Dọn nhà cuối năm cần làm theo thứ tự này để tránh xui xẻo, mất lộc
Việc dọn nhà đón Tết năm nào cũng làm nhưng không phải ai cũng biết những lưu ý quan trọng về phong thủy để tránh ảnh hưởng đến vận khí của gia đình trong năm mới.
Thời điểm dọn nhà
Theo một số chuyên gia phong thủy phương Đông, ngày thích hợp nhất để dọn nhà trước Tết là 28 tháng Chạp. Trong khi đó, cổ nhân Trung Hoa lại cho rằng ngày 24 tháng Chạp hàng năm là ngày “tảo trần”. Đây là thời điểm các gia đình nên tiến hành quét dọn nhà cửa.
Trên thực tế, cuộc sống hiện điện ai cũng bận rộn với công việc đặc biệt là thời điểm năm hết Tết đến. Do đó, nếu không thể tiến hành dọn nhà vào hai thời điểm trên, gia chủ chỉ cần cố gắng dọn dẹp mọi thứ tươm tất trước thời điểm gia thừa là được.
Thứ tự lau dọn nhà cửa
Đối với những người cảm thấy năm vừa qua diễn ra không quá thuận lợi, tốt nhất nên lau từ vị trí sâu nhất trong nhà và dọn dần ra đến cửa. Theo phong thủy, đây là cách lau dọn giúp gia chủ đuổi vận xui ra khỏi nhà.
Ngược lại, nếu thấy năm vừa qua gặp nhiều may mắn, gia chủ nên quét dọn từ cửa vào trong nhà, tượng trưng cho việc tích trữ tài lộc, giúp năm mới thành công hơn năm cũ.
Lưu ý dọn dẹp ở từng khu vực
Khu vực bàn thờ
Đối với khu vực bàn thờ, gia chủ nên chuẩn bị nước ngũ vị hương (được đun từ 5 loại hương thơm tự nhiên như hồi, quế, hương nhu, sả, lá bưởi) để lau dọn bàn thờ.
Khi lau dọn, chú ý không được xê dịch bát hương. Một tay giữ bát hương, một tay cầm khăn sạch lau xung quanh bát hương vòng từ Lưỡng long chầu nguyệt lau ra.
Video đang HOT
Ảnh và tượng thờ cũng nên hạn chế di chuyển trong quá trình lau.
Khi rút tỉa chân hương, gia chủ nên giữ lại 7, 1, 27, 37 chân hương nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân hương nếu trạch chủ chính là nữ nhân.
Đốt phần chân hương đã rút ra vào ngày sau khi ta đã cúng rước ông Công ông Táo lên Thiên Đình báo cáo.
Dọn dẹp phòng khách
Gia chủ phải lau dọn cửa chính, cửa ra vào thật sạch sẽ dể đón cát khí.
Những nơi đón tiếp khách nên đặt cậu cây cảnh hoặc tranh ảnh, câu đối, tượng trang trí để tạo sinh khí cho căn nhà.
Dọn dẹp phòng bếp
Không nên treo các vật sắc nhọn như dao, kéo… trên tường.
Ưu tiên đặt những vật như hộp khăn giấy, giá để rư ợu, khay trà… để làm đẹp không gian phòng bếp dịp năm mới.
Dọn dẹp phòng ngủ
Nếu vận khí của năm cũ khá tốt, gia chủ chỉ cần lau dọn giường ngủ sạch sẽ, tránh xê dịch giường, nhất là đầu giường.
Ngược lại, nếu vận khí xui xẻo, gia chủ có thể nhấc cả đầu giường ra để lau dọn sạch sẽ rồi kê lại như cũ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
5 điều kiêng kỵ khi cúng ông công ông táo gia chủ nên tránh để không mất tài lộc
Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Dưới đây là những điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo mà gia chủ nào cũng nên biết.
Lễ cúng ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Hàng năm, năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp (Âm lịch), các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời.
Trong ngày lễ này, các gia chủ chuẩn bị các lễ vật dâng lên các Táo. Mặc dù là tục lệ từ bao đời, thế nhưng không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống.
Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo gia chủ nhất định phải tránh:
Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Lễ cúng ông Công ông Táo cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà
Rất nhiều người Việt cho rằng, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, trên thực tế việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.
Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Khấn xin tài lộc, sung túc
Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
Chuẩn bị đồ cúng
Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.
Thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.
Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Vì thế, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
Thả cá chép từ trên cao
Thả cá chép nhẹ nhàng và đừng xả rác ra môi trường. Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tương trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.
Nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Cuối năm tỉa chân hương: gia chủ nhất định phải làm 3 điều để gia đạo bình yên, năm mới suôn sẻ Rút tỉa chân hương (chân nhang) là việc quan trọng trong dịp cuối năm, gia chủ nên lưu ý thực hiện đúng cách, tránh làm xáo trộn khu vực thờ cúng. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết Để rút chân hương, vệ sinh bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một số vật dụng như một tấm vải đỏ (hoặc vải vàng);...