó để vay vốn phát triển sản xuất. Thiếu vốn vì cái... "hóa đơn đỏ" Ông Lê Duy Minh - Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, cho biết, 3 năm...