Đòn “mất mặt” Trung Quốc, chặt đứt tham vọng “lưỡi bò” Biển Đông
Hiện châu Á-Thái Bình Dương lại một lần nữa đang chứng kiến cuộc phô diễn của chính trị siêu cường, đặc biệt là tại Biển Đông. Nếu như Philippines dùng cuộc chiến pháp lý để đấu Trung Quốc, thế giới cần một “cuộc chiến gây xấu hổ” để chặn tham vọng bành trướng Bắc Kinh.
Đó là gợi ý của chuyên gia Harry Kazianis, cựu tổng biên tập tạp chí The Diplomat trên National Interest. Theo ông Kazianis, các quốc gia nhỏ trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền khác bị đặt trong một tình thế cực kỳ khó khăn: Làm sao đẩy lùi một cường quốc lớn hơn đang trỗi dậy và dường như có khuynh hướng thay đổi hiện trạng. Hà Nội và các nước ASEAN phải cẩn trọng vì phản ứng quá cứng rắn có thể gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng có thể gây ra xung đột. Tuy nhiên nếu phản ứng quá yếu ớt chỉ càng khiến Bắc Kinh cậy thể dần dần thay đổi thực địa.
Trước sức ép ngày càng tăng của Trung Quốc, ông Kazianis đề xuất Washington có thể sử dụng một kế hoạch đa phần nhằm đẩy lùi Bắc Kinh ở Biển Đông. Một phần của chiến lược này được ông gọi là “chiến tranh gây xấu hổ”, có thể được các quốc gia tuyên bố chủ quyền cũng có thể sử dụng nhằm phơi bày chiến thuật đe dọa, hung hăng liên miên của Trung Quốc.
Tàu Trung Quốc đâm tàu của Việt Nam trong vụ khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014
Mục tiêu rất đơn giản: Đẩy Trung Quốc vào thế bị động và khiến Bắc Kinh liên tục xấu hổ, mất mặt trên các phương tiện truyền thông, nhất là truyền thông xã hội. Biện pháp này phối hợp với các phương pháp khác khiến Trung Quốc phải trả giá đắt cho hành động của mình, với hy vọng rằng nước này sẽ xem xét lại chính sách của họ.
Những quốc gia như Việt Nam, Philippines và các nước khác có rất ít các công cụ ngoại giao, kinh tế và quân sự để ngăn chặn những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Và hiện nay Bắc Kinh đang ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo với các trang thiết bị quân sự. Chỉ trong vòng ít năm nữa nếu không có gì thay đổi, Trung Quốc sẽ thống trị Biển Đông, ông Kazianis cảnh báo.
Bởi vậy, cách duy nhất cho các nước phản ứng là tìm một lĩnh vực khác nhằm gây sức ép đối với Bắc Kinh – các chiến thuật phi đối xứng sẽ không gieo mầm xung đột – nhưng lại khiến Trung Quốc phải trả giá đắt. Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông khác nên bắt đầu tiến hành ghi hình và phát tán qua mạng xã hội bất cứ hành động nào và mọi vụ va chạm hiếu chiến có thể với các tàu bè Trung Quốc, bao gồm tàu cá, hải cảnh, tàu hải quân…với nỗ lực phơi bày thái độ hung hăng của Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế.
Thêm nữa, các nước có các tiền đồn trên Biển Đông có thể đang phải chịu đựng sự quấy nhiễu của Trung Quốc như Bãi Cỏ Mây cũng nên trang bị các tàu nhỏ với camera sẵn sàng ghi lại hình ảnh, trong trường hợp Bắc Kinh cố dùng chiến thuật dọa nạt hay phong tỏa hòng chiếm đoạt. Các công nghệ như máy bay không người lái giá rẻ có thể được sử dụng để tuần tra và quay lại phim tài liệu về thực trạng Trung Quốc ồ ạt bồi lấp các bãi đá, rạn san hô ở Biển Đông, cũng như sự phá hủy môi trường gây ra do hoạt động cải tạo, cũng là phương pháp khác để buộc Trung Quốc phải trả giá cho chiến lược bắt nạt.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam
Video đang HOT
Hãy hình dung các tin tức, hình ảnh, sự kiện nối tiếp sự kiện minh chứng những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông tràn ngập mạng xã hội và hệ thống truyền thông – hết vụ việc này đến vụ việc khác được quay phim và phơi bày cho thế giới xem. Chi phí về tài chính tương đối nhỏ nhưng lại vạch trần được những hành động hung hăng của Trung Quốc có thể mang lại hiệu ứng cực lớn.
