Đòn nghi binh để Trung Quốc tiến xuống Biển Đông
Bưu điện Hoa Nam ngày 1/12 đưa tin, việc tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông chỉ nhằm ép Tokyo “thừa nhận tranh chấp” ở Senkaku mà họ gọi là Điếu Ngư và quay trở lại bàn đàm phán với Trung Quốc, nguy cơ đối đầu quân sự ở Hoa Đông khó có thể xảy ra. Mục tiêu chính của Trung Quốc cũng dần hé mở ở Biển Đông.
Sau khi tuyên bố cái gọi là vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc đã gặp phải nhiều sự chỉ trích và giận dữ của Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan nhưng theo các nhà phân tích mục tiêu chính của Bắc Kinh là ép Tokyo từ bỏ lập trường “không có gì tranh chấp” ở nhóm đảo Senkaku.
Đường Gia Triền, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc vừa gặp các chính khách Nhật Bản tại Bắc Kinh hôm thứ Tư đề xuất Tokyo ngồi vào bàn đàm phán.
Lưu Giang Vĩnh, một giáo sư chuyên về quan hệ Trung – Nhật từ đại học Thanh Hoa nhận xét, mối quan tâm lớn nhất là khu vực Senkaku đang tranh chấp, nơi có thể xảy ra một vụ va chạm giữa chiến đấu cơ 2 nước.
“Để giảm thiểu rủi ro, việc 2 bên ngồi lại đàm phán về vấn đề tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku đã trở nên vô cùng cấp bách. Đó là tất cả những gì Bắc Kinh yêu cầu, Tokyo phải thừa nhận có tranh chấp chủ quyền”, ông Vĩnh nhận xét.
Từ Quang Dụ, một viên Thiếu tướng quân đội Trung Quốc đã nghỉ hưu cũng nhận định như trên: “Mục đích cuối cùng là buộc Nhật Bản phải ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc, tránh tính toán sai lầm leo thang.”
Kyodo News cho biết, Đường Gia Triền, một cựu Ngoại trưởng, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra đề xuất này trong cuộc họp với các chính trị gia Nhật Bản tại Bắc Kinh ngày 27/11.
“Cũng giống như cơ chế quản lý khủng hoảng song phương được Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập trên biển, quản lý hoạt động hàng không là cần thiết và vấn đề này cần được thảo luận”, ông Triền nói với báo chí.
Nhưng mục đích của Trung Quốc không được Nhật Bản chào đón. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định nước ông không thể chấp nhận bất kỳ yêu cầu đàm phán nào từ phía Trung Quốc về việc vận hành cái gọi là khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Thế giới ủng hộ vùng phòng không mới của TQ?
Hãng tin Kyodo ngày 1/12 đưa tin, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã nói với một cựu ngoại trưởng Nhật rằng vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc trên biển Hoa Đông “được đa số cộng đồng thế giới công nhận”.
Ông Dương cho biết đã bác bỏ lời đề nghị của Nhật Bản về việc Trung Quốc rút lại vùng nhận dạng phòng không mới.
Ông Dương khẳng định vùng nhận dạng phòng không mới là nhằm đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và được thành lập dựa trên thông lệ quốc tế, quyền hợp pháp của một quốc gia độc lập, đồng thời khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo đang tranh chấp với Nhật là Senkaku/Điếu Ngư.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba lập tức cho biết Nhật Bản không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh tại Senkaku/Điếu Ngư và không công nhận vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, cũng theo Kyodo.
Trung Quốc tính toán kỹ về AIDZ
Theo tờ Tin báo của Hong Kong, với việc thành lập AIDZ, Trung Quốc đã ở vào thế “cưỡi hổ”, đồng thời trợ giúp Mỹ thực hiện chiến lược “trở lại châu Á”. Theo tờ này, xem ra, Bắc Kinh chưa suy nghĩ chu toàn khi đưa ra ADIZ.
Về cơ sở vật chất phục vụ AIDZ, hệ thống radar hay phần thực thi nhiệm vụ của ADIZ của Trung Quốc đều không mạnh và chính xác bằng Nhật , Mỹ.
Và vấn đề quan trọng là liệu Trung Quốc đã đủ năng lực chấp pháp để đối phó với nước lớn từ chối hợp tác (đáp ứng yêu cầu về ADIZ do Trung Quốc đặt ra) hay chưa? Bất chấp tất cả cưỡng chế chấp pháp và không ngại xảy ra xung đột do cưỡng chế chấp pháp gây ra, nói thì hay, nhưng cái giá phải trả lại quá lớn.
