Đón năm mới, về thăm Vườn trầu Vị Thủy
Người dân trồng trầu ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang đang tất bật chăm sóc để lá trầu thêm óng ánh, mượt mà, bán được giá cao trong dịp Tết
Cách trung tâm huyện chỉ vài cây số nhưng khi đến ấp 5 xã Vị Thủy bắt gặp những vườn trầu xanh mướt, lá óng ánh vàng dưới nắng mai du khách thấy lòng lâng lâng như lạc vào một thế giới khác. Vào thời điểm này, bà con nơi đây đang tất bật chăm sóc vườn trầu để kịp thu hoạch lá giao thương lái mang đi các nơi bán Tết.
Những vườn trầu óng ánh vàng dưới nắng mai.
Bà Phan Thị Năm, người dân ở trong ấp thường gọi là bà Năm Đỉnh, năm nay đã 78 tuổi, kể: Gia đình bà đem dây trầu về trồng đầu tiên ở vùng đất này. Dây trầu không chỉ giúp bà nuôi con cái nên người mà còn mua sắm được ruộng đất.
Vườn trầu của gia đình bà Phan Thị Năm.
Từ những hộ trồng trầu ở ấp 5, dần theo năm tháng vườn trầu nhân rộng ra ở các ấp khác trong xã Vị Thủy. Hiện toàn xã có gần 200 hộ trồng trầu với tổng diện tích hơn 32ha. Theo nhiều hộ dân ở đây thì trồng trầu không cần nhiều diện tích, có thể tranh thủ trồng ở những khoảnh đất hẹp. Sau 4-5 tháng xuống giống, dây trầu sẽ bắt đầu cho lá, sau đó cứ 10-15 ngày thì thu hoạch một lần. Trầu Vị Thủy là trầu vàng, hương vị cay nồng nên được nhiều người ưa thích. Thông thường, thương lái đến tận vườn thu mua trầu rồi chở đi các nơi giao lại cho bạn hàng ở các tỉnh, thậm chí có thời điểm được thương lái mua xuất sang những nơi nơi có tục ăn trầu như Campuchia, Đài Loan (Trung Quốc)… Những năm gần đây, đầu ra của lá trầu khá ổn định, ngày thường ở mức giá 3.500- 5.000 đồng/ốp gồm 40 lá, riêng thời điểm gần Tết có giá từ 12.000- 15.000 đồng/ốp.
Ông Nguyễn Văn Đời- Chủ nhiệm Câu lạc bộ vườn trầu xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy cho biết: “Một công trầu lúc xuống nhỏ thì bẻ 1 tháng cỡ 3 triệu nhưng mà tới lúc cao lên thì một tháng thì trừ chi phí khoảng 6- 8 triệu. Đợt cuối của Tết thì 1 công bẻ có thể lên tới 15-20 triệu, 1 năm thu nhập 1 công cũng cỡ 100 triệu”.
Sắp trầu thành từng ốp.
Trầu có mùi thơm nồng và cay, nghe qua một lần là nhớ mãi. Ai chưa quen vào vườn trầu đang hái dễ bị say trầu. Người dân thường thu hoạch trầu vào lúc sáng sớm. Khi đến lứa hái, thợ hái trầu sẽ lựa những lá trầu bóng mượt, vừa chín tới vàng óng, nằm ở vị trí thứ 2 của đọt trầu. Việc thu hoạch trầu tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương trong lúc nông nhàn bởi người thợ hái sẽ làm luôn việc rửa trầu và liễn trầu, tức là làm sạch vườn trầu và sắp trầu lại thành ốp để giao cho thương lái.
Video đang HOT
Ngày nay, ở nước ta phụ nữ đã bỏ dần tục ăn trầu, ngay cả người già cũng không thích nhai trầu bỏm bẻm, tuy nhiên theo phong tục cổ truyền của dân tộc, trái cau, lá trầu được coi như một thứ lễ vật thiêng liêng không thể thiếu trong lúc gia đình có hỷ sự như ngày giỗ, ngày Tết, lúc hội hè, đình đám, đặc biệt là lễ cưới hỏi.
Còn đối với nhiều du khách, khi có dịp đi ngang qua làng trầu Vị Thủy, nhìn thấy những giàn trầu óng mượt giữa một không gian yên tĩnh, thơ mộng, ai nấy cũng đều muốn dừng chân, vào chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn chút hồn quê còn lưu lại nơi này.
