Đòn gánh, balo và bản đồ Việt Nam
Hình thế bản đồ Việt Nam khiến nhiều người liên tưởng tới dáng dấp một người nông dân gánh lúa. Hai thúng lúa trĩu nặng là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, chiếc đòn gánh là dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Nhạc sĩ Phạm Duy, trong một ca khúc cực kỳ trữ tình, bay bổng về đời sống cần lao của đôi uyên ương trong xã hội nông nghiệp, có đoạn ca từ đỉnh cao của diễm tình thôn dã: “Hỡi anh gánh gạo trên đường/ Gạo Nam, gạo Bắc, đòn miền Trung, gánh đừng để rơi / Chàng chàng ơi, gánh đừng để rơi” (Vợ chồng quê). Đỉnh cao là ở chỗ, ông nhạc sĩ đã tạc dựng đời sống lao động rất đỗi bình dị của người nông dân Việt truyền thống lên dáng nước non, đầy màu sắc sử thi nhưng vẫn giữ được cái tâm tình thong dong bay bổng, chỉ có ở cái thời người ta còn tìm thấy sự yên thân, lạc nghiệp trong xã hội nông thôn thanh bình.
Nhưng sẽ ra sao, khi cô thôn nữ dịu dàng năm xưa từng nhắn tình lang đừng “đứt gánh giữa đàng” giờ đây đang đỏ mắt tăng ca trong một xí nghiệp có quy mô hàng chục ngàn công nhân với một quy trình lao động khép kín nơi thành phố nhộn nhịp nào đó?
Hỏi ngẩn ngơ như thế, vì rất có thể, ngày nay, cô tình nương thẹn thùng kia đã nằm trong dòng chảy của hiện tượng nữ hóa di cư từ thôn quê ra đô thị, vốn là xu hướng chính trong gần ba thập niên đầu Đổi mới1 do sự giảm cầu lao động trong các họat động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và sự gia tăng các cơ hội việc làm, cơ hội cải thiện đời sống tại các thành phố, khu công nghiệp.
Lý tưởng mà nói, “gánh đừng để rơi” vẫn là câu nhắc nhở và ủi an luôn ngân lên thống thiết trong tâm trí những nhà nông còn sót lại trong một xã hội chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp truyền thống sang “công nghiệp hóa hiện đại hóa”. Họ đã bước sang chuyến tàu khác của lịch sử nhưng tâm trí vẫn còn hoài nhớ những sân ga với bao ân tình và nề nếp cũ.
Năm 2013, Phạm Duy mất. Vị nhạc sĩ duy mỹ của nền tân nhạc Việt Nam chưa kịp update vào chùm tác phẩm mới của mình một hình tượng mới, thay cho “gạo Nam gạo Bắc, đòn miền Trung”. Cũng có thể trong những năm tháng cuối đời, vì sức khỏe, ông không có dịp lặn lội đến những bến xe khách dọc các khu công nghiệp để nhận lại người quen năm nào, là những chàng, nàng trong ca khúc Vợ chồng quê bây giờ không còn gánh thóc nữa, mà tay xách nách mang những ba lô nặng nề kéo nhau lên phố tìm cơ hội đổi đời.
Chiếc đòn gánh dẻo dai không còn đánh nhịp trên vai người nông dân. Đôi mắt thanh xuân đong bằng biết bao nhiệt huyết, niềm tin vào đời sống năm nào được thay bằng ánh mắt xa vắng tha hương hiu hắt. Họ rũ bỏ giấc mơ quen thuộc của bao thế hệ, là được sống và chết yên thân trên chính mảnh đất quê nhà để dò dẫm đi vào canh bạc cuộc đời, canh bạc thời đại.
Tâm thức gánh phai nhạt. Đô thị hóa không chỉ là sức ép trước mặt phải đối diện, mà thúc đuổi từ phía sau lưng họ. Những phên giậu ngàn năm đóng kín mở bung, thất thủ. Bờ xôi ruộng mật thành sân golf, khu công nghiệp, dự án bất động sản. Nếp sống phố phường xâm nhiễm và chi phối những quan hệ hành xử thường ngày giữa người với người. Làng quê bình yên trở thành một phiên bản của thứ đô thị nháp, chưa nói, nó cũng là nơi đón về vô vàn phế phẩm từ đô thị, sự tha hóa của con người trong những nỗ lực hội nhập bất thành.