Vậy Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao? Trung Quốc đơn giản chỉ có một cách để đáp trả là chỉ biết phớt lờ động thái trên và tiếp tục xây đảo nhân tạo và quân sự hóa khu vực. Trên thực tế, đó là một kịch bản khả dĩ nhất. Tuy nhiên, khiến Bắc Kinh “mất mặt” trước thế giới chắc chắn không phải việc dễ chịu. Theo ông Kazianis, Trung Quốc thậm chí có thể phản ứng hung hăng hơn. Nhưng một lần nữa, nếu những hành động hiếu chiến như vậy tái diễn trên biển hoặc bất cứ đâu bị camera chộp được, chúng có thể trở thành tài liệu và được truyền đi khắp thế giới tương đối dễ dàng. Bắc Kinh sẽ buộc phải có một số lựa chọn rất khó khăn.
Người ta biết được một điều: Làm xấu hổ có thể có tác dụng buộc Bắc Kinh phải chú ý và khiến Trung Quốc phải xem lại chuỗi hành động của mình. Khi Philipppines sử dụng “chiến tranh pháp lý” kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về bãi cạn Scarborough và cái gọi là “đường lưỡi bò” – vụ kiện Trung Quốc khăng khăng bác bỏ – rõ ràng đã khiến nước này lo mất mặt.
Theo Kazianis, nếu Việt Nam và các nước khác cũng áp dụng chiến lược khiến Trung Quốc xấu hổ, thông qua chiến lược tiến hành các vụ kiện riêng rẽ hay tập thể ra tòa án quốc tế, áp lực phóng đại sẽ đè nặng lên Bắc Kinh trước tòa án công luận toàn cầu rộng lớn. Và đó sẽ là thứ Bắc Kinh không thể bác bỏ dễ dàng.
Theo VietTimes
Triều Tiên tung video diệt Washington bằng tên lửa hạt nhân
Nếu gọi các tàu cá Trung Quốc đang âm thầm gây rối trên Biển Đông là những bóng ma thì Tam Á chính là hang ổ trú ẩn.
"Tàu mẹ" F8168 trở về Tam Á cùng 29 tàu cá sau chuyến đi tới Trường Sa tháng 7/2012 Ảnh: China News
Ít được truyền thông quốc tế để ý nhưng lực lượng bán quân sự này thực sự là mối đe dọa nguy hiểm đối với an toàn và ổn định trên Biển Đông.
Thành phố Tam Á là một trong những trung tâm hàng hải quan trọng nhất của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Nếu gọi các tàu cá Trung Quốc đang âm thầm gây rối trên Biển Đông là những bóng ma thì Tam Á chính là hang ổ.
Ngày 8/3/2009, sau nhiều ngày khiêu khích, 5 tàu Trung Quốc đã bao vây tàu thăm dò đại dương Mỹ USNS Impeccable trên Biển Đông, ở vị trí cách Hải Nam khoảng 120 km. Chúng bao gồm một tàu tình báo hải quân, 3 tàu tuần tra bán quân sự và hai tàu cá, trong đó có một thuộc công ty hải sản Tam Á Phúc Cảng. Hai tàu cá này liên tục áp sát tàu USNS Impeccable, cản trở hoạt động của tàu Mỹ. Tàu F8399 của Tam Á Phúc Cảng tỏ ra đặc biệt liều lĩnh và manh động.