Theo ông Nguyễn Văn Vui- Bí thư Huyện ủy-Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, người trồng trầu ở đây có thu nhập cao hơn trồng lúa nhiều lần, hơn nữa, trầu là nét đẹp văn hóa của Vị Thủy nên địa phương đang giữ gìn và phát triển gắn với tham quan du lịch để nâng cao hiệu quả của một làng trầu truyền thống.
Những ốp trầu chuẩn bị giao cho khách.
“Hằng năm có rất nhiều đoàn du lịch của các tỉnh đến tham quan vườn trầu, chúng tôi có đề xuất xây dựng làng nghề phát triển du lịch ở đây. Muốn vậy thì trước hết phải đăng ký thương hiệu. Thứ hai là chúng tôi tập trung xây dựng chuỗi giá trị. Có nghĩa là chúng tôi sẽ thành lập các Hợp tác xã tổ liên kết để tập hợp người dân và tìm đầu mối tổ chức sản xuất, tiêu thụ. Thứ 3 là tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân rất tốt trong thời gian tới. Vấn đề này chúng tôi xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vị Thủy từ đây đến năm 2025 “-ông Nguyễn Văn Vui nói.
Không nổi tiếng như trầu Hóc Môn- Bà Điểm, không lâu đời như trầu Long Xuyên ở tỉnh An Giang, nhưng trầu Vị Thủy vẫn có sức thu hút riêng và hiện nay nơi đây đã trở thành vùng chuyên canh trầu lớn nhất vùng ĐBSCL. Mặc cho thời gian trôi qua với nhiều thay đổi, người dân Vị Thủy vẫn một lòng thủy chung, son sắt với dây trầu, bởi lẽ, không chỉ là vấn đề mưu sinh, trồng trầu đã trở thành nét văn hóa truyền thống mà ngườidân nơi đây đang cố gắng giữ gìn./.
Tấn Phong/VOV-ĐBSCL
Theo vov.vn
Đẹp ngỡ ngàng cánh đồng hoa hướng dương giữa lòng xứ Quảng
Hàng nghìn đóa hướng dương bung nở sắc vàng óng ánh giữa cánh đồng xứ Quảng đang thu hút dòng người nườm nượp tìm đến "check-in".
Gần một tuần nay, cánh đồng làng Thanh Chiêm 2 (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) bừng sáng bởi sắc hoa hướng dương vàng thắm.
Đây là thời điểm hàng nghìn cây hoa hướng dương được vun trồng từ cách đây 2 tháng trên thửa ruộng rộng chừng 400m2 bắt đầu bung nở.
Trước sức hút không thể cưỡng lại của cánh đồng hướng dương đang khoe sắc thắm giữa lòng xứ Quảng, những ngày vừa qua, hàng nghìn người dân địa phương cùng du khách đổ xô tìm tới "check-in".
Nhiều người am tường về loài hoa luôn hướng về phía mặt trời chia sẻ, 3 tuần đầu tiên kể từ lúc đơm hoa là khoảng thời gian hoa hướng dương cho sắc thắm nhất.
Do đó, tranh thủ khi hoa vừa nở độ 1 tuần, nhóm phụ nữ này diện lên mình những bộ váy nhiều màu sắc, xúng xính tạo dáng giữa nghìn đóa hoa mặt trời.
Không tạo dáng cầu kỳ, nữ du khách này đưa hai tay tạo hình trái tim giữa cánh đồng hướng dương bạt ngàn.
Thiếu nữ mơ màng bên đóa hướng dương đang ở độ đẹp nhất.
Bất chấp ánh nắng rọi thẳng vào mắt, cô gái trẻ vẫn diện kính mát và cùng hàng nghìn đóa hướng dương nhìn thẳng về phía mặt trời.
Không chỉ người lớn, nhiều trẻ nhỏ cũng mê mẩn, thích thú trước sức quyến rũ của cánh đồng hướng dương ở bãi bồi ven sông.
Hai bạn trẻ ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc cùng nhau giữa sắc hoa hướng dương tràn ngập.
Hình ảnh này trở thành một kỷ niệm đẹp với nhóm bạn khi họ đưa con cái của mình đi "check-in" cánh đồng hoa mặt trời.
Theo vtc.vn
Khám phá hang Nhà Trò Hang Nhà Trò nằm cách đất liền xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khoảng 2 km. Hang gần như vẫn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên thủy vì chưa có sự tác động của con người. Nhiều trụ đá lớn được bao phủ lớp nhũ đá óng ánh. Ảnh: quangninhtv.vn Những năm gần đây, du lịch Vân Đồn phát triển mạnh, được...