Dồn sức bảo vệ rừng
Nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn dữ dội khiến hàng trăm ngàn héc ta rừng tại ĐBSCL khô cạn, nguy cơ cháy ở cấp cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, công tác phòng chống cháy rừng (PCCR) đang vô cùng cấp bách…
Lực lượng chức năng Cà Mau tuần tra bảo vệ rừng – Ảnh: An Lạc
Nguy cơ cháy cao
Theo Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), đến thời điểm này, toàn bộ diện tích rừng ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cà Mau và 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) đang có nguy cơ cháy cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm.
Hiện toàn vùng ĐBSCL đang vào mùa khô hạn gay gắt, xâm nhập mặn bao vây làm cho nhiều tán rừng không còn giữ được độ ẩm nên rất dễ xảy ra cháy. Ông Hồ Văn Hoàng, Trưởng phòng Quản lý và bảo vệ rừng (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang), lo ngại: “Diện tích rừng bị khô kiệt cứ gia tăng từng ngày. Nếu như trước đây chúng tôi trăn trở khi 2.000 ha rừng ở H.Giang Thành không giữ được nước, khiến nguy cơ cháy cao thì sau đó là 1.300 ha ở H.An Minh bị cạn nước phải tăng cường bảo vệ. Gần đây là 35.000 ha rừng ở Phú Quốc cũng rơi vào tình cảnh nguy hiểm, nếu xảy ra cháy sẽ khó cứu chữa bởi địa hình phức tạp. Vì thế, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đang siết chặt công tác bảo vệ, không cho người lạ mặt vào rừng, nhằm hạn chế nguy cơ cháy xảy ra”.
Tại Cà Mau, ngành kiểm lâm đã tổ chức canh gác xuyên suốt ngày đêm để PCCR. Theo ông Lê Thanh Dũng, Phó giám đốc Vườn quốc gia U Minh Hạ, toàn bộ diện tích rừng tràm 8.526 ha của đơn vị đang có nguy cơ cháy rất cao, nên 100% quân số được huy động trực 24/24, cứ 15 phút là phải báo cáo tình hình về trung tâm một lần để có hướng xử lý.
Ở Trạm Kiểm lâm Kênh Đứng (thuộc Vườn quốc gia U Minh Hạ), có 4 người thay phiên nhau gác trên chòi cao; đồng thời tranh thủ lội vào rừng tuần tra xem có người lạ xâm nhập trái phép hay không. Cán bộ kiểm lâm sợ nhất là người dân tự ý vào rừng bắt cá và lấy mật ong vô tình gây ra cháy. Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết toàn bộ diện tích rừng tràm Cà Mau với hơn 43.000 ha đã khô cạn hoàn toàn. Nhiệm vụ PCCR sẽ được thực hiện xuyên suốt từ nay cho đến hết mùa khô…
Video đang HOT
Sẵn sàng ứng phó
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, từ đầu mùa khô, các đơn vị quản lý rừng đã huy động hàng ngàn lực lượng ứng trực 24/24 ở 126 tháp, chốt canh lửa. Song song đó bố trí 86 tổ máy bơm công suất lớn, gần 6,4 km ống dẫn nước chữa cháy được triển khai đến từng vị trí cần thiết ở các khu rừng. Chi cục Kiểm lâm cũng yêu cầu các chủ rừng xử lý thông thoáng khoảng 90 km đường lưu thông xuyên rừng, hơn 200 km kênh rạch, bố trí 80 vỏ máy luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết đơn vị vừa tăng cường thêm 4 tổ máy bơm làm nhiệm vụ canh lửa ở rừng tràm U Minh Hạ. Mỗi tổ được bố trí 4 người, hoạt động từ đây đến khi kết thúc mùa khô 2016.
Tại Đồng Tháp, lãnh đạo Vườn quốc gia Tràm Chim cho biết đã huy động hàng trăm người cùng nhiều phương tiện phục vụ công tác PCCR. Cái khó ở Vườn quốc gia Tràm Chim là không chỉ chống cháy cho rừng tràm mà còn có hệ sinh thái đa dạng với 130 loài cá nước ngọt, 132 loài chim, nhiều diện tích lúa ma, năn, cỏ ống… tạo thành hệ sinh thái đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, tất cả cần được giữ gìn và phát triển.