Thuyền trưởng Lin Wei của tàu F8399 sau đó được báo chí Hải Nam tung hô như một "người hùng". 5 năm sau, tàu F8399 bị cháy, nhưng Lin Wei được Tam Á Phúc Cảng giao một chiếc tàu cá mới lớn hơn. Tam Á Phúc Cảng là một trong những cái tên nổi bật nhất trong lực lượng "dân quân hàng hải" ở Hải Nam, và chủ yếu tuyển dụng ngư dân Phúc Kiến.
Theo báo cáo của Trung tâm An ninh hàng hải quốc tế (CIMSEC), trong nhiều năm qua, Tam Á Phúc Cảng đã điều động tàu cá xâm nhập sâu trong Biển Đông để "bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc". Tam Á Phúc Cảng đã phát triển được năng lực đánh bắt ở tận quần đảo Trường Sa, cách Hải Nam tới 1.111 km. Năm 2011, công ty này đóng tàu tiếp tế 3.000 tấn F8168, đóng vai trò như một "tàu mẹ" hỗ trợ các tàu đánh cá tới quần đảo Trường Sa.
Hàng rào bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981
Tháng 7/2012, tàu F8168 dẫn một đoàn 29 tàu cá và 316 ngư dân tới đánh bắt ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong 18 ngày, vượt qua quãng đường 3.252 km. Các tàu này tới đá Chữ Thập, đá Xu Bi và đá Vành Khăn. Tháng 4/2015, nhóm tàu này thực hiện chiến dịch đánh bắt dài tới hơn 40 ngày ở Trường Sa. Hộ tống đoàn tàu này là tàu bán quân sự hiện đại YZ310 của Đại đội chấp pháp ngư chính Trung Quốc (FLE).
Hồi năm 2012, tàu YZ310 đã tham gia vào chiến dịch xâm chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Sau đó, nó còn có lần đụng độ với tàu cảnh sát biển của Indonesia và dùng thiết bị điện tử để làm nghẽn các thiết bị trên tàu Indonesia. Việc tàu YZ310 hộ tống đoàn tàu của Tam Á Phúc Cảng cho thấy sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng hàng hải Trung Quốc trong chiến lược chiếm Biển Đông.
Từ ngày 27/2 đến 28/3/2014, tàu mẹ F8168 và 7 tàu cá lớn của Tam Á Phúc Cảng đã hỗ trợ lực lượng vũ trang Trung Quốc cản trở hải quân Philippines tiếp tế cho lực lượng nước này ở bãi Cỏ Mây. Sự cơ động của các tàu cá cho phép chúng chặn đầu các tàu tiếp tế ở vùng nước cạn quanh bãi Cỏ Mây, nơi tàu hải quân và tàu ngư chính nặng nề không thể tiếp cận. Hải quân Philippines chỉ có thể đưa hàng tiếp tế tới cho lực lượng lính thủy đánh bộ ở bãi Cỏ Mây sau khi nhóm tàu cá của Tam Á Phúc Cảng rút đi.
Những chiếc tàu cá cập cảng ở Tam Á. Ảnh: CIMSEC
Tháng 4/2013, Bộ đội võ cảnh biên phòng đảo Hải Nam ra lệnh cho Tam Á Phúc Cảng điều hàng loạt tàu cá hộ tống và bảo vệ các hoạt động thăm dò dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc. Ngày 4/5/2014, Tam Á Phúc Cảng triển khai "hạm đội dân quân" gồm 29 tàu để hỗ trợ Quân khu Quảng Châu và Ban chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 tới hoạt động trái phép trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Khi đó, các tàu cá có vũ trang của Tam Á Phúc Cảng đã nhiều lần hung hãn đâm vào các tàu Việt Nam tới thực thi luật pháp tại đây. Như vậy, ngư dân và tàu cá của Tam Á Phúc Cảng đã trực tiếp hỗ trợ lực lượng Trung Quốc vi phạm luật biển quốc tế, xâm phạm vùng thềm lục địa của Việt Nam. Hành vi hiếu chiến của Trung Quốc đã bị cộng đồng quốc tế lên án và chỉ trích dữ dội.
