Dồn sức hơn nữa để ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong khuôn khổ Diễn đàn MDEC Tiền Giang 2012, ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện (5.12) sẽ có cuộc Hội thảo tham vấn Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long (MDP) lần 2 do BCĐ Tây Nam Bộ, Bộ TNMT, Trường ĐH Cần Thơ, Viện Tư vấn phát triển phối hợp tổ chức.
Biến đổi khí hậu sẽ ngày càng gây tác động bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL. Ảnh: L.N.G
Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các địa phương và chuyên gia cho bản thảo Kế hoạch MDP, để từ đó hoàn thiện Kế hoạch MDP với “tầm nhìn 90 năm” – như lời ông Phạm Quang Tú, Phó Viện trưởng Viện Tư vấn phát triển. Rõ ràng, vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của nó đã đến lúc cần được cảnh báo cao.
Hàng trăm tỉ đồng trôi theo bão, lụt…
Theo thống kê, trong vòng hơn 5 năm trở lại đây tỉnh Tiền Giang có 4 cơn bão lớn đi qua đã ảnh hưởng trực tiếp đối với tỉnh: Bão số 9 (Durian) năm 2006, bão số 10 (Utor) năm 2008, bão số 10 (Parma) năm 2009; trong đó bão số 9 đã gây tổn thất nghiêm trọng với 4 người mất tích, 24 người bị thương, thiệt hại vật chất ước tính 215 tỉ đồng.
Video đang HOT
Còn trận lũ lớn năm 2011 có 6 người chết, thiệt hại vật chất 538 tỉ đồng. Tình trạng ngập lụt thường xuyên ở một vùng rộng lớn của tỉnh (khoảng 140.000ha) thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, một phần phía tây QL 1A và ở cực tây TP.Mỹ Tho – chiếm 59,15% diện tích tự nhiên toàn tỉnh – cũng đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống, sinh hoạt của người dân.
Chưa hết, tình trạng khô hạn kết hợp với nhiễm mặn thường xuất hiện ở khu vực 2 huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông và ảnh hưởng đến các huyện Gò Công Tây, Chợ Gạo, TX.Gò Công. Dọc theo sông Tiền vào thời điểm từ tháng 4 – 6 hàng năm, quan trắc cho thấy 5 năm gần đây tình trạng nhiễm mặn và khô hạn đã thay đổi theo chiều hướng xấu, ngày càng cao và vào sâu trong nội đồng hơn.
Đã làm nhiều việc, nhưng…
Để chủ động ứng phó, Tiền Giang đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề, diễn đàn trao đổi thảo luận một số chủ đề trọng tâm về nhiệm vụ ứng phó với BĐKH; thường xuyên cập nhật các văn bản mới về ứng phó với BĐKH cung cấp thông tin trên website của tỉnh, tuyên truyền trên báo, đài;…
Tỉnh cũng ưu tiên đầu tư khai thác và chuyển giao ứng dụng các giải pháp công nghệ phổ cập trong việc kiểm soát và xử lý các nguồn khí thải: Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật xử lý khí thải công nghiệp; kỹ thuật biogas cho xử lý phân – nước thải chăn nuôi; kỹ thuật ủ phân hữu cơ yếm khí cho phế phẩm, phế thải nông nghiệp và rác hữu cơ kết hợp thu gom và tái sử dụng khí gas; kỹ thuật đốt tiêu hủy đạt quy chuẩn khí xả thải lò đốt cho việc xử lý rác thải y tế, chất thải công nghiệp thông thường và nguy hại; thay thế từng bước nguồn năng lượng bẩn (dầu chứa nhiều lưu huỳnh, than, củi) bằng năng lượng sạch hơn (năng lượng mặt trời, khí gas, dầu ít lưu huỳnh);… nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm do khí thải đối với môi trường không khí.
Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các hoạt động ừng phó với BĐKH còn nhiều khó khăn. Lực lượng lao động của tỉnh tuy trẻ, nhưng số đã qua đào tạo còn thấp. Việc đào tạo mới – hoặc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao – để nghiên cứu phát triển thị trường công nghệ tiên tiến, hiện đại cho ứng phó BĐKH gần như “không khả thi”.
Nhiều khó khăn khác cũng đang đặt ra thách thức: Tài nguyên nước tuy phong phú, song đang có nguy cơ nhiễm bẩn; đặc biệt chất lượng nước ngầm bị suy giảm và đang bị hạ mực nước. Kết cấu hạ tầng – nhất là hệ thống giao thông của tỉnh và liên vùng – còn có những hạn chế, sẽ tạo ra những khó khăn trong việc bố trí lại cơ sở hạ tầng giao thông sao cho phù hợp với mục tiêu ứng phó BĐKH…
… Còn nhiều việc phải làm
Để làm tốt công tác chủ động ứng phó với BĐKH, thiết nghĩ một mặt Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu đánh giá tổng thể diễn biến của BĐKH đối với toàn vùng ĐBSCL để làm luận cứ khoa học phục vụ cho các địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó ở từng địa phương.
