Đón thai phụ, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn từ vùng dịch về quê
Ngày 9/9, các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức đón thai phụ, trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn từ vùng dịch về quê.
Tổ công tác thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh Cà Mau đón 287 công dân đặc biệt khó khăn từ vùng có dịch trở về địa phương an toàn vào ngày 9/9. Ảnh: Kim Há/TTXVN
Chiều 9/9, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà MauNguyễn Quốc Thanh cho biết: 287 người dân đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cư trú tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đã được Tổ công tác QĐ 67 thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh đón trở về an toàn. Tất cả các công dân được đưa đến 3 khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố Cà Mau để cách ly y tế theo quy định. Tỉnh bố trí cán bộ, nhân viên y tế túc trực để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Trong số 287 người trở về tỉnh đợt này có nhiều phụ nữ mang thai từ 30 tuần tuổi trở lên…
Trước đó, UBND tỉnh đã đề ra phương án đón công dân đặc biệt khó khăn đang cư trú tại vùng có dịch trở về địa phương. Tỉnh đã bố trí khoảng 14 xe loại 40 giường của hãng xe Phương Trang để đón công dân Cà Mau tại các địa điểm bến xe miền Tây, bến xe Bình Dương, Đồng Nai… Lịch trình di chuyển được thực hiện theo phương án đã đề ra nhằm đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm trật tự, an toàn trong suốt hành trình đón công dân trở về địa phương.
* Ngày 9/9, UBND tỉnh Bình Định cùng các mạnh thường quân người Bình Định tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức đưa 643 công dân, học sinh người Bình Định về quê miễn phí, trong đó có 450 người đi bằng ô tô và 193 người đi đường hàng không.
Chiều 9/9, có 20 chuyến xe khách Phương Trang đã đưa tổng cộng 450 học sinh và người dân Bình Định đang sinh sống, học tập tại TP Hồ Chí Minh để về quê nhà. Trong đó, có 24 thai phụ (cùng với 9 người đi cùng trợ giúp thai phụ và 18 trẻ em khác đi theo các thai phụ), 373 học sinh và 36 người có hoàn cảnh khác. Đây là 20 chuyến xe đợt đầu trong số khoảng 60 chuyến xe do UBND tỉnh Bình Định dự định tổ chức để đón miễn phí học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục của tỉnh Bình Định và 1 người thân (chỉ dành cho học sinh cấp tiểu học) kẹt tại TP Hồ Chí Minh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về quê.
Chiều cùng ngày, chuyến bay mang số hiệu QH9810 đã đưa 193 công dân Bình Định (gồm 168 người lớn, 18 trẻ em và 7 em bé), từ TP Hồ Chí Minh về đến sân bay Phù Cát (Bình Định) an toàn. Trong chuyến bay này có 83 phụ nữ mang thai.
Video đang HOT
Sau khi về đến Bình Định, toàn bộ người dân được đưa đi cách ly tập trung tại cơ sở cách ly của tỉnh trong 7 ngày, sau đó sẽ được bàn giao cho huyện, thị xã, thành phố để thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà thêm 7 ngày. Học sinh và công dân Bình Định tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam cần hỗ trợ đón về quên có thể đăng ký tại địa chỉ https://dangkyvequehuong.binhdinh.gov.vn.
* Chiều 9/9, Tổ công tác tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp cùng huyện Châu Đức và Công ty cổ phần xe khách Phương Trang tổ chức đưa 19 thai phụ cùng 1 trẻ em dưới 3 tuổi đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh về địa phương. Các thai phụ đang mang thai từ 20 – 38 tuần tuổi, trong đó có nhiều người cận ngày dự sinh.
Những thai phụ được huyện Châu Đức tổ chức đưa về trong đợt này đã mang thai từ 20 đến 38 tuần tuổi, có những trường hợp cận ngày dự sinh. Ảnh: Huỳnh Ngọc Sơn/TTXVN
Chuyến xe khởi hành từ Bến xe miền Đông lúc 14 giờ chiều 9/9 và về đến điểm cách ly ở huyện Châu Đức vào lúc 16 giờ cùng ngày. Sau khi về đến khu cách ly, các thai phụ được theo dõi sức khỏe và cách ly theo quy định.
Trao đổi với phóng viên tại cơ sở cách ly tập trung, chị Lê Thị Ý Nhi cho biết, hiện nay tình hình sức khỏe vẫn bình thường, ổn định. Chị Nhi ở thôn Tân Bình, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức lên TP Hồ Chí Minh làm nhân viên văn phòng, từ khi mang thai đến giờ do ảnh hưởng của dịch nên nghỉ làm và không có thu nhập. Nơi ở trọ tại quận Bình Thạnh tình hình dịch đang diễn biến xấu, chồng chị cũng thất nghiệp nên số tiền dành dụm cạn kiệt dần, tiền phòng trọ cũng không đủ đóng… Chị sẽ sinh em bé tại Châu Đức theo kế hoạch trong tháng 11 tới.