Vòi bạch tuộc của lực lượng quân sự
Trong những năm qua, các tàu cá vũ trang của Tam Á cũng phối hợp với các lực lượng ngư chính, hải tuần, hải cảnh... thực hiện tuần tra ở các vùng nước quanh quần đảo Hoàng Sa. Theo nguồn tin của chuyên gia Ryan Martinson thuộc Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc (CMSI) của Đại học Hải quân Mỹ, ông Wu Zhuang, Cục trưởng Cục Chấp pháp ngư chính Nam Hải, là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tàu cá trong chiến dịch quấy rối tàu USNS Impeccable của Mỹ hồi năm 2009.
Từ cảng Tam Á, ngư dân vũ trang Trung Quốc dễ dàng xông ra biển Đông gây rối Ảnh: Google Maps
Tuy nhiên, CIMSEC đánh giá đây chỉ là sự điều động nhất thời. Ban vũ trang nhân dân thành phố Tam Á (PAFD) có nhiệm vụ giám sát và liên lạc với lực lượng dân quân hàng hải thông qua radio, điện thoại vệ tinh và hệ thống định vị Bắc Đẩu do Trung Quốc phát triển. Trên các tàu cá vũ trang có độ giãn nước lớn hơn 80 tấn đều có thiết bị kết nối với hệ thống định vị Bắc Đẩu của nước này.
Các tàu cá có độ giãn nước càng lớn thì càng dễ gây hấn và đe dọa, do đó luôn được PAFD "ưu ái" đưa vào đội dân quân hàng hải. Phần lớn các tàu trong lực lượng dân quân hàng hải thành phố Tam Á cũng đều được trang bị các thiết bị điện tử cần thiết để phục vụ các chiến dịch gây hấn trên biển. Theo chương trình hoạt động từ năm 2012, một số quận ở Tam Á thành lập phân đội dân quân hàng hải riêng.
Ví dụ, phân đội của quận Hà Tây bao gồm 12 tàu cá lớn và hơn 100 ngư dân, chuyên nhiệm vụ do thám trên biển. Các quận khác cũng có phân đội dân quân hàng hải nhưng nhỏ hơn. Chính quyền thành phố Tam Á cũng đã lập các quỹ đặc biệt để xây dựng trụ sở cho lực lượng dân quân hàng hải, huấn luyện, cung cấp thiết bị, từ radar, phương tiện liên lạc cho đến ống nhòm và áo phao.
Lực lượng dân quân hàng hải ở Tam Á nói chung và Hải Nam nói riêng cũng được huấn luyện sử dụng súng. Một đoạn video quay cảnh các ngư dân ở Tam Á tập sử dụng súng đạn được lan truyền trên mạng Internet. Tháng 3/2013, tướng Tôn Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, đã đến thị sát lực lượng dân quân hàng hải của thành phố Tam Á.
Không phải ngẫu nhiên mà sau chuyến thăm của tướng Tôn, ngư dân Tam Á ồ ạt tham gia các chiến dịch quấy rối, gây hấn của lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông. Bởi Tam Á có vị trí chiến lược áp sát Biển Đông, có hạ tầng hoàn thiện để Trung Quốc tận dụng nhằm thực hiện âm mưu chiếm Biển Đông.
Hiếu Trung
Theo Zing News
Philippines tố TQ ngăn tiếp tế cho binh sĩ ở Bãi Cỏ Mây Tại phiên điều trần vụ kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, đoàn luật sư Philippines cáo buộc tàu Trung Quốc ngăn cản nước này tiếp tế cho binh sĩ đồn trú ở Bãi Cỏ Mây. Các thành viên đoàn Philippines trao đổi trong buổi điều trần tại Hà Lan. Ảnh: Inquirer Phía Philippines nhấn mạnh, hành động của Trung Quốc là...