Đón nguồn điện trời: Trước giờ G cận kề, chạy đua bán được giá cao
Các dự án đang “chạy đua” về đích để kịp hưởng giá ưu đãi khoảng 2.000 đồng/kWh.
Nhiều dự án đã thực sự chậm chân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Theo số liệu cập nhật, đến hết ngày 3/8, tổng cộng có 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD).
Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là hơn 5.655 MW.
Đến đầu 8/2021, có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW vào vận hành thương mại. EVN cho biết sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận vận hành thương mại (COD) các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021.
Video đang HOT
Đã có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW vào vận hành thương mại.
Căn cứ nội dung Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/1/2019 của Bộ Công Thương về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió: trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, Bên bán điện có trách nhiệm gửi Bên mua điện Dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của Nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của Nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định Ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của Nhà máy điện.
Như vậy, để đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) trước 31/10, chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho Bên mua điện (EVN) muộn nhất là ngày 3/8.
Thời gian qua, EVN đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với 144 dự án nhà máy điện gió với tổng công suất là 8144,88 MW.
Như vậy, hàng chục nhà máy điện gió chính thức “lỡ hẹn” để hưởng giá ưu đãi là khoảng 2.000 đồng/kWh. Còn hơn 100 dự án đăng ký COD cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới về được đích.
Danh sách các dự án đã gửi hồ sơ đăng ký thử nghiệm COD:
106 nhà máy điện gió đăng ký đóng điện và hòa lưới
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến hết ngày 3/8, đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại.
Trang trại điện gió Trung Nam tại huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Ảnh: Công Thử/TTXVN
Tổng công suất đăng ký thử nghiệm vận hành thương mại của 106 nhà máy điện gió này là hơn 5.655 MW.
Căn cứ nội dung Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ Công Thương về Quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho dự án điện gió: trước 90 ngày trước ngày vận hành thương mại, bên bán điện có trách nhiệm gửi bên mua điện dự thảo quy trình chạy thử nghiệm thu của nhà máy điện phù hợp với các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn công nghệ của nhà máy điện gió để hai bên thống nhất xác định ngày vận hành thương mại và tính toán sản lượng điện chạy thử nghiệm của nhà máy điện.
Như vậy, để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) trước thời điểm 31/10/2021 thì chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho bên mua điện (EVN) muộn nhất là ngày 3/8/2021.
Đến thời điểm đầu tháng 8/2021, đã có 21 nhà máy điện gió với tổng công suất là 819 MW vào vận hành thương mại. EVN cho biết, sẽ tiếp tục cập nhật và thông tin về tiến độ công nhận vận hành thương mại các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021.
Theo khuyến cáo từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), các công ty tập trung nguồn lực và ưu tiên hoàn thiện 02 hạng mục thử nghiệm kỹ thuật cần để công nhận COD là thử nghiệm khả năng phát/nhận công suất phản kháng và thử nghiệm kết nối AGC.
Các thử nghiệm khác yêu cầu theo Quyết định 25/QĐ-ĐTĐL sẽ được bố trí xen kẽ theo điều kiện hệ thống điện, không gây ảnh hưởng đến vận hành các nhà máy khác và mức độ khả dụng năng lượng sơ cấp cho phép.
A0 cũng yêu cầu các nhà máy cung cấp kế hoạch đóng điện, thử nghiệm sớm và bám sát nhất có thể theo tình hình thực tế của dự án. Trên cơ sở này A0 sẽ giải quyết lịch thử nghiệm theo nguyên tắc ưu tiên nhà máy đăng ký trước sẽ thực hiện thử nghiệm trước.
Ngoài ra, A0 đề nghị Công ty cung cấp biên bản thử nghiệm nội bộ để xác nhận và biên bản nghiệm thu Point-to-Point với đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Quy định yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA (Quyết định 55/QĐ-ĐTĐL, năm 2017).
A0 cũng lưu ý chủ đầu tư chỉ đăng ký thử nghiệm chính thức khi đã hoàn thành các công tác chuẩn bị nội bộ phía nhà máy, hạn chế tối đa việc thay đổi lịch thử nghiệm đã đăng ký và/hoặc thử nghiệm kéo dài/không thành công do việc bố trí thời gian thử nghiệm lại sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến kế hoạch thử nghiệm các nhà máy khác cũng như phương thức vận hành hệ thống điện an toàn ổn định và liên tục.
Không lên tuyến đầu chống dịch, phải vững vàng ổn định hậu phương Ngay khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều doanh nghiệp đã kích hoạt các biện pháp khẩn cấp để chống dịch và đảm bảo sản xuất. Ai cũng bị ảnh hưởng, phải cùng chung tay Hiện nay, Việt Nam đang căng mình phòng chống dịch bệnh Covid-19. Những biện pháp kiểm soát mạnh đã được triển...