‘Đòn sát thủ’ Trung Quốc có thể ‘kết liễu’ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ giữa thương chiến Mỹ-Trung?
Trung Quốc có thể dùng lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm để làm tê liệt ngành công nghiệp vũ khí Mỹ mà không cần bất cứ phát đạn nào, RT nhận định.
Mỹ đang rất cần đất hiếm, nhóm 17 nguyên tố hóa học dùng để sản xuất các linh kiện quan trọng nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ quân sự và dân sự. Xe điện, điện thoại di động, tên lửa dẫn đường và máy bay không người lái… đều cần kim loại quý giá này và Trung Quốc lại đang kiểm soát phần lớn thị trường đất hiếm trên thế giới.
Bắc Kinh gần đây đánh tiếng về việc sử dụng đất hiếm như một loại vũ khí để trả đũa những hành động mà nước này cho là “chèn ép vô cớ” của Mỹ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang.
“Liệu đất hiếm có trở thành vũ khí đối trọng để đáp trả áp lực mà Mỹ đặt ra hay không? Câu trả lời không có gì phải giấu diếm. Đừng nói là chúng tôi chưa cảnh báo trước”, tờ People Daily (Nhân dân Nhật báo), cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh trong một bái xã luận đăng tải hôm 29/5.
Tên lửa Tomahawk Block IV sử dụng nhiều nguyên liệu đất hiếm. (Ảnh: US Navy)
Cảnh báo này chắc chắn không phải là tin mừng với ngành công nghiệp quân sự Mỹ. Trung Quốc chiếm 80% lượng đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu, Bộ Quốc phòng Mỹ lại chiếm khoảng 1% nhu cầu đất hiếm của Mỹ.
Nhiều chuyên gia cảnh báo ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ có thể phải hứng tổn thất nặng nề nếu Bắc Kinh thực sự tính chuyện ngừng xuất khẩu kim loại quý hiếm này.
Theo số liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, các lô đất hiếm và hợp chất đất hiếm mà Mỹ nhập khẩu trong năm 2018 có trị giá khoảng 160 triệu USD, tăng 17% so với năm 2012.
Video đang HOT
Neodymium, một nguyên tố đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm cho các hệ thống tên lửa dẫn đường, các thành phần quan trọng trong máy bay và xe tăng, radar.
Gần như mọi loại đạn dược dẫn đường trong kho vũ khí của Mỹ hiện nay đều được sử dụng một lượng không nhỏ neodymium, dysprosium, praseodymium, samarium và terbium, từ tên lửa hành trình Tomahawk đến vũ khí tấn công phối hợp trực tiếp (JDAM).
Các nguyên tố khác như erbium và ytterbium đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất vũ khí laser như ATHENA, loại laser công suất cao có thể hủy diệt máy bay không người lái của kẻ thù từ khoảng cách hàng nghìn mét.
Theo báo cáo từ Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ hồi năm 2013, mỗi chiếc F-35, mà Mỹ vẫn đang loay hoay sản xuất do bị đội chi phí, sử dụng khoảng 417 kg nguyên liệu đất hiếm. Nếu không có lớp phủ oxit yttri, động cơ của mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ sẽ không thể duy trì tốc độ siêu thanh. Tương tự, nếu không có neodymium, các hệ thống vũ khí, điều hướng và liên lạc trên máy bay sẽ trở nên vô dụng.
Với hơn 2.600 chiếc máy bay vẫn đang trong đơn hàng phải cung cấp cho khách, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm có thể sẽ là một đòn giáng sát thủ.
Giống như F-35, mỗi một tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Arleigh-Burke cần lần lượt 4.170 kg, 2.360 kg đất hiếm.
Chính quyền Trump hơn ai hết hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Mike Pompeo, khi còn là Giám đốc CIA, đã cảnh báo Ủy ban Tình báo Thượng viện về hậu quả của việc Mỹ quá phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc.
Một báo cáo năm 2018 của Lầu Năm Góc chỉ rõ các điểm yếu liên quan đến đất hiếm trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Trong một báo cáo gửi lên Nhà Trắng hôm 29/5, Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị chính phủ cấp thêm ngân sách để tăng cường hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Trên thực tế, việc Trung Quốc đe dọa ngừng xuất khẩu đất hiếm mới chỉ dừng lại ở cảnh báo. Kịch bản này có xảy ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thời gian tới. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nếu Bắc Kinh quyết định “chơi lớn”, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ sẽ trở thành con tốt thí bất đắc dĩ.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Vũ khí : Mỹ và thương vụ khủng 8, tỷ đô la để vây Iran ở vùng Vịnh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ đã phê duyệt bán vũ khí trị giá 8,1 tỷ USD cho Arabia Saudi, Jordan và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để "kiềm chế Iran".