Đồ họa về khu vực Nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập
Giả thiết 99,99% máy bay của Mỹ tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông sẽ không đi tiếp vào không phận của Trung Quốc, nhưng nếu vì phán đoán sai lầm, hoạt động chấp pháp dẫn tới xung đột và xung đột leo thang thành chiến tranh khu vực, hơn nữa, cuộc chiến tranh đó lại xảy ra ngay trước cửa ngõ của Trung Quốc còn lãnh thổ của Mỹ thì ở cách xa hàng vạn dặm. Ai sẽ là người chịu thiệt?
Về mặt kĩ thuật vì một nguyên nhân nào đó như khí tài bị hư hỏng, phương tiện bay tiến vào ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông không thể làm theo yêu cầu của phía Trung Quốc, không thể liên lạc vô tuyến được. Trong trường hợp đó, làm thế nào để bắn tín hiệu cảnh báo cho đối phương như chao nghiêng hay bật đèn sáng, tất cả đều phải làm rõ.
Trong trường hợp buộc phải hạ cánh, động tác chỉ thị và trả lời sẽ khá phức tạp, càng không thể không nói rõ.
Bên cạnh đó, văn bản chính thức do Trung Quốc đưa ra lại thiếu chỉ dẫn cho những trường hợp này, đó cũng là một biểu hiện của sự thiếu chuyên nghiệp.
Nhưng sự thật, Trung Quốc vẫn không hề “ẩu” trong khâu tính toán AIDZ, Biển Đông mới là mục đích chính của Trung Quốc.
Giám đốc Sở nghiên cứu Chiến lược và sự vụ quốc tế thuộc đại học Đạm Giang Ông Minh Hiền nhận định, việc Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông chỉ là cái cớ Trung Quốc nghi binh, Biển Đông mới thực sự là chuyện phiền phức.
Khi mà dư luận đang mải quan tâm đến việc thành lập AIDZ ở Hoa Đông thì Trung Quốc liền điều ngay cum chiến hạm Liêu ninh xuống Biển Đông.
Ông Minh Hiền nói với Thông tấn xã Đài Loan, theo quan sát của học giả này thì Biển Đông mới thực sự là “vấn đề phiền phức” và việc phái cụm tàu sân bay Liêu Ninh xuống Biển Đông là nhằm thể hiện “ảnh hưởng” của mình trên trường quốc tế.
Cụm tàu sân bay Liêu Ninh kéo xuống Biển Đông đồng thời cũng nhằm mục đích ra sức tuyên truyền cho cái gọi là chủ quyền mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông.
Theo Báo Đất Việt
"Vùng phòng không" - nước cờ sai lầm của Trung Quốc
Thiết lập "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông" là động thái mới của Trung Quốc nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng trước mắt tuyên bố này khó có thể dẫn tới một cuộc đối đầu trên không.
Tuy vậy, theo hãng tin AP, động thái vừa qua của Trung Quốc đã "tiếp thêm nhiệt" cho các tuyên bố của nước này và vẫn có thể dẫn tới tình trạng đối đầu tùy thuộc vào mức độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc thực thi "vùng phòng không" và mức độ thận trọng của nước này trước hoạt động của các máy bay Nhật, Mỹ và các nước khác.
Bản đồ "Vùng phòng không" trên biển Hoa Đông do Trung Quốc tuyên bố ngày 23/11.
Mặc dù việc thực thi "vùng phòng không" của Trung Quốc được dự báo sẽ bắt đầu chậm chạp nhưng do Bắc Kinh có "tiền sử" với phong cách "mưa dầm thấm lâu" nên các nhà phân tích cho rằng các hoạt động của Trung Quốc sẽ diễn ra tăng dần đều.
Hôm 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra thông báo về việc thiết lập "Vùng phòng không" và công bố bản đồ của khu vực này.
Vùng phòng không có hiệu lực từ 10 giờ ngày 23/11 theo giờ địa phương và Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo các máy bay đi vào &'vùng phòng không' này phải tuân thủ quy định của Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối mặt với những "biện pháp phòng thủ khẩn cấp" của nước này.
Cũng trong ngày hôm đó, không quân Trung Quốc đã tiến hành chuyến bay tuần tra đầu tiên ở khu vực này với sự tham gia của 2 máy bay do thám cỡ lớn kèm theo máy bay cảnh báo sớm và chiến đấu cơ.
Tuyên bố về Vùng phòng không của Trung Quốc đã trở thành "ván bạc" về ngoại giao của nước này. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có lẽ đã tính toán sai mức độ quyết liệt và tốc độ phản đối của các nước láng giềng về những đòi hỏi của nước này đối với "Vùng phòng không".
