Đơn kêu cứu của 500 cư dân các ban Đảng trung ương bị “bỏ quên”
Hàng chục cơ quan báo chí đã phản ánh điều kiện sống cơ cực của gần 500 cư dân sinh sống trong khu tập thể các ban Đảng ở Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội, nhưng lời kêu cứu chính đáng của công dân nhà B13 vẫn bị cơ quan chức năng “bỏ quên”.
Diện tích bể nước nhà B13 bị biến thành nhà hàng và quán bia nhiều tháng qua
Ngày 23/5/2013, báo Dân trí có bài viết “Gần 500 cư dân ở khu tập thể các ban Đảng trung ương kêu cứu“, phản ánh tình trạng các hạng mục nhà B13, khu tập thể các ban Đảng trung ương (TW) ở Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng do buông lỏng quản lý suốt thời gian dài. Bên cạnh đó, tổ đại diện nhân dân còn “tố” Ban Quản trị tòa nhà sử dụng tiền quỹ sai mục đích hàng tỷ đồng mà không có lý do chính đáng. Sau khi bài viết được đăng tải, báo Dân trí đã nhận được nhiều thông tin chia sẻ từ bạn đọc, phần lớn đều kiến nghị “xóa sổ” những hạng mục sai phạm đảm bảo quyền lợi tối thiểu cho cư dân đang sinh sống ở nhà B13.
Tuy nhiên, đã gần 2 tháng trôi qua những hạng mục sai phạm ở nhà B13 vẫn được “đặc cách” tồn tại như một “ngoại lệ” khó lý giải. Không những vậy, một số thiết bị thiết yếu phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của cư dân còn xuống cấp nhiêm trọng hơn nhưng chủ đầu tư vẫn “bỏ ngoài tai” kiến nghị của cư dân, đẩy gần 500 cư dân phải vùng vẫy trong khó khăn. Cụ thể, ngày 15/7/2013, hệ thống thang máy nhà B13 bị hỏng hoàn toàn khiến gần 500 cư dân phải đi bộ từ tầng 1 lên tầng 13, trong đó có nhiều người già và trẻ em. Vì quá mệt mỏi, một số gia đình phải làm “ròng rọc” tự chế chuyển đồ đạc từ tầng 13 xuống tầng trệt và ngược lại.
Có thang máy, nhưng các hộ dân thường xuyên phải sáng chế “ròng rọc” vận chuyển đồ đạc
Bức xúc trước thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư, đại diện nhân dân nhà B13 tiếp tục làm đơn khiếu nại và kêu cứu khẩn cấp gửi đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng TW Đảng, cùng nhiều cơ quan báo chí đề nghị vào cuộc kiểm tra, làm rõ, xử lý dứt điểm những sai phạm tồn tại kéo dài ở nhà B13.
Trong đơn kêu cứu gửi đến báo Dân trí ngày 15/7/2013, tổ đại diện nhân dân nhà B13 đã tố cáo chủ đầu tư có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền 2,6 tỷ đồng chênh lệch giữa giá thành và giá bán các căn hộ của tòa nhà do kiểm toán phát hiện. Số tiền này đáng lý phải được công khai và phải hoàn trả lại cho từng hộ dân, tuy nhiên chủ đầu tư đã không thông báo cho các chủ hộ biết có khoản tiền chênh lệch này mà tự ý thu chi số tiền trên vào các nội dung công việc mà không hỏi ý kiến nhân dân, chi sai quy định của pháp luật về nhà ở, các quy định về quản lý chung cư. Về vấn đề này, tại công văn số 57-CV/BQL ngày 14/5/2013, ông Phùng Đăng Dũng, Giám đốc Ban QLDA các công trình xây dựng của Đảng ở Trung ương đã xác nhận có việc Ban QLDA tự ý thu chi khoản tiền này.
