Đòn ghen của chồng trí thức
Có lần, khi hai vợ chồng đang “yêu” đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi “cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có “động tác” nào khác anh không?..” làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Chồng chị Bích (Hà Nội) là kĩ sư cầu đường nên xa nhà suốt, có thời gian cả năm chỉ “tạ té” qua nhà được 2-3 lần, mỗi lần vài ba ngày là phải đi ngay.
Cách đây 5 năm, chị Bích trót “say nắng” một nam đồng nghiệp ít hơn chị 2 tuổi. Nhưng ngay sau đó, chị hối hận và đã nhất quyết không gặp lại người kia nữa, chân thành thú thật với chồng về sai lầm của mình rồi xin anh tha thứ. Khi ấy, chồng chị đã cho qua và anh cũng quyết định xin một công việc khác gần nhà để “hâm nóng” lại tình cảm vợ chồng.
Quyết định là vậy, nói là vậy, nhưng chồng chị Bích vẫn hằn học vì cái sự ngoại tình của vợ. Có lần, khi hai vợ chồng đang “yêu” đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi “Cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có “động tác” nào khác anh không?..” làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Một buổi tối chị Bích đến bên chồng khẽ khàng thông báo: “Anh ơi, hình như em có thai”. Tưởng rằng câu nói ấy sẽ khiến cho anh chồng sướng điên đảo. Vậy mà đáp lại chị là sự hốt hoảng, rồi lạnh lùng của anh ta: “Vô lý, lần nào trước khi quan hệ anh cũng dùng bao (cao su) mà?”. “Anh nhớ lại đi, có một lần anh đi uống say về nên quên” – chị Bích cố gắng gợi lại. Nhưng anh chồng vẫn kiên quyết: “Còn lâu tôi mới quên” rồi quay ngoắt sang chì chiết: “Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng “phi công trẻ” kia chứ gì”.
Kể từ đó, chị Bích triền miên sống trong “bạo hành tinh thần” của ông chồng trí thức.
Suốt thời gian mang thai, rồi khi con đã được 3 tuổi, Bích trở thành một “cái bóng” không hơn không kém. Người chồng hoàn toàn coi như chị Bích không có mặt. Lúc ăn cơm anh ta gắp đầy đủ đồ ăn rồi bê bát ra một góc. Chị Bích ngồi phòng khách xem tivi thì anh ta lên phòng ngủ xem. Khuya, chị Bích vào phòng ngủ thì anh ta ôm gối ra ngủ tại salon phòng khách. Bất cứ nơi nào chị Bích xuất hiện thì người chồng đều xa lánh. Chuyện “giao ban” dĩ nhiên là tuyệt đối không.
Video đang HOT
“Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng “phi công trẻ” kia chứ gì”.
Rất nhiều lần chị Bích kiếm cớ hai vợ chồng gần gũi, để chị có dịp thanh minh thì anh chồng đều gạt ra: “Lại thèm hơi trai mà chúng nó chán hết rồi chứ gì? Không đứa nào nó thèm sờ mó vào cái thân nát bấy của cô nên cô về “ăn quàng” cả tôi hả? Xin lỗi, tôi thà ra ngoài ngủ với 1 con đĩ công khai còn hơn ái ân với 1 con cave giả vờ ngoan hiền là cô…”.
Thậm chí anh ta nhất quyết bắt con trai phải gọi bằng bác, nếu nhà có khách, có ông bà đến chơi thì mới được gọi anh ta là bố. Không những thế, anh ta suốt ngày tiêm nhiễm vào đầu con trai những câu như: “Mẹ mày ngủ với trai mà đẻ ra mày, tao không phải bố mày…”, hay “Mẹ mày là đĩ”
Luôn nghiệt ngã với vợ và con, nhưng chỉ cần trong nhà có khách là anh ta tỏ ra âu yếm, vô cùng yêu vợ và quan tâm đến con trai. Làm người ngoài và ngay cả những người thân, anh em trong gia đình đều tấm tắc nói chị Bích tốt số vì lấy được người chồng vừa giỏi kiếm tiền vừa yêu vợ thương con.
Mệt mỏi với người người chồng trí thức “hai mặt”, Bích quyết định đâm đơn ra tòa ly dị.
Bạo hành trong giới trí thức không phải bây giờ mới có, nhưng người Việt thường có tâm lý “chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau” nên các vụ bạo hành ít bị phanh phui. Đặc biệt là bạo hành trong giới trí thức, họ còn có cái “sĩ diện” của giới trí thức, đâu ai muốn “vạch áo cho người xem lưng” nên các vụ bạo hành vẫn diễn ra âm ỉ như những con sóng ngầm.
Những trường hợp bị chồng bạo hành về tinh thần, tuy không gây thương tích về thể chất cho người phụ nữ nhưng nó lại làm tổn thương rất lớn cho tinh thần, tâm lý của họ. Đặc biệt, những chị em có trình độ học thức cao, thường rất tự trọng về bản thân. Họ hiểu được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, xã hội. Họ luôn mong muốn được mọi người, nhất là “nửa kia” tôn trọng nên sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ, giằng xé khi bị bạn đời coi thường, xỉ nhục.
Ngoài ra, các kiểu bạo hành về thể chất tuy ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn có thể nhờ sự can thiệp ngay của mọi người xung quanh và chính quyền địa phương. Còn khi bị hành hạ về tinh thần, đa số chị em rất khó nhờ sự trợ giúp bởi nó thường diễn ra lặng lẽ, âm thầm, không để lại dấu vết có thể nhìn thấy.