Mỹ, quốc gia hiện đang đặt hàng trăm máy bay quân sự trong khu vực, tuyên bố sẽ không tuân thủ các yêu cầu của giới chức Trung Quốc đối với "Vùng phòng không". Trong khi đó, Nhật Bản coi đây là không phận không có hiệu lực, không thể thực thi và nguy hiểm. Đài Loan và Hàn Quốc cũng phản đối động thái này của Bắc Kinh.
Theo Bonnie Glaser, một chuyên gia về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, Ít nhất về ngắn hạn, động thái này sẽ làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với khu vực.
"Hành động đó không phục vụ cho các lợi ích của Trung Quốc do gây căng thẳng với quá nhiều quốc gia cùng một lúc", bà bình luận.
Denny Roy, một chuyên gia về an ninh thuộc Trung tâm Đông - Tây ở Hawaii, cho rằng bước đầu, động thái này của Trung Quốc sẽ dừng ở mức độ "tuyên bố suông".
"Từ nay trở đi, người Trung Quốc có thể bắt đầu đếm và thông báo về số lần xảy ra cái mà họ coi là hành động xâm phạm của Nhật Bản, đồng thời lập luận rằng phía Trung Quốc đã hết sức kiềm chế, không thực hiện quyền được nố súng trước và tuyên bố nước này không thể kiên nhẫn như vậy vô thời hạn", chuyên gia Roy nhận định.
Theo Greg Waldron, biên tập viên mảng châu Á của tạp chí Flightglobal ở Singapore, Trung Quốc cũng sẽ đối mặt với những khó khăn trong việc thực thi "Vùng phòng không". Không quân Trung Quốc hạn chế về năng lực tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay, năng lực cảnh báo sớm dẫn tới khó có khả năng duy trì máy bay của nước này hay phát hiện máy bay nước ngoài trong "Vùng phòng không".
Sau khi Trung Quốc thông báo về "Vùng phòng không", hôm 26/11, Mỹ đã điều động máy bay ném bom B-52 bay vào khu vực này mà không thông báo cho Bắc Kinh.
Bất chấp những hạn chế nói trên, Bắc Kinh không có dấu hiệu rút lui. Tại Biển Đông, vùng biển ở khu vực Đông Nam Á có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao thương của thế giới, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra hung hăng hơn nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Căng thẳng Nhật - Trung leo cao kể từ khi Tokyo quyết định quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào tháng 12 năm ngoái. Ngay sau đó, hàng loạt cuộc biểu tình và chiến dịch tẩy chay hàng Nhật diễn ra trên nhiều thành phố ở Trung Quốc.
Kể từ đó, các tàu canh gác bờ biển Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối đầu nhau ở vùng biển quan quần đảo này. Tháng trước, Tokyo lại khiến Bắc Kinh nổi giận vì dọa bắn hạ máy bay không người lái của Trung Quốc ở không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hành động lập Vùng phòng không của Bắc Kinh được giới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc hoan nghênh nhiệt liệt. Điều đó cho thấy Bắc Kinh rất cần phải xoa dịu tầng lớp hay "lớn tiếng" nhất trong dư luận Trung Quốc. Về mặt chiến lược, động thái này cũng giúp cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo tiếp diễn phục vụ cho mục tiêu của Bắc Kinh buộc Tokyo phải chấp nhận có tranh chấp - và đây có thể là bước đi khởi đầu để Trung Quốc hướng tới việc quản lý chung hoặc đơn phương kiểm soát quần đảo này.
Dennis Blasko, một nhà phân tích và cựu đại diện quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, cho rằng hành động trên của Trung Quốc cũng nhằm đáp lại vùng phòng không do Nhật Bản áp đặt trên biển Hoa Đông.
Vùng phòng không của Nhật Bản thiết lập từ những năm 1960 có một số khu vực trùng với "Vùng phòng không" mà Trung Quốc vừa thông báo. Nhật Bản vẫn lưu lại thông tin của tất cả những lần máy bay nước ngoài bay vào không phận này và hồi tháng Năm đã mở rộng không phận này thêm 22km về hướng tây.
Theo Infonet
Triều Tiên thử hạt nhân lần 4 trong năm nay? Ngày 13-11, chuyên gia về Triều Tiên và cựu quan chức an ninh Nhà Trắng Victor Cha cho biết, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ 4 vào ngay cuối năm nay nhằm buộc các nước phải ngồi vào bàn đàm phán. Tuyên bố trong một cuộc họp báo với các phóng viên Hàn Quốc...