Công văn số 57 đã thừa nhận một số sai phạm của chủ đầu tư
Chủ đầu tư không công khai việc thu chi khoản tiền Quỹ bảo trì tòa nhà theo quy định của pháp luật xây dựng (2% của 32 tỷ). Trong biên b ả n làm vi ệ c v ớ i đạ i di ệ n các h ộ dân ngày 21/11/2012 bà Đ oàn Ng ọ c Oanh, đạ i di ệ n chủ đầu tư đ ã ký xác nh ậ n có kho ả n ti ề n 2% c ủ a 32 t ỷ. Tuy nhiên, bà Oanh chỉ gi ả i thích s ơ qua t ổ ng s ố ti ề n này đ ã đượ c chi vào các kho ả n: làm mái tôn che m ư a, làm đườ ng x ả r ác, s ử a t ườ ng ch ắ n sân th ượ ng, s ơ n tòa nhà… nh ư ng khi làm đề u không h ỏ i ý ki ế n và đượ c s ự ch ấ p thu ậ n c ủ a các h ộ dân.
Ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, tổ đại diện nhân dân nhà B13 còn tốcáo Ban Quản trị tòa nhà có dấu hiệu tham ô tài sản của cư dân. Trong buổi làm việcngày 12/5/2013 với tổ đại diện nhân dân, ông Lê Bá Thường, Trưởng Ban Quản trị đã giải trình và thừa nhận các khoản chi sai nguyên tắc.
Trước đó, trong đơn đề nghị khẩn cấp gửi báo Dân trí, đại diện dân cư nhà B13 – khu tập thể các Ban Đảng trung ương (TW), thuộc hệ thống nhà ở các Ban Đảng TW tọa lạc trên địa bàn phường Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội phản ánh: Từ quý IV – 2012, Ban Quản lý dự án (QLDA) các công trình xây dựng của Đảng ở TW để cho một số cá nhân xây nhà hàng kinh doanh trên bể nước, đục đẽo tường nhà B13 dựng quán cà phê trên diện tích đất lưu không đe dọa hệ thống PCCC.
Nhà B13 có gần 500 cư dân đang sinh sống, nhưng chỉ còn 1 thang máy hoạt động kể từ tháng 10/2012. Trong quá trình đảm nhận nhiệm vụ, Ban Quản trị nhà B13 đã vi phạm nguyên tắc thu chi tài chính, gây thất thoát tiền của nhân dân đóng góp. Khi phát hiện sai phạm, đại diện các hộ dân đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên Ban QLDA nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, trong khi những sai phạm vẫn ngang nhiên tồn tại gây bức xúc dư luận.
Video đang HOT
Để làm rõ nội dung đơn phản ánh của các hộ dân, PV Dân trí đã có mặt tại nhà B13 – Khu tập thể các Ban Đảng TW ở phường Sài Đồng, quận Long Biên trao đổi với đại diện người dân chung cư B13. Ghi nhận thực tế cho thấy, dấu tích vụ đục khoét tường nhà, xây tường cơi nới trên diện tích đất lưu không mặt sau nhà B13 vẫn còn nguyên. Điều nghiêm trọng là công trình cơi nới nằm sát họng nước cứu hỏa phục vụ công tác PCCC của tòa nhà.
Phần vi phạm này đã được Ban QLDA các công trình xây dựng của Đảng ở TW ghi nhận trong công văn số 57/BQL ngày 14/5/2013 gửi đến các hộ dân nhà B13. Hạng mục sai phạm xảy ra từ quý IV – 2012, nhưng đến nay ống thép vẫn nằm im trên tường, những bức tường gạch xây dang dở chưa được gỡ bỏ triệt để.
Họng nước cứu hỏa cũng suýt bị biến thành hàng quán
Ở các khu chung cư cao tầng, vấn đề di chuyển bằng thang máy luôn là mối bận tâm hàng đầu của người dân. Theo phản ánh của đại diện khu dân cư, nhà B13 được thiết kế 2 buồng thang máy, nhưng từ tháng 10/2012 đến nay 1 thang đã bị hỏng, chiếc còn lại thì không thể đi lên từ tầng G. Với số lượng gần 500 người đang sinh sống, chiếc thang máy duy nhất còn hoạt động luôn trong tình trạng quả tải vào giờ cao điểm. Để giảm tải, nhiều người già trẻ và trẻ em phải sử dụng thang bộ lên tầng 10, 11, 12, 13. Kể từ tháng 10/2012 đến nay, đại diện khu dân cư đã gửi nhiều đơn kiến nghị lên Ban QLDA nhưng thang máy hỏng chưa được sửa chữa.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các hộ dân nhà B13 khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, chỉ đạo tháo dỡ triệt để những hạng mục vi phạm; đề nghị Ban QLDA và Ban Quản trị sửa chữa thang máy phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân; đối với số tiền đã chi sai nguyên tắc phải có trách nhiệm bồi hoàn cho dân. Có biện pháp xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng quản lý dẫn đến những sai sót nêu trên. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng yêu cầu Ban QLDA sớm làm thủ tục cấp sổ đỏ cho người dân theo đúng quy định.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
'Kiếp sống sợ hãi' giữa thủ đô: Bi hài cái nhà vệ sinh
Lo trần sập, cháy nổ, điện giật, rồi xếp hàng đi vệ sinh... là số ít trong hàng vạn nỗi khổ của các hộ dân sống trong các khu tập thể cũ nát.