Hơn nữa, những phụ nữ trí thức bị khủng bố tinh thần thường luôn cố gắng để tự mình thoát ra khỏi cảnh này mà không muốn nhờ tới sự chia sẻ, giúp đỡ của người khác. Đa số những bệnh nhân của phòng khám tâm lý đều đã trải qua một quá trình dài đau khổ, mệt mỏi, có người tới vài năm. Và cũng rất nhiều người trong số họ cuối cùng phải chọn giải pháp ly hôn để tìm lại sự thăng bằng trong cuộc sống và tâm hồn của mình, khi các ông chồng không thể thay đổi.
Theo VNE
Bạo lực tinh thần đau hơn thể xác
Ngày mới lấy nhau, anh hay càu nhàu gã hàng xóm vì can tội đánh vợ. Có khi anh còn tức tối đến mức, mỗi khi ăn cơm mà thấy nhà bên đánh nhau, cãi chửi nhau là anh không nuốt nổi.
Lắm lúc anh nói muốn sang tận nơi can thiệp nhưng vì tôi cản nên anh thôi. Chuyện nhà người ta cứ để cho người ta lo, mình người ngoài xen vào làm gì. Anh nói bằng cái giọng rất cứng: "Đàn ông không bao giờ được đánh phụ nữ dù có chuyện gì đi chăng nữa. Mà là vợ mình thì càng không bao giờ có thể chấp nhận chuyện đó. Những kẻ đánh vợ là những kẻ không ra gì, rất mất mặt đàn ông".
Có vẻ anh tức giận vì một phần anh ta làm mất mặt anh, chứ không hẳn thấy bất bình mà lao vào. Nhưng dù sao, những gì anh nói cũng khiến tôi mát lòng, mát dạ vì suy cho cùng, anh cũng đã biết nghĩ, đàn ông không nên đánh vợ.
Vậy nhưng đúng là &'đời không như mơ'. Những tưởng sẽ có được người chồng như ý, tâm lý, lo lắng cho vợ con nhưng anh lại chẳng phải người đàn ông như thế. Mỗi ngày anh đều đi làm về muộn, rồi lại lên nhà tắm, xuống ăn cơm. Có món không ăn được thì anh nói này, nói nọ. Anh bảo tôi không biết tiết kiệm chi tiêu, toàn mua những thứ anh không ăn được. Thật lạ, anh không ăn được thì tôi ăn chứ có phải mua cho mình anh ăn đâu.
Có vẻ anh tức giận vì một phần anh ta làm mất mặt anh, chứ không hẳn thấy bất bình mà lao vào. (ảnh minh họa)
Có người bạn cũ của tôi liên lạc, chỉ là muốn gặp lại tôi, tâm sự trò chuyện sau một thời gian dài không gặp gỡ. Tôi cũng nhận lời và cũng nói qua với anh. Nhưng suốt trong bữa ăn, anh nói tôi là kiểu đàn bà không ra sao cả. Có chồng rồi mà còn đi gặp người khác, nhất là đàn ông. Tôi nói lại anh rằng "bạn bè thì có gì mà không được. Cớ gì anh lại đay nghiến, cho rằng em lăng nhăng. Chẳng lẽ lấy chồng thì không được bạn bè hay sao?". Thế mà anh nói tôi suốt buổi tối. Anh mang cái luận điệu đàn bà phải thủy chung, phải nhu mì, phải nghe lời chồng, không được cãi chồng, không được quan hệ bạn bè nhiều.
Anh cho rằng tôi mượn cớ này để gặp gỡ những người đàn ông khác. Anh còn bóng gió về đạo lý làm vợ là phải chồng nói sao nghe vậy. Chồng đã không thích thì đừng có mà làm. Tôi nào dám cãi lời anh, tôi luôn nghe anh nói nhưng cái gì vô lý quá thì phải phản kháng, không phải anh nói sao tôi cũng nghe vậy thì có phải là vô lý quá không.
Có lần, vì nhà mẹ đẻ tôi có việc nên tôi nói muốn về mấy ngày. Vậy mà anh lại cái luận điệu gia trưởng, anh nói đi đâu thì phải có chồng đi cùng, không thể để vợ đi mấy ngày như vậy, làm gì, đi đâu ai biết đấy là đâu. Tôi nào có phải loại lăng nhăng gì, cũng đâu phải là người vợ không chu toàn. Mà tôi về nhà mẹ đẻ chứ có đi đâu. Vậy mà anh khó chịu, anh cau có, anh cho rằng tôi này nọ. Tôi cũng mệt rồi.
Suốt tối anh ngồi vạch kế hoạch trong tuần cho tôi. Anh nói, đi đâu phải được sự cho phép của chồng thì tôi mới được đi. Còn cả chuyện kinh tế gia đình, anh bắt tôi phải ghi từng khoản chi tiêu lại, không được thiếu một xu. Làm gì, tiêu gì, cần tiền vào việc gì phải nói cho chồng biết, không thể cứ im ỉm tiêu tài sản chung.
Nghĩ đến mà tôi phát mệt người. Đấy, anh thường nói đàn ông không nên đánh phụ nữ nhưng xem ra, nỗi đau tinh thần, sự dày vò về tinh thần còn khiến tôi mệt mỏi hơn nhiều. Suốt ngày tôi sống không yên, nghe đủ luận điệu này tới luận điệu khác, gò ép một cách đau khổ. Tôi thà là cứ bị anh cho cái bạt tay như ông hàng xóm, có lẽ còn nhẹ lòng hơn nhiều. Chẳng ai muốn bị chồng đánh, nhưng có lẽ anh không hiểu, có những sự dày vò về tinh thần còn đau hơn cả thể xác.
Theo VNE