Dồn sức “đánh” “thực phẩm bẩn”
Hơn 20 ngày tập trung toàn lực lượng ra quân điều tra, xử lý các vi phạm về VSATTP, Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội đã phát hiện, xử lý 83 vụ, gần 100 đối tượng có hành vi mua bán, sản xuất, vận chuyển thực phẩm “bẩn”.
Nhiều vụ “độn” phụ gia không an toàn trong thực phẩm bị phát hiện
Toàn thành phố cùng chống
Dù là tối thứ 7, nhưng khi đến trụ sở Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (đường Trung Yên 3, quận Cầu Giấy), để cùng CBCS Đội 6 chuẩn bị trinh sát một đường dây vận chuyển nội tạng “bẩn” từ biên giới về Hà Nội, tôi vẫn gặp Đại tá Doãn Hữu Châu – Trưởng phòng tại đơn vị. Cẩn thận ghi chép, thống kê chi tiết từng vụ, việc, đối tượng vi phạm VSATTP mà lực lượng đã điều tra, xử lý trong hơn 20 ngày cao điểm vào cuốn sổ tay, Đại tá Doãn Hữu Châu chia sẻ: Qua 5 năm thành lập, “mảng” đấu tranh với các vi phạm về VSATTP luôn được chỉ huy đơn vị đặc biệt quan tâm, tuy vậy, chưa khi nào cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cùng vào cuộc chống thực phẩm “bẩn” như giai đoạn hiện nay. Những chỉ thị, kế hoạch từ Thành ủy, UBND, CATP…, chỉ đạo tăng cường các biện pháp đảm bảo VSATTP được ban hành thời gian qua, phần nào cho thấy khối lượng công việc mà lực lượng mũi nhọn này đang triển khai, cũng để thấy một thực tế, thực phẩm “bẩn” đang “tấn công” người tiêu dùng ở mọi nơi.
Trưởng Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường dẫn chứng: khởi đầu từ trung tuần tháng 10-2012 và kéo dài hơn 1 tháng sau đó, đơn vị đã phối hợp với công an các quận, huyện, lực lượng QLTT, thú y… tập trung kiểm tra, xử lý cơ bản tình trạng buôn bán gà nhập lậu ở khu vực chợ gia cầm Hà Vĩ (huyện Thường Tín) buôn bán nầm, tràng lợn “bẩn” trên địa bàn Hà Nội. Trong hơn 1 tháng qua (từ tháng 12-2012 đến nay), thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc CATP, 5 đội nghiệp vụ thuộc Phòng đã tập trung trinh sát, nắm tình hình địa bàn, điều tra xử lý các vi phạm VSATTP liên quan đến kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán. Từ những loại phụ gia như: mì chính, nước mắm, tương ớt đến các loại đồ uống: rượu, nước ngọt, sữa đậu nành hay thực phẩm “bẩn” như nem làm từ bì lợn thối…, đều được trinh sát nắm tình hình, kịp thời đề xuất kế hoạch kiểm tra các cơ sở có dấu hiệu vi phạm VSATTP trong sản xuất, chế biến, chủ động khuyến cáo người tiêu dùng.
Những chuyển biến rõ rệt
Khó để dự báo tình trạng buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu còn phức tạp hay không, nhưng có thể khẳng định rằng, nếu các lực lượng vẫn dồn sức chặn vi phạm như thời gian qua, gà “bẩn” khó có đường về Hà Nội. Chỉ tính riêng kế hoạch chống gà lậu này, ít nhất 8 phòng nghiệp vụ gồm: Cảnh sát PCTP về môi trường, CSGT đường bộ – đường sắt CSGT đường thủy, CSCĐ, CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV và một số Phòng An ninh đã được Giám đốc CATP chỉ định vào cuộc, phối hợp với công an các quận, huyện, thị xã… phát hiện, xử lý. Tư tưởng chỉ đạo trong giải quyết gà nhập lậu của Giám đốc CATP, được CBCS Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường vận dụng vào nhiệm vụ thời gian qua, cho thấy hiệu quả rõ rệt. Những vi phạm VSATTP, hành vi “đầu độc” người tiêu dùng tinh vi liên tục bị phát hiện từ cách làm tập trung, trọng tâm, trọng điểm. Điển hình phải kể đến 2 vụ kiểm tra, phát hiện 2 cơ sở kinh doanh, sản xuất rượu ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, sử dụng cồn công nghiệp “nấu” rượu vang, champagne “độn” phụ gia nhập lậu, đường Cyclamate hòa với nước giếng khoan để sản xuất nước ngọt hay vụ “đột kích” cơ sở kinh doanh rượu dân tộc ngâm hoa, quả, thân cây thuốc phiện ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm…
Điểm những “đầu việc” trọng tâm từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ, Đại tá Doãn Hữu Châu cho biết, đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ tập trung trinh sát, phát hiện các đường dây, đối tượng tuồn thực phẩm “bẩn” vào các chợ đầu mối, chợ dân sinh các doanh nghiệp nhập thực phẩm đông lạnh hết hạn sử dụng, kém chất lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo, đồ uống tại các làng nghề, sử dụng phụ gia không an toàn, chất “cấm” để chế biến. Dồn toàn lực đấu tranh, ngăn chặn thực phẩm không an toàn bước đầu đã cho thấy hiệu quả, tuy nhiên đó vẫn chỉ là những vụ việc đơn lẻ mà Phòng nghiệp vụ phát hiện, xử lý. Những vi phạm về VSATTP chỉ có thể được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, tận gốc nếu từng Đội Cảnh sát PCTP về môi trường của công an các quận, huyện, thị xã… cùng dồn sức theo chỉ đạo của Giám đốc CATP. Khi mà liên tiếp những vụ việc thực phẩm, đồ uống không an toàn, tồn tại lâu năm bị phát hiện ở huyện Hoài Đức thời gian qua, cho thấy còn sự lơi lỏng trong quản lý, giám sát của lực lượng chức năng cơ sở.