Như đã phản ánh, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng tại các khu chung cư cũ nát ở Hà Nội khiến nhiều người dân chung sống tại đây lo lắng. Mỗi lần kể chuyện sinh hoạt, họ đều mong ước căn hộ của mình sớm được cải tạo.
Vốn là một cán bộ trong ngành y tế, ông Nguyễn Văn Thiều (SN 1941) được phân về sống ở phòng 308, khu tập thể A2 Giảng Võ (Ba Đình, Hà Nội) từ năm 1964, ngôi nhà được thiết kế ở tập thể nên không có phòng bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh được bố trí ở cuối hành lang để sinh hoạt chung.
Gánh trên mình những "chuồng cọp", ngôi nhà tập thể vốn cũ kỹ nay càng xập xệ hơn.
Về sau những người kia chuyển đi, ông đưa vợ con lên ở cùng, đến nay con trai ông đã lấy vợ, có thêm cháu, 5 người trong gia đình 3 thế hệ sinh hoạt trong căn nhà 25m2, tính ra mỗi người được 5m2.
Không có bếp, ban đầu nhà ông và các gia đình nấu ăn ngoài hành lang nhưng về sau, nhiều gia đình làm lồng ở phía sau, gia đình ông cũng làm thêm để làm khu nấu ăn mặc dù "bị phường phạt nhưng chấp nhận chịu phạt vì không biết làm thế nào".
Thế nhưng, khi gia đình ông và các hộ khác xây thêm "chuồng cọp", ngôi nhà tồn tại mấy chục năm vốn đã xuống cấp này còn bộc rõ sự nguy hiểm khi từng mảng trần trong nhà rơi xuống bất kể lúc nào, khi gia đình đang ăn cơm hay đang ngủ.
Tường và trần nhà mục nát, rơi từng mảng xuống sàn nhà.
"Có khi đang ăn cơm thì trần rơi xuống, may mà không rơi giữa mâm cơm. Từ đó mỗi lần chuẩn bị ăn hay đêm nằm ngủ, nhìn lên trần ai cũng lo sợ có ngày trần rơi trúng người" - ông Thiều chia sẻ.
Sợ trần rơi là một nhẽ, nhưng cái ông Thiều cho rằng khổ nhất vẫn là việc mấy hộ chung nhau một nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng ở cuối hành lang.
"Sáng sớm hay chiều, khi mọi người tập trung tắm giặt hay vệ sinh đều phải xếp hàng chờ nhau, con cháu muộn làm, muộn học đôi khi chỉ vì lý do đợi lấy nước đánh răng. Khu vệ sinh ở xa, bóng đèn thì leo lét, người già chúng tôi đêm hôm đi vệ sinh cũng không yên tâm, lúc nào cũng lo sợ" - ông Thiều kể.
Nhà vệ sinh chung nên chuyện vệ sinh không được đảm bảo, cả mấy hộ phải bàn nhau giao cho mỗi gia đình một ô, mua ổ khóa khóa lại để bảo quản cho nên ngoài chìa khóa nhà ra, nhà nào cũng có thêm một chìa khóa ở nhà vệ sinh.
Khu nhà vệ sinh công cộng được phân cho mỗi hộ dân mua khóa tự bảo quản.
"Có khi đang vội mà lại không nhớ chìa khóa nhà vệ sinh để đâu, lại phải đi mượn chìa khóa nhà hàng xóm, chuyện thật mà cứ như đùa" - ông Thiều cho hay.
Theo ông Thiều, mong mỏi lớn nhất của gia đình cũng như những hộ dân ở khu tập thể Giảng Võ hiện nay là được cải tạo, phá nhà cũ xây mới, không mong rộng hơn, chỉ mong khép kín để tiện sinh hoạt.