Đến nay, số liệu đăng ký trên hệ thống https://quehuong.baria-vungtau.gov.vn/vi/dangkyveque là gần 7.400 người, các địa phương đã phê duyệt 1.284 hồ sơ đăng ký và lên phương án chi tiết đưa người về từng đợt để trình UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt. Huyện Châu Đức hiện có 849 người đăng ký, trong đó 27 trường hợp đăng ký cách ly dịch vụ, 7 trường hợp đủ điều kiện cách ly tại nhà, còn lại xin cách ly tập trung. Sau đợt thí điểm này, huyện Châu Đức sẽ tiếp tục đề xuất tỉnh đưa người từ TP Hồ Chí Minh về địa phương, ưu tiên lần lượt phụ nữ mang thai, người già, trẻ em và những người còn lại.
Ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trước ngày khởi hành, người dân phải test nhanh COVID-19 trong thời hạn 72 giờ, trước khi lên xe Sở Y tế tiếp tục test COVID-19 một lần nữa để đảm bảo an toàn. Sau chuyến đi này, Sở sẽ báo cáo Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để tiếp tục đón người dân về tỉnh.
Những người được về đều đảm bảo các điều kiện: Là phụ nữ mang thai, hộ khẩu thường trú tại huyện Châu Đức, không phải F0 hay F1, không ở trong khu vực có dịch, được gia đình bảo lãnh. Bên cạnh đó, người dân cần có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu xét nghiệm và tập trung tại điểm đón theo kế hoạch. Khi về đến huyện Châu Đức phải thực hiện cách ly tập trung, thực hiện xét nghiệm 3 lần trong vòng 14 ngày.
Trẻ sơ sinh có mẹ là F0 được hỗ trợ một triệu đồng
Những em bé sinh từ 27/4 đến 31/12, có mẹ nhiễm Covid-19 sẽ được hỗ trợ một triệu đồng, theo quyết định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Mức hỗ trợ 2 triệu đồng dành cho những em bé có cha, mẹ là F0 đã qua đời; các em hoàn cảnh khó khăn mồ côi do đại dịch. Nguồn kinh phí trích từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM đang điều trị cho sản phụ mắc Covid-19. Ảnh: Diễm Hằng.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đại dịch đã khiến nhiều trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng thể chất lẫn tinh thần, suy giảm nguồn nuôi dưỡng, phải học trực tuyến dài ngày. Nhiều em đã rơi vào cảnh mồ côi, không có người thân chăm sóc do cha, mẹ phải điều trị, cách ly hoặc tử vong do nhiễm bệnh. Ông đề nghị các tỉnh thành ưu tiên điều trị, chăm sóc trẻ em là F0, F1, quan tâm sức khỏe tinh thần và tâm lý của trẻ, nhanh chóng giải ngân các chính sách hỗ trợ liên quan trẻ em trong gói 26.000 tỷ đồng.
Cục trưởng trẻ em Đặng Hoa Nam cho biết, nhiều vấn đề về trẻ em chưa từng có tiền lệ đã xuất hiện trong đại dịch . Cụ thể, nhiều em bị tách rời khỏi sự chăm sóc khi cha mẹ, người thân đi cách ly, trở thành F0 hoặc qua đời, dễ gặp vấn đề tâm lý. Hàng loạt cha mẹ đã mất việc làm, thiếu thốn chi phí nuôi con, gánh nặng tiền học, tiền trọ. Các cơ sở chăm sóc công lập bị đứt gãy nguồn hỗ trợ khi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm gặp khó khăn.
Việt Nam cũng đang thiếu các quy định pháp lý và chính sách về quy trình ứng phó an toàn, bảo vệ trẻ em trong tình trạng khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh; chưa có hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em, chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong bối cảnh đại dịch.
"Rất nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe, tinh thần và tình trạng bạo lực, bóc lột trẻ em có thể gia tăng sau đại dịch", ông Nam nói.
Em bé theo mẹ từ Sài Gòn về Thừa Thiên Huế tránh dịch, tháng 7/2021. Ảnh: Võ Thạnh
Ông kiến nghị các tỉnh thành nhanh chóng ưu tiên tiêm vaccine cho giáo viên, người làm việc tại các cơ sở chăm sóc trẻ em. Tổng đài 111 ngoài chức năng đường dây nóng tiếp nhận tố cáo xâm hại trẻ em, sẽ mở rộng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ can thiệp trường hợp trẻ em bị sang chấn tâm lý do Covid-19. Về lâu dài theo ông, bộ ngành cần sớm nghiên cứu để ban hành các chính sách ứng phó, bảo vệ trẻ em trước tình trạng khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh.
Thống kê đến đầu tháng 9, cả nước ghi nhận hơn 11.800 trẻ em nhiễm nCoV, hơn 27.300 trẻ là F1. Ca nhiễm tập trung phần lớn ở các tỉnh thành phía Nam. TP HCM có số nhiễm cao nhất khoảng 3.000 em; gần 250 em mồ côi, cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Dịch đã xâm nhập vào 7 trong số 39 cơ sở nuôi dưỡng trẻ em ngoài công lập trong thành phố. Tại Hà Nội, 5% ca mắc trong tháng 7 là trẻ em từ 0 - 5 tuổi.
Trẻ em mồ côi cha mẹ do Covid-19 được hỗ trợ 2 triệu đồng Đại dịch bùng phát lần thứ 4 đã khiến hàng trăm trẻ em mồ côi cha mẹ, Bộ LĐ-TB-XH đã quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng cho trẻ em (TE) mồ côi cha mẹ; TE có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ do Covid-19. TE nhiễm Covid-19 tại Việt Nam không ngừng gia tăng. ẢNH T.N Quyết định vừa...