Video đang HOT
Theo ANTD
Bắc Giang: Dùng xe sang Mercedes chở gà nhập lậu
"Giờ người ta còn dùng cả những loại xe sang trọng như Mercedes để chở gà lậu", Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết.
Đại diện huyện Thường Tín bày tỏ lo ngại, nếu dẹp sạch được gà nhập lậu thì giá gà trong nước sẽ tăng cao (Ảnh: Internet)
Chiều 14/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện phương án tăng cường ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gà nhập lậu trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: " Đã xử lý xe chở gà không có giấy phép nhập khẩu gà là phải tạm giữ xe, khi nào đóng tiền tiêu hủy gà thì mới thả.
Các bộ ngành, địa phương phải tạo áp lực để làm sao sau Tết, các phương tiện chở gà lậu không dám ra đường nữa".
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc sở Công Thương cho biết, tính đến nay, thành phố đã kiểm tra xử lý được 33 vụ việc vi phạm về vận chuyển gà không rõ nguồn gốc, trong đó, xử lý vi phạm hành chính được 48.550.000 đồng, tịch thu tiêu hủy hơn 20,2 tấn gà lông, 500 kg sản phẩm gà tươi sống, 117.960 quả trứng gà, 500 con vịt, đang tạm giữ 6,5 tấn gà đông lạnh chờ xác minh nguồn gốc.
"Tuy nhiên, công tác đấu tranh, phát hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bất chấp quy định của pháp luật, những đối tượng buôn gà lậu, gà thải vẫn tiến hành hoạt động buôn lậu gà ngày càng tinh vi, chuyên chở chủ yếu vào ban đêm và rạng sáng một cách có tổ chức.
Ngoài ra, họ còn theo dõi hoạt động của lực lượng chức năng để thay đổi tuyến đường, thời gian, địa điểm tập kết hàng...
Thậm chí, còn diễn ra việc tập kết xe hàng chở gia cầm ở các tỉnh lân cận, chia nhỏ tiêu thụ tại một số chợ trên địa bàn thành phố và đưa vào giết mổ, kinh doanh tại một số hộ gia đình trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Nội).
Một số chủ kinh doanh còn trà trộn trứng gà trong nước và gà nhập lậu để đánh lừa lực lượng kiểm tra. Nhìn bình thường thì tưởng gà ở các trại gà nhưng khi kiểm tra các trại gà không tương xứng với lượng trứng gà xuất ra, trứng ta màu trắng, trứng Trung Quốc màu nâu, quả nóng, quả nguội. Phải đấu tranh gay gắt, các chủ hộ mới thừa nhận", bà Mai nói.
Phó Giám đốc sở Công Thương còn tiết lộ, có trường hợp chở gà bằng xe ben, chèn cả xe cảnh sát để chạy trốn. Đêm nào lực lượng chức năng cũng bắt vài xe chở gà lậu.
Báo cáo về tình hình gà nhập lậu trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho hay: " Ban đầu người ta thường vận chuyển gà lậu bằng xe máy. Sau đó, người ta còn kết hợp sử dụng cả xe máy lẫn cả những xe sang trọng như Mercedes để chở hàng. Điều đó cho thấy diễn biến ngày càng phức tạp hơn".
Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cũng cho biết, đối tượng chở gà lậu qua địa bàn tỉnh thường dùng thuyền chứ không đi đường bộ nên công tác bắt, giữ rất khó.
Còn đại diện tỉnh Lạng Sơn thì cho rằng, Ban chỉ đạo Trung ương cần có kế hoạch, chỉ đạo rõ nét hơn. Với cường độ và lực lượng còn mỏng như hiện này nếu cứ kéo dài thì sẽ không đủ sức.
"Chỉ kéo dài vài ba tháng chứ dài hơn thì có lẽ lực lượng chống gà nhập lậu sẽ không chịu được, lực lượng biên phòng còn phải thực hiện nhiều đề án chống hàng lậu khác", đại biểu này nói.
Đồng quan điểm với đại diện tỉnh Lạng Sơn, bà Mai nói: "Nếu cứ kéo dài như thế này thì anh em sẽ khụy mất. Giảm chỗ nào thì giảm, nhưng nếu Chính phủ thấy chỗ nào cần vẫn phải quan tâm về cơ chế, chính sách, nhân lực".
Đại diện huyện Thường Tín bày tỏ lo ngại, nếu dẹp sạch được gà nhập lậu thì giá gà trong nước sẽ tăng cao và đây cũng sẽ trở thành một thách thức lớn đối với các nhà quản lý thị trường.
Giá gà nội địa thương phẩm được giao dịch ở mức giá cao hơn. Gà Bắc Giang từ 65.000 - 75.000 đồng/kg đến nay tăng lên 85.000 - 95.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh: "Từ giờ tới Tết, Hà Nội sẽ cố gắng chỉ bán gà của các tỉnh lân cận như Bắc Giang...".
Theo xahoi
Vận chuyển gà lậu: Tịch thu cả gà lẫn xe Vận chuyển gà nhập lậu không chỉ bị tịch thu gia cầm để tiêu huỷ mà còn bị tịch thu cả phương tiện vận chuyển. Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện phương án tăng cường ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh gà nhập lậu trên địa bàn Hà Nội vừa được tổ chức chiều 14/12. Theo Sở Công thương Hà...