"Đã nhiều lần các công ty phát phiếu đến từng hộ thăm dò ý kiến. Mỗi lần như vậy, tôi và các hộ dân đều đặt nhiều hy vọng nhưng lấy ý kiến xong họ cũng không quay lại. Không biết tôi có còn sống đến ngày cải tạo nhà hay không?" - ông Thiều trăn trở.
Có mặt tại căn hộ số 40, tầng 3 của khu tập thể E4, Đại học Y Hà Nội, bà Bùi Thị Lịch (chủ hộ) cho biết, căn hộ của gia đình bà chỉ vẻn vẹn 15m2. Ngoài phần diện tích cơi nới để làm nhà vệ sinh và khu bếp, trong căn phòng chật chội, nhà bà Lịch xây dựng thêm gác xép để làm chỗ ngủ cho hai vợ chồng con trai.
Gác xép được gia đình bà Lịch thiết kế làm chỗ ngủ cho vợ chồng con trai.
"Gác xép chỉ để nằm và bò lên bò xuống chứ không đủ chiều cao để ngồi, bất tiện nhưng vợ chồng chúng nó còn có chút không gian riêng tư" - bà Lịch chia sẻ.
15m2 vốn đã chật cho 7 người, còn những lúc có khách ở quê lên chơi, cả nhà bà Lịch lại vất vả kê lại đồ để mọi người lấy chỗ nằm.
"Chiều rộng phòng chỉ có 1,8 mét, nên người nào quá cao là không duỗi được thẳng chân. Mấy người họ hàng nói vui, tưởng lên thành phố thích lắm nhưng hóa ra lại không bằng ở quê" - bà Lịch cho biết.
Trong khi đó, cũng như bao ngôi nhà tập thể khác, khu tập thể này đến ngày hết hạn sử dụng, gồng mình gánh các chuồng cọp đủ các thể loại nên hiện tượng lún nứt thường xuyên diễn ra.
Mặt khác, hệ thống ống dẫn nước thải của cả khu nhà đã hỏng nên hiện tại, nước thải cứ chảy lơ lửng, có khi còn tạt vào các căn hộ.
Hệ thống điện dễ dàng phát hỏa ở các khu tập thể cũ.
"Vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên từ cống rất khó chịu. Nhiều hộ dân phải dùng bạt, chiếu để bịt kít các ống nhựa thoát nước tránh mùi, nhưng vẫn không khắc phục được" - một người dân ở khu nhà than thở.
Cùng trong nỗi khổ cực khi sống tại khu tập thể, người dân ở khu Kim Liên (quận Đống Đa) cũng chỉ biết ngước mặt lên "kêu trời" mỗi khi gặp phải khó khăn và nguy hiểm do ngôi nhà cũ nát.
Với thiết kế 4 hộ đi chung một lối cửa vào, việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thường xuyên gây phiền toái mỗi khi có người bấm chuông cửa là nhà ai cũng tưởng khách của mình. Cũng do lối đi chung nên hàng xóm hay xảy ra va chạm, nảy sinh cãi vã hàng ngày là chuyện bình thường.
Một gia đình sinh hoạt trong một căn hộ chật hẹp.
Nỗi khổ lớn nhất của người dân khu nhà này là sống chung với nước vệ sinh thấm qua trần từ tầng trên. Gần như trần nhà nào cũng bị thấm.
"Ngày bình thường thì ẩm mốc, ngày mưa thì nước chảy ướt nhà, mùi hôi thối không cách nào dịu đi được" - bà Nguyễn Thị Kim Hải (phòng 322, nhà B16 Kim Liên) cho biết.
Sống khổ cực, những gia đình có điều kiện đều bán căn hộ tập thể để chuyển đi nơi khác, những hộ còn lại đã nghèo lại sống trong cảnh hoang tàn, đổ nát, tính mạng và sức khỏe ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Theo vietbao
Những khu nhà 'chờ sập' giữa Đà Nẵng Nằm trên địa bàn quận Hải Châu, những khu nhà tập thể thuộc sở hữu Nhà nước có tuổi đời trên dưới 40 năm nhếch nhác, tường nứt toác, cây cối mọc ùm tùm trên vách và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Những khu nhà tập thể xuống cấp nằm trên một số tuyến đường thuộc trung tâm TP Đà...