Đón đợt sóng mới, lại phím nhau dồn tiền đánh cổ phiếu bank
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền khi mà triển vọng của ngành này vẫn sáng sủa.
Trong phiên 6/4, có 18 mã ngân hàng tăng giá, 7 mã đứng giá tham chiếu và chỉ 2 mã giảm.
Những thông tin đã và sắp được công bố tại các đại hội cổ đông giúp giới đầu tư thấy rõ hơn về triển vọng của cổ phiếu nhóm ngành này.
Cổ phiếu VPBank (VPB) tiếp tục tăng mạnh sau khi lãnh đạo ngân hàng này cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý I có thể đạt hơn 11 nghìn tỷ dồng, cao gấp 2,75 lần cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Quân đội MBBank (MBB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 20,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Dư nợ tín dụng tăng khoảng 16% lên 472 nghìn tỷ. Tổng tài sản dự kiến tăng 15% lên 700 nghìn tỷ đồng.
TPBank của ông Đỗ Minh Phú cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 21 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận ấn tượng với 8,2 nghìn tỷ trong năm 2022.
Theo nội dung tài liệu ĐHCĐ vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đặt kế hoạch lãi trước thuế tăng 34% lên 6,8 nghìn tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 30% và tổng tài sản tăng 14% lên 233 nghìn tỷ đồng.
Cuộc đua trong nhóm ngân hàng về lợi nhuận và quy mô ngày càng sôi động.
Video đang HOT
Sacombank (STB) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 tăng 20% lên 5,28 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phương án chia cổ tức cho cổ đông và hoàn thành sớm Đề án tái cơ cấu và số hóa toàn diện các hoạt động của ngân hàng.
ABBank đặt mục tiêu tăng lãi trước thuế tăng 56% trong năm 2022 lên 3.079 nghìn tỷ đồng. Quy mô tài sản tăng 14% so với đầu năm. Huy động thị trường 1 tăng 18% và dư nợ tín dụng tăng 17%.
Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lên kế hoạch lãi trước thuế tăng 25% lên hơn 15 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Với tốc độ tăng trưởng như này, chỉ vài năm ACB cũng sẽ lọt câu lạc bộ lợi nhuận tỷ USD.
Sau khi VPBank báo mức lợi nhuận quý I/2022 tăng trưởng rất cao và có thể đạt hơn 11.000 tỷ đồng, cuộc đua trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) của ông Đặng Khắc Vỹ hôm 16/3 tổ chức đại hội cổ đông thường niên với kế hoạch lãi hơn 10 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và đặt ra mục tiêu tăng trưởng mạnh và kỳ vọng lợi nhuận tỷ USD trong 5 năm tới.
Mốc lợi nhuận tỷ USD trước đây là điều khá xa vời với các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, sự bứt phá dữ dội về quy mô và dịch vụ của các ngân hàng và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản, thép… đã giúp nhiều doanh nghiệp ghi dấu ấn lợi nhuận tỷ USD trong 2-3 năm qua.
Trong năm khó khăn 2021, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận 5 doanh nghiệp đạt mốc lợi nhuận tỷ USD, trong đó có 2 gương mặt ngân hàng mới gồm Techcombank (1 tỷ USD), VPBank (38 nghìn tỷ đồng). Trước đó, Vietcombank đã ghi nhận lợi nhuận tỷ USD trong 2-3 năm qua.
Theo VDSC, nhóm ngân hàng vẫn hấp dẫn trong trung và dài hạn. Việc Mỹ tăng lãi suất sẽ không có tác động đáng kể đến ngành ngân hàng Việt Nam, nhờ vào dòng vốn USD tốt. Câu chuyện tăng trưởng của nhóm ngân hàng sẽ dần rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2022.
Theo SSI Research, ngân hàng sẽ là ngành cần chú ý trong tháng 4 sau khoảng thời gian dài giao dịch trầm lắng. Nhìn chung các ngân hàng có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận tương đối tích cực. SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cuar nganhf có thể đạt khoảng 24% -25% so với cùng kỳ. Cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến dao động trong khoảng 15%-35%.