Còn ông Hoàng cho biết những ngày qua, tại H.Phú Quốc đã xảy ra một vài vụ cháy rừng sản xuất nhỏ lẻ do người dân vô tình gây ra, dù thiệt hại không lớn nhưng cũng đáng báo động để tăng cường phòng chống. Ngành kiểm lâm đang thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và siết chặt quản lý nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy có thể xảy ra, bởi mùa khô còn kéo dài cho đến tháng 5, 6… Trước tình hình trên, ông Mai Anh Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các ngành liên quan, các chủ rừng triển khai có hiệu quả phương án PCCR; đào giếng trữ nước ở vùng trọng điểm, tăng cường đắp cống đắp đập giữ nước, khoanh vùng những nơi nguy cơ cháy cao để chuẩn bị sẵn sàng dập lửa khi mới phát sinh…
A.Lạc – N.Ngọc
Theo Thanhnien
Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên: 'Mở đường để bảo vệ rừng tốt hơn'
Người đứng đầu Vườn quốc gia Cát Tiên cho rằng việc mở tuyến đường 18 km xuyên rừng là cần thiết vì sẽ giúp tuần tra thuận lợi, phòng chống cháy rừng, hỗ trợ truy bắt lâm tặc.
Ngày 23/12, Vườn quốc gia Cát Tiên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cùng đại diện UBND tỉnh Đồng Nai đã có chuyến khảo sát dự án mở tuyến đường 18 km xuyên rừng lõi Cát Tiên. Động thái này được thực hiện sau khi tỉnh Đồng Nai có văn bản phản đối dự án.
Đoàn công tác UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát tại khu vực dự kiến xây đường. Ảnh:Hoàng Trường
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Diện - Giám đốc Vườn quốc gia Cát Tiên - cho biết, tuyến đường dài 18 km, rộng 6 m, được trải đá sỏi cấp phối, nối trạm kiểm lâm Đà Cộ đến Đắc Lua, nằm trong khu hành chính của vườn. Dự án sẽ tạo điều kiện cho lực lượng tại các trạm tuần tra, phòng chống cháy rừng dễ dàng, cơ động, hỗ trợ truy bắt lâm tặc.
"Khi tuyến đường mở ra sẽ bảo vệ có hiệu quả hơn 10.000 hecta rừng giàu tài nguyên gỗ quý ở khu vực phía Đông - Bắc của Vườn quốc gia Cát Tiên. Đặc biệt sẽ đảm bảo an toàn cho lực lượng tuần tra trong mùa mưa", ông Diện khẳng định.
Ngoài việc bảo vệ rừng, người đứng đầu Vườn quốc gia Cát Tiên còn cho rằng con đường được xây dựng sẽ dẫn đến các điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp, đặc biệt đi qua khu di tích Cát Tiên (Lâm Đồng) - điểm thu hút khách tham quan du lịch.
"Dự án sẽ phát huy giá trị sinh học, văn hóa và các tiềm năng phát triển du lịch của Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai", ông Diện cho biết thêm.
Đoạn đường dự kiến mở có nhiều cây gỗ cổ thụ. Ảnh: Hoàng Trường
Trao đổi với VnExpress về việc rừng già sẽ mất khi dự án triển khai, ông Diện khẳng định chỉ có 91 m đường đi qua khu rừng già, còn lại đa phần là rừng phục hồi (tranh, tre, nứa...).
"Tôi là người quản lý bảo tồn rừng. Nếu dự án ảnh hưởng đến rừng, sự đa dạng sinh học của Cát Tiên thì chắc chắn tôi sẽ không làm. Khi thực hiện dự án, chúng tôi đã khảo sát thực tế, suy nghĩ cái được, cái mất để triển khai", ông nói.
Tại buổi thực địa, đoàn công tác UBND tỉnh Đồng Nai chụp ảnh, định vị các điểm tuyến đường đi qua. "Chúng tôi đã ghi nhận những mặt tích cực cũng như hạn chế để có báo cáo cụ thể. Sau khi tổng hợp các ý kiến của nhiều nhà quản lý từ các sở ngành liên quan, tỉnh Đồng Nai sẽ có buổi họp cuối cùng để đánh giá vấn đề này", ông Đặng Hồng Tăng - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, nói.
Việc tuần tra rừng bằng đường sông gặp nguy hiểm vào mùa mưa. Ảnh: Hoàng Trường
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét lại việc phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng đường giao thông dài 18 km xuyên Vườn quốc gia Cát Tiên vì cho là có nhiều hệ lụy.
Ngoài việc mất rừng, tỉnh Đồng Nai lo ngại việc mở đường còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, chia cắt không gian sống rừng tự nhiên với nguồn nước sông Đồng Nai, cản trở tập tính của các loài thú, nhất là việc kiếm thức ăn và nguồn nước.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định dự án đúng quy hoạch và sẽ không ảnh hưởng đến rừng, hệ sinh thái cũng như hồ sơ xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới.
Hoàng Trường
Theo VNE
Hạn đỉnh điểm 40 năm Người dân Ninh Thuận đang phải đối mặt với khô hạn gay gắt nhất trong 40 năm qua và ngày 9.6, Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành quyết định công bố thiên tai (hạn hán). Nhiều hồ chứa nước thủy lợi đã khô cạn - Ảnh: Thiện Nhân Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, có đến 3/4 diện tích đất nông nghiệp...