Dồn lực khổng lồ cho hạ tầng, Gia Lâm bứt tốc trước ngày lên quận
Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô trong tương lai, vài năm gần đây hạ tầng khu Đông với “hạt nhân” Gia Lâm được đầu tư đặc biệt và triển khai nhanh chóng.
Đặc biệt, quy hoạch Gia Lâm giai đoạn 2030-2050 mới được TP.Hà Nội chính thức phê duyệt giúp khu vực này như “hổ mọc thêm cánh”.
Quận Gia Lâm tương lai giữ vị trí chiến lược khi gần kề với 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh – 2 khu vực được xem là “thủ phủ” khu công nghiệp miền Bắc với nguồn cầu khổng lồ về hạ tầng nhà ở. Không những vậy, Gia Lâm còn là cửa ngõ nối Thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là điểm đến của chiến lược di cư “hướng đông” nhằm giải quyết bài toán quá tải hạ tầng trong nội đô.
Với vị trí chiến lược, Gia Lâm đang chứng kiến sự thay đổi tích cực về dân số, hệ thống giao thông và hạ tầng xã hội. Khu vực này đang được đầu tư phát triển bài bản, đồng bộ. Là đơn vị đi sau các quận trung tâm, Gia Lâm có điều kiện thuận lợi để xây dựng trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Đặc biệt là khi thành phố Hà Nội ra quyết định quy hoạch Gia Lâm lên quận vào năm 2023, vốn đầu tư rót về đây lại càng lớn hơn nữa.
Cụ thể, theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm giai đoạn 2021-2030 của Sở Tài nguyên và Môi trường, gần 200 dự án hạ tầng đang và sẽ được đầu tư ở Gia Lâm. Trong đó có thể kể đến các công trình giao thông trọng điểm kết nối nội bộ và khu vực lân cận.
Video đang HOT
Điển hình như cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công với chiều dài 3,5km, rộng gần 20m với 4 làn xe dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Sau khi hoàn thành, cầu sẽ khớp nối với đường vành đai 2 trên cao, tạo ra trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía Bắc và Đông bắc thành phố.
Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thành được 60%.
Bên cạnh cầu Vĩnh Tuy, phía Đông Hà Nội sẽ được dồn nguồn lực khổng lồ để xây dựng 3 cây cầu lớn khác bắc qua sông Hồng như cầu Ngọc Hồi (chạy qua sông Hồng đến xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) và cầu Mễ Sở (đi đến địa bàn xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên). Ba cây cầu này kết hợp cùng cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ giúp kết nối toàn bộ Gia Lâm với khu trung tâm Hà Nội.
Cùng với các cây cầu, nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng tại Gia Lâm cũng đã hoàn thiện như: nút giao Cổ Linh, đường Lý Thánh Tông, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… mở ra nhiều trục giao thông kết nối xuyên suốt khu vực phía Đông với các quận huyện, tỉnh thành lân cận, đưa Gia Lâm trở thành một đô thị trung tâm mới phát triển vượt bậc.
Chưa kể, Gia Lâm sắp tới còn đón nhận thêm công viên hồ điều hòa thị trấn Trâu Quỳ rộng lên tới 29 ha, công viên trung tâm hơn 18ha tại Trâu Quỳ và khu công viên giải trí “tỷ đô” VinWonders nằm đối diện khu đô thị Vinhomes Ocean Park qua tuyến quốc lộ 5B…tạo nên bức trang tổng thể hạ tầng Gia Lâm tương lai đồng bộ và đa dạng bậc nhất thủ đô.
Hạ tầng phát triển vượt đã góp phần làm nên diện mạo mới cho Gia Lâm, kéo theo những làn sóng dịch chuyển dân cư về đây sinh sống đông đúc, sầm uất hơn. Điều này tạo ra giá trị thực cho thị trường bất động sản, thậm chí còn giúp giá trị BĐS gia tăng nhiều lần so với thời điểm những tuyến đường chưa kết nối, các cây cầu chưa được bắc qua sông.
Đây cũng là nguyên nhân chính khu vực Gia Lâm ngày càng hút nguồn vốn khổng lồ từ các ông lớn bất động sản như Vingroup, Eurowindow Holding, Thiên Minh Đức, Đất Xanh Miền Bắc. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến “thành phố biển hồ” Ocean Park, công viên Vinpearl Land,Eurowindow Twin Parks hay mới đây nhất là Highway5 Residences.
Nhờ những bước đột phá hạ tầng, quy hoạch đồng bộ vượt trội mở ra khả năng kết nối đa chiều, Gia Lâm đang nắm giữ chìa khoá tăng giá trị bền vững cho bất động sản, đặc biệt những sản phẩm mới mẻ, độc đáo và hướng đến người sử dụng cuối. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển, khi Nhà nước rót vốn vào các công trình hạ tầng hoặc các nhà đầu tư khác phát triển dự án đô thị tác động tăng giá đất lên đến 45-50%. Không chỉ giá đất mà mọi giỏ hàng BĐS nói chung đều sẽ thiết lập mặt bằng giá mới nhờ những giá trị mà hạ tầng đem lại.
Các chuyên gia cho rằng, Gia Lâm sẽ hoàn thiện hạ tầng chỉ trong 1, 2 năm tới, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư bất động sản. Khi Gia Lâm lên quận, việc giá nhà đất là kịch bản hoàn toàn có thể dựđoán trước. Bên cạnh đó, khu vực này còn đang nhận rất nhiều dự án bất động sản “khủng” đổ bộ, đây chính là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản trong tương lai.
Cũng theo giới chuyên gia, phần lớn người mua nhà luôn ưu tiên BĐS có vị trí thuận tiện, đi lại dễ dàng, kết nối tới khu vực lân cận đa dạng. Sự dịch chuyển sang một không gian sống rộng rãi, thoáng đãng hơn giúp khách hàng có thể tận hưởng cuộc sống tiện nghi, chất lượng. Sự chênh lệch về giá khu vực trung tâm so với “quận mới” như Gia Lâm ở các vị trí cũng khác nhau, đó cũng là bài toán tài chính mà nhiều gia đình quan tâm khi lựa chọn chốn an cư.
Rà soát các bất cập của hệ thống thông tin đất đai
Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tế liên quan đến hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước.
Xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, Hà Nam có đến 50 ha đất nông nghiệp bỏ hoang (ảnh minh họa) - Ảnh: QUANG THẾ
Cụ thể, tại công văn số 6227/VPCP-NN ngày 20-9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thông tin đất đai đã được ban hành kể từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tế liên quan đến hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước (chia sẻ, kết nối dữ liệu, đầu tư, bảo mật...).
Từ quá trình rà soát, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các bất cập này trước khi Luật đất đai (sửa đổi) được ban hành, có hiệu lực thi hành.
Như đã đưa tin, theo chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi). Trước đó Chính phủ đã có tờ trình xin ý kiến Quốc hội về 5 vấn đề lớn liên quan dự luật này.
TP.HCM thu hồi hơn 6.000m2 'đất vàng' bị Vinafood 2 thâu tóm UBND phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) công khai quyết định của UBND TP.HCM về việc thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du và và số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh. Tối 19/9, nguồn tin của VTC News cho biết, UBND phường Bến Nghé (quận 1, TP.HCM) thông báo niêm yết công khai quyết định thu hồi đất tại số 33 Nguyễn Du...