Chứng khoán Rồng Việt cungx tin tưởng triển vọng lạc quan với nhóm cổ phiếu ngân hàng khi mức tăng trưởng dự phóng lợi nhuận năm 2022 ở mức trên 30%.
Tích lũy chờ đợt tăng mới
Theo BSC, hiện VN-Index đang tích lũy quanh vùng 1.505-1.525, và trong ngắn hạn, chỉ số nhiều khả năng vẫn tiếp diễn xu hướng này.
SHS cho rằng, VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 1.515-1.530 điểm để lấp động lực bật tăng sau này.
Trong khi đó, MBS tin rằng, triển vọng tiệm cận đỉnh cũ hoặc vượt đỉnh lịch sử của của VN-Index càng được củng cố nhờ dòng tiền đang quay trở lại nhóm cổ phiếu VN30 cũng như nhóm cổ phiếu cơ bản. Với phiên lấp GAP hôm 6/4, thị trường cũng đã kiểm tra thành công trendline giảm kể từ đầu năm với thanh khoản ở mức cao, đó là những dấu hiệu cho thấy thị trường khỏe.
Chốt phiên giao dịch 6/4, chỉ số VN-Index tăng 2,87 điểm lên 1.522,9 điểm. HNX-Index giảm 9,27 điểm xuống 446,83 điểm. Upcom-Index giảm 0,86 điểm xuống 116,84 điểm. Thanh khoản đạt 34,8 nghìn tỷ đồng, trong đó có 30,0 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
Cổ phiếu bất động sản phục hồi mạnh
Dù nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh, nhưng có lẽ tạo nên sự bất ngờ nhất là nhóm cổ phiếu bất động sản, khi hàng loạt những mã cổ phiếu trong nhiều ngày liên tiếp giảm sàn thì trong phiên hôm nay ngày 21/1 tăng kịch trần.
Tại nhóm cổ phiếu bất động sản, các mã giảm sàn liên tiếp "bỗng dưng" tăng trần đáng chú ý nhất là những mã thuộc họ FLC như FLC và AMD, trong khi HAR cũng tăng 4,4%.
Ngoài ra, các mã BII, CEO, CKG, DIG, DRH, FID, HD6, HDC, HQC, IDJ, KAC, LDG, LGL, PTL, PVL, SCR, SGR, VRC cũng kết phiên trong sắc tím.
Lực đẩy của thị trường hôm nay phần lớn đến từ nhóm ngân hàng. Theo đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn SSB đứng ở mốc tham chiếu. Tất cả các mã ngân hàng còn lại đều ở chiều tăng giá.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng diễn biến rất tích cực. Các mã BSR, OIL, PLX, PTV, PVB, PVC, PVD, PVS tăng từ 1,2-6,4%.
Sau chuỗi phiên tăng giá mạnh, hôm nay nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến khá tiêu cực khi hầu hết các mã trụ cột ở chiều giá đỏ. Cụ thể, SSI, SHS, VND, HCM, FTS, CTS... ở chiều giảm giá.
Khối ngoại phiên hôm nay bán ròng mạnh với 1.120,8 tỷ đồng trên HOSE, trong khi chỉ mua ròng 20,64 tỷ đồng trên HNX và 6,17 tỷ đồng trên UPCOM.
Chốt phiên giao dịch ngày 21/1, VN-Index tăng 7,59 điểm lên 1.472,89 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 811,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 22.982 tỷ đồng. Toàn sàn có 226 mã tăng giá, 235 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 6,04 điểm lên 417,84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 90,1 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 2.349,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 161 mã tăng giá, 102 mã giảm giá và 35 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,01 điểm lên 109,68 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 136 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 2.031,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 263 mã tăng giá, 154 mã giảm giá và 82 mã đứng giá.
Áp lực bán gia tăng khiến VN-Index giảm điểm, nhóm ngân hàng khởi sắc Trong phiên giao dịch sáng 13/1, dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán. Nhờ sự thăng hoa của nhóm "đầu tàu" là ngân hàng, đặc biệt là BID đã giúp nhóm ngân hàng có sự khởi sắc. Ảnh: TTXVN. Trong phiên sáng 13/1,...