Ra đi là một cách thế tồn tại.
Từ đó, chiếc balô sẽ theo trai gái quê bước vào những cuộc viễn du về phía ánh sáng đô thị. Cuộc dịch chuyển từ văn minh tre nứa nông nghiệp hiện thân nơi chiếc đòn gánh mềm dẻo mà uyển chuyển khỏe mạnh sang những chiếc balô trĩu nặng tâm tình tha phương có lẽ là biểu trưng của bước trở mình lớn lao trong cấu trúc xã hội, cơ cấu lao động, từ nền tảng truyền thống sang lao động công nghiệp phổ thông tự do, từ tâm thức “mạch sống khơi trên luống cày” sang chế độ làm công ăn lương đầy bấp bênh…
Một hôm nào đó, trên phố, ở cột đèn đỏ, ta giật mình nhìn quanh. Cái nhân quần hỗn độn xung quanh đang đồng dạng trong một tư thế quen thuộc: mông cưỡi xe, vai mang balô, mắt dáo dác lượn lách trong đám đông để lao về phía trước. Chiếc balô đã dính chặt với hai vai, đi cùng với thân phận anh chàng, cô nàng nhập cư đô thị tự bao giờ. Nó có mặt ở khắp nơi. Bất cứ thời tiết nào, mưa hay nắng. Bất cứ không gian nào, sang trọng trong những văn phòng tập đoàn hay chốn công trình bụi bặm. Balô khoác vai người trẻ đến công sở, trường học. Balô khoác vai người già đến bệnh viện. Balô khoác vai người công nhân đến công xưởng…
Khắp nơi, ta balô.
Khác anh nông dân chỉ quàng gánh khi có việc đồng áng cần đến sức vóc gánh vác, người đô thị mang balô theo một thứ thói quen, vô thức. Người ta mang khi trong balô có thứ để đựng và mang hờ ngay cả khi bên trong trống rỗng chẳng có gì. Người ta mang balô vì thấy cần thiết nhưng mang theo cả khi không có dịp gì để phải dùng đến. Thậm chí, nó, chiếc balô trở thành một thứ trang sức từ trường học ra đường phố, từ công sở lên sàn diễn catwalk.
Người ta có cảm giác hữu ích, đỡ thừa thãi hơn trong đô thị bộn bề khi mang vác một thứ gì đó trên vai.
Sâu bên dưới thói quen, hay lời giải thích về sự tiện dụng của chiếc balô, với người Việt, đó còn là sức sống dai dẳng của tâm thức gánh gồng bước ra từ xã hội thuần nông trong quá khứ.
Chiếc quang gánh của chàng trai lực điền đã để rơi trong làn sóng đô thị hóa, nó chuyển hóa sang chiếc balô gọn gàng hơn nhưng chứa đựng nhiều ưu tư khó giãi bày hơn. Trong cuộc chuyển đổi này, lời hát “gánh đừng để rơi” đã là dĩ vãng của tháng năm cũ thân thương nhưng vô vọng vãn hồi.
Trong chừng nửa thế kỷ tới, người Việt về già có lẽ sẽ ít bị mắc chứng lưng còng dấu hỏi như các bậc tiền nhân một đời tần tảo gồng gánh, mà sẽ chuyển sang đau thần kinh tọa chỉ vì sức nặng của những chiếc balô hằng ngày đè nặng truyền trọng lực theo phương thẳng đứng lên cột sống.
Cho dù biết, mỗi hình thức của sự mang vác có một nỗi thống khổ riêng. Nhưng nỗi thống khổ của chiếc balô thì hình như khó thi vị hóa hơn nhiều so với chiếc đòn gánh.
Làm sao có thể tình tứ bay bổng được khi hình dung bản đồ đất nước thời bây giờ hao hao dáng một kẻ khuỵu chân vì chiếc túi balô đầy căng đeo ôm trước bụng?!