Ông Pompeo nhấn mạnh những vũ khí này rất quan trọng để các đối tác của Mỹ đảm bảo tự vệ và hỗ trợ Mỹ trong khu vực. Để đưa ra quyết định này một cách nhanh chóng, chính quyền Mỹ đã bỏ qua Quốc hội.
Banafsheh Keynoush, chuyên gia về quan hệ quốc tế, tác giả cuốn sách "Arabia Saudi và Iran: bạn hay là kẻ thù?", bình luận với Sputnik về tin này:
Iran không hiểu rõ về động cơ của chính quyền Trump khi đưa ra quyết định nhanh chóng vượt mặt Quốc hội và bán lô vũ khí trị giá 8.1 cho các đồng minh Ả Rập của Mỹ. Iran cần thận trọng khi rút ra kết luận về vấn đề này. Tehran cho rằng chính quyền Trump cố gắng dựa vào khả năng quân sự các đồng minh Ả Rập để kiềm chế Iran càng nhiều càng tốt trong khu vực, mặc dù mục tiêu này chưa thể đạt được hoàn toàn trước tiềm năng tấn công và phòng thủ của Iran. Mối đe dọa Iran giúp tăng tốc việc bán vũ khí cho các nước láng giềng Ả Rập và có thể dẫn Iran đến bàn đàm phán thảo luận về chương trình hạt nhân và ảnh hưởng ở Trung Đông.
Nếu Iran thậm chí đúng một phần trong các giả định này, thì không rõ các tính toán của chính quyền Trump sẽ dẫn đến bất kỳ kết quả cụ thể nào trong việc ngăn chặn mối đe dọa Iran hoặc cố gắng buộc Iran đàm phán với Mỹ - bán vũ khí cho các đồng minh Ả Rập.
Tehran đang nghiên cứu kỹ các liên hệ của chính quyền Trump với Triều Tiên để tìm câu trả lời cho một số câu hỏi. Sự việc xảy ra trước khi Mỹ và CHDCND Triều Tiên quyết định tiến hành đàm phán trực tiếp. Cả hai bên đã có thể ngăn chặn sự leo thang và nói chuyện với nhau, mặc dù kết quả của các cuộc đàm phán này không chắc chắn. Các cường quốc khác trong khu vực, như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, có thể can thiệp và làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên.
Mỹ- Iran căng thẳng gia tăng từng ngày.
Điều này nói với chính quyền Iran rằng Tổng thống Trump có thể muốn nói chuyện với Tehran. Một sự leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Iran có thể dẫn đến thực tế cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán, nhưng điều này không rõ ràng. Hơn nữa, lại có nghĩa là Tehran có thể giành được một khoảng thời gian từ Tổng thống Trump, khi cho rằng ông sẵn sàng đàm phán.
Tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif và Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc, Majid Takht-Ravanchi, nói với báo chí về sự sẵn sàng nói chuyện với Mỹ, nhưng không dưới áp lực hay sự đe dọa. Iran cần thời gian này để tìm hiểu sự ủng hộ của các nước trong khu vực mà họ có thể tin tưởng để giảm bớt căng thẳng, và cũng để hiểu rõ hơn về động cơ của chính quyền Trump trong quyết định bán vũ khí gần đây.
Ông Zarif đang ở Iraq và sẽ tới Ấn Độ và Pakistan. Nhà ngoại giao Iran Abbas Arakchi thì tới Oman, Kuwait và Qatar. Các quốc gia này không thể giúp Iran như các cường quốc của thế giới - Nga và Trung Quốc, đã có thể giúp Triều Tiên giảm căng thẳng với Mỹ. Nhưng tổng hợp lại, họ là lực lượng chính trong khu vực vùng Vịnh Ba Tư, chia sẻ ý kiến chung cho rằng sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran sẽ sớm giảm xuống.
Theo Danviet
Mỹ chế vũ khí siêu dị, khai hỏa bằng ý nghĩ của binh sĩ Việc con người dùng suy nghĩ để điều khiển các cỗ máy chiến tranh sắp không còn là chuyện viễn tưởng. Quân đội Mỹ đang phát triển siêu vũ khí được điều khiển bằng não người Theo The Sun, bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển một chương trình vũ khí tuyệt mật cho phép các binh sĩ khai hỏa vũ khí bằng...