Ví dụ như Kế hoạch MPD đang được triển khai xây dựng, sau khi lấy ý kiến các địa phương lần 2 tại Diễn đàn MDEC lần này sẽ được Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – Hà Lan thảo luận tại cuộc họp liên chính phủ trong tháng 12 trước khi tiếp tục lấy ý kiến đóng góp rộng rãi hơn. Chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư về hạ tầng cho các địa phương vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tuyến đê ven biển để kịp thời ứng phó với tình trạng nước biển dâng.
Bên cạnh đó, về phía tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cũng như công tác huy động các nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với BĐKH, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ sự an toàn của cuộc sống người dân; chú ý đánh giá và dự báo về sự biến động các nguồn tài nguyên thiên nhiên, về sự thay đổi văn hóa, lối sống và các xung đột về mặt xã hội trong bối cảnh BĐKH; chú trọng các chương trình, mục tiêu, dự án trọng tâm và tranh thủ các dự án quốc tế về BĐKH, nước biển dâng…
Theo laodong
Bị nghi trộm tiền cờ bạc, 2 cậu cháu đạp vỡ tim bạn nhậu đến chết
Mâu thuẫn trong lúc đánh bài ăn nhậu, hai cậu cháu Chính và Tâm đã lao vào đánh, đạp mạnh lên ngực anh Vui khiến nạn nhân bị vỡ tim mà chết.
Ngày 25/10, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo đề nghị tăng án của đại diện hợp pháp của bị hại và đơn kháng cáo xin giảm án của các bị cáo, tuyên phạt Nguyễn Văn Chính (SN 1978, ngụ ấp 6, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) 10 năm tù và cháu họ gọi Chính bằng cậu, là Huỳnh Thanh Tâm (SN 1991, ngụ ấp 6, xã Long Trung) 6 năm tù giam cùng về tội "giết người".
2 cậu cháu Chính (áo sáng màu) và Tâm (che mặt) khi được dẫn giải ra xe về trại giam
Theo nội dung bản án, khoảng 13h ngày 12/4, sau khi hoàn thành công việc, nhóm thợ hồ gồm Chính, Tâm, Huỳnh Tấn Vui (SN 1978, ngụ ấp 9, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy) và một số người khác đến nhà chủ thầu uống rượu. Sau vài lít rượu Chính, Vui rủ thêm 2 người trong hội đánh bài, ai thua phải mua 1 két bia về chung độ. Trong lúc chơi bài, Vui nghi ngờ Chính lấy tiền của mình nên 2 bên cự cãi dẫn đến xô xát.
Sau khi đánh Vui ngã xuống nền nhà, Chính cùng cháu trai xông đến đạp mạnh vào ngực, bụng nạn nhân. Chỉ khi Vui bất động và được mọi người can ngăn, Chính và Tâm mới dừng lại. Mặc dù được đưa đi cấp cứu nhưng Vui đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng xác định, Vui chết do tác động của ngoại lực dẫn đến vỡ tim.
Ngày 7/8/2012, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt Nguyễn Văn Chính 10 năm tù và Huỳnh Thanh Tâm 6 năm tù giam về tội "giết người". Cho rằng mức án cấp sơ thẩm dành cho mình là quá cao, Chính và Tâm đã làm đơn kháng cáo xin giảm hình phạt. Trong khi đó, không đồng tình với quyết định của HĐXX cấp sơ thẩm, đại diện hợp pháp của bị hại đã làm đơn kháng cáo đề nghị tăng án đối với với những kẻ đã giết con trai mình.
Trong phiên tòa phúc thẩm, trong khi Chính thừa nhận hành vi phạm tội, thì Tâm lại một mực phủ nhận tội. Bị cáo này khẳng định mình không hề "đụng" đến anh Vui, nạn nhân chết sau khi xô xát với Chính. Nhận định hành vi của các bị cáo là côn đồ, nguy hiểm, bị hại cũng có 1 phần lỗi, bị cáo Chính đã khắc phục 1 phần hậu quả... tuy nhiên tại phiên tòa các bị cáo cũng như đại diện hợp pháp bị hại không đưa ra được tình tiết nào mới do đó HĐXX tuyên bác kháng cáo của cả 2 bên, giữ nguyên án sơ thẩm.
Theo ANTD
Tống tiền, dọa hãm hại ái nữ của ông chủ Biết ông Trưng giàu có, rất thương con gái đang học tại Sài Gòn, Yêm bắt đưa 75 triệu đồng nếu không sẽ giết thiếu nữ. Ngày 12/10, Công an huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) đã bắt tạm giam Nguyễn Văn Yêm (30 tuổi, ngụ xã Phú Quý, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo cơ...