Về mặt tạo hình mà nói, hình ảnh đó rất khó để thành nhạc, thành thơ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên/ Theo Tia sáng
Tiêu đề do TVN đặt
Theo_VietNamNet
30 phút nghe kẻ sát nhân tâm sự
Cuộc trò chuyện với Trương Văn Hà (tức Hà "cọ"), được PV ANTĐ thực hiện khi đồng hồ điểm 0h15 ngày 16-2. Nhiều thông tin xoay quanh cuộc đời của gã đàn ông lưu manh này được hé lộ. Anh ta nói không ghen tuông, dù có thông tin vợ đang cặp bồ. Vậy, đâu là nguyên nhân Hà "cọ" hành hạ, đánh đập và bắn chết vợ dã man trong chiều 30 Tết?
Video đang HOT
Dù là dân lưu manh, nhưng Hà "cọ" vẫn rơi nước mắt khi nói về vợ, về cuộc đời tù tội của anh ta
Ở tù nhiều hơn ở nhà
- Anh quen vợ (chị Trương Thị Lan Phương, 35 tuổi) trong hoàn cảnh nào?
- Tôi ra tù khoảng 1 năm thì gặp Phương. Hai người yêu và cưới nhau.
- Anh có mấy tiền án?
- 4 tiền án, đều tội cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng.
- Lần đầu đi tù khi nào?
- Khi đó tôi 17 tuổi. Năm ấy còn trẻ, gặp xích mích với một thanh niên cùng độ tuổi, tôi cầm gạch, đòn gánh vụt anh ta gây thương tích. Án đầu tiên "đi" 3 năm tại trại giam Tân Lập, Phú Thọ.
- Anh học hết lớp mấy?
- Có đi học ngày nào đâu, tôi không biết chữ.
- Anh cho vay nặng lãi, làm nghề thu nợ mà không biết chữ à?
- (Không trả lời).
- Bố mẹ anh sinh được mấy người con?
- 9 (4 trai, 5 gái), tôi là thứ 7. Anh chị tôi đều đã trên 60 tuổi. Nhà chỉ có mình tôi đi tù.
- Hồi nhỏ chắc anh nghịch nhất nhà?
- Tôi không phải là người khó bảo.
- Anh lấy vợ đầu tiên khi nào?
- Năm 1994, sau khi chấp hành xong bản án thứ 2. Hai vợ chồng tôi có 1 đứa con trai.
- Con trai anh giờ thế nào?
- Cưới vợ xong một thời gian, tôi lĩnh bản án thứ 3 can tội cố ý gây thương tích - năm 1995, mức án 15 năm. Lúc này vợ đầu của tôi đang mang thai tháng thứ 8. Sinh con được 6 tháng, cô ấy bỏ con lại cho bà nội nuôi, đi đâu mất tích không quay lại nữa. Bà nội nuôi cháu từ đó.
- Cháu có hay lên trại thăm anh không?
- Khi cháu được khoảng 1 tuổi, bà nội có đưa lên thăm.
- Sau khi ra tù năm 2009 anh làm gì, ai nuôi con anh?
- Tôi ra tù được một thời gian thì mẹ tôi mất, khi đó con tôi đã lớn, nó tự sống.
- Bây giờ con anh đang ở đâu?
- Nó nghịch ngợm nên đang bị đi trại.
- Anh biết gốc gác của mình ở Trung Quốc không?
- Tôi không biết.
Nghiện rượu, ma túy "đá"
- Sau khi dùng súng bắn vợ, anh có nghĩ chị Phương chết không?
- Tôi có đến bệnh viện và biết vợ chết tại đó
- Sau khi rời khỏi hiện trường anh ở đâu?
- Tôi tiếp tục gọi "đàn em" đi uống rượu.
- Từ ngày cưới chị Phương, hai người có hay xảy ra cãi vã, xô xát?
- Cãi nhau thì thi thoảng chứ chưa bao giờ tôi đánh vợ.
- Anh có dùng ma túy không?
- Có, dùng ma túy "đá".
- Sau khi ra tù anh mưu sinh bằng nghề gì?
- Tôi và vợ vay mượn tiền của anh em ngoài xã hội để làm ăn. Vợ chồng tôi sống bằng nghề cho vay nợ. Ai cần tiền thì chúng tôi cho vay, không cần tín chấp gì.
- Anh không biết chữ thì hợp đồng, giấy tờ vay nợ kiểm soát ra sao?
- Vợ tôi hướng dẫn, lo cả.
- Lãi, gốc thu thế nào?
- Người vay tiền tự mang đến nhà tôi nộp, lãi tính theo ngày. Cứ 10 triệu, mỗi tháng tôi lãi 500.000 đồng.
- Sau khi bắn chết vợ, anh có bị ám ảnh không?
- Tôi cũng áy náy, cố đợi qua 49 ngày mất của vợ sẽ ra đầu thú.
- Anh có biết mình bị truy nã không?
- Có, thế nên mới trốn sang Trung Quốc
- Trước khi vượt biên, anh đi những đâu?
- Loanh quanh ở Hà Nội, cứ chỗ nào có nhà nghỉ là tôi vào ở 1-2 ngày, sau đó đi chỗ khác.
- Anh thấy việc mình gây ra thế nào?
- Tôi sai rồi, ân hận cũng chẳng kịp, đành chấp nhận.
- Sao lúc vợ nhảy từ tầng 2 xuống bỏ chạy, anh vẫn đuổi theo đánh đập, dùng gậy vụt?
- Lúc đấy làm sao nghĩ được nữa.
- Sáng 30 Tết, anh uống hết 1 lít rượu?
- Tôi nghiện rượu, ngày nào cũng thế.
- Bình thường vợ anh có can ngăn uống rượu không?
- Tôi uống xong có gây gổ với ai đâu mà can
- Mùng 1 Tết anh ở đâu?
- Trong nhà nghỉ, đến nhà anh em ai họ chứa. Tối ngủ, ngày lang thang ra đường.
- Mọi năm ngày giao thừa anh làm gì?
- Chỉ ở nhà thôi, vợ nấu nướng ăn Tết
- Con trai anh đi trại bao giờ về?
- Tháng 9 này cháu ra.
- Sao anh có tên là Hà "cọ"?
- Trong trại cắt đầu trọc nên mọi người gọi thế.
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc anh bắn vợ?
- Trưa 29 Tết, Phương về bảo tôi đưa cho 1 tỷ đồng để trả nợ. Sáng hôm sau khi ngủ dậy, tôi bảo vợ đi mua đồ lễ thắp hương cho bố mẹ tôi, cô ta lại nói bố mẹ anh anh đi mà thờ, mà thắp, con anh anh đi mà trông. Tức quá nên cãi vã, đánh nhau.
- Bố mẹ anh mất lâu chưa?
- Bố mất gần 20 năm, mẹ gần 4 năm.
- Anh và Phương đã có con chưa?
- Chúng tôi ở với nhau được 4 năm, chưa có con.
Tối 30-1 (tức 30 Tết Giáp Ngọ 2014), tại số nhà 15 ngõ 214, phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP Hà Nội, giữa Trương Văn Hà và vợ là Trương Thị Lan Phương (35 tuổi) xảy ra mâu thuẫn trong sinh hoạt. Hà nổi khùng đánh đập chị Phương dã man. Mặc cho người nhà và bạn bè can ngăn, Hà vẫn điên cuồng dùng súng bắn, khiến chị Phương bị thương nặng, sau đó tử vong tại bệnh viện. Sau khi gây án, Hà bỏ trốn sang Trung Quốc và bị bắt vào sáng 15-2, tại thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
Theo ANTD
Cọng rau tử tế! Rau không bán được. Lòng người cũng héo như rau. Đầu tư bao nhiêu tiền bạc, công sức; bao nhiêu dự định, chờ mong đã không được đền đáp. Người nông dân chỉ còn biết thở dài đứng nhìn những luống rau già quá lứa. Sau Tết giá rau xanh "rẻ như bèo" vẫn ế khách. Thông thường cứ sau tết, nhu cầu...