Đớn đau cảnh nữ sinh lớp 10 nhìn cha mẹ chờ chết vì bệnh ung thư
Từ ngày cả cha lẫn mẹ mắc trọng bệnh, việc học tập của Hằng thường xuyên bị gián đoạn, bởi nhiều khi em phải nghỉ học để vào viện chăm sóc người thân. Lắm lúc ngồi trong lớp học, nhưng nghĩ về cha mẹ đang quằn quại vì bệnh tật là nước mắt em cứ chảy không ngớt.
Tiếp nhận thông tin về hoàn cảnh éo le của em Phan Thị Thu Hằng (học sinh lớp 10 chuyên Toán, trường THPT Lê Qúy Đôn, tỉnh Quảng Trị) cùng lá đơn cầu cứu từ gia đình, khiến chúng tôi vô cùng xót xa.
Vượt hàng trăm cây số đến thăm gia đình em, người viết càng thấu hiểu được những khó khăn mà gia đình Hằng đang gặp phải. Và, cũng thật khó có thể diễn tả hết sự cay đắng, những suy nghĩ trong tâm hồn cô học trò nhỏ, khi cả cha lẫn mẹ đều mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Hơn nữa, em vẫn còn đang trong độ tuổi cắp sách tới trường, chưa biết rồi đây tương lai sẽ đi về đâu nếu cha mẹ em không còn đủ sức chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo ấy.
Đã nhiều năm nay, mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình anh Hòa, chị Yến, rất nhiều người dân thôn Xuân Mai, xã Gio Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đều động lòng thương cảm. Có lẽ, họ dành cho anh chị những tình cảm thương mến, sự sẻ chia lúc khó khăn là vì quý tính cách hiền lành, chăm chỉ lao động nhưng không may lại mắc phải bệnh tật hiểm nghèo.
Căn bệnh ung thư của anh Hòa đã chuyển sang giai đoạn cuối
Trong căn nhà cấp 4, anh Phan Văn Hòa (54 tuổi) nằm trên giường thở từng hơi khó nhọc. Người thân anh Hòa cho hay, anh vừa trải qua đợt điều trị dài ngày tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vì căn bệnh xơ gan, xuất huyết dạ dày đã chuyển sang giai đoạn cuối. Đã 4 năm qua, anh đi khắp bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng bệnh tình không thuyên giảm được bao nhiêu. Thậm chí ngày càng trở nên nặng thêm. Mỗi lần điều trị như vậy cũng kéo dài từ 1 đến 2 tháng, chi phí điều trị vô cùng tốn kém.
Để cầm cự với bệnh tật, anh Hòa chỉ ăn được chút cháo loãng lấy sức
Chị Lê Thị Tình – em dâu anh Hòa cho biết: “Bệnh tình của anh Hòa giờ đây chỉ còn tính từng tháng, từng ngày thôi. Rời bệnh viện đã mấy ngày nay nhưng ngày nào anh cũng ho ra máu, hàng ngày chỉ nuốt được ít cháo loãng, thân hình gầy guộc, nước da trở nên nhợt nhạt. Bây giờ anh ấy chỉ biết nằm một chỗ, vận động chừng vài bước cũng sẽ rất khó thở”.
Tiếp chuyện chúng tôi trong bộ dạng yếu ớt, anh Hòa như cảm thấy bất lực trước số phận trớ trêu bỗng nhiên ập xuống gia đình mình. Dù được bệnh viện cho về nhà tự điều trị, nhưng anh luôn cảm thấy lo lắng vì không biết bệnh của mình có thể kéo dài được bao lâu. Hơn nữa, điều anh cảm thấy day dứt là vợ anh – chị Tạ Thị Yến (SN 1965) cũng đang nằm điều trị tại bệnh viện Trung ương Huế vì căn bệnh ung thư vòm họng.
“Ông trời đã không cho vợ chồng tui được khỏe mạnh, tui cũng đành chịu thôi. Tui chỉ thương cho bé Hằng, đang học lớp 10 nhưng luôn phải suy nghĩ về bệnh tật của cha mẹ, nên không thể tập trung cho việc học tập. Sống đến giờ này tui cũng không trông mong gì hơn nữa, chỉ có ước muốn rằng lỡ một mai này vợ chồng tui gục ngã, mấy chị em Hằng cũng có thể tự chăm sóc được lẫn nhau” – anh Hòa nghẹn ngào nói.
Cùng là công nhân cao su thuộc Nông trường Dốc Miếu, anh Hòa và chị Yến dần dần tìm thấy sự đồng cảm rồi phải duyên nhau. Năm 1988, anh và chị cưới nhau, rồi xây dựng hạnh phúc, lập nghiệp và sống nhờ vào những đồng tiền lương công nhân ít ỏi. Từ lúc sinh con, gánh nặng gia đình trở nên nặng thêm khiến vợ chồng anh phải quần quật làm thuê, làm mướn ngoài giờ mới có thể đắp đổi qua ngày. Chị Yến cũng nuôi thêm vài con lợn, con gà bán lấy tiền trang trải cuộc sống gia đình và nuôi con nhỏ.
Những tháng ngày lao động cật lực khiến anh như bị vắt kiệt sức, rồi mắc bệnh lúc nào không hay. Khoảng năm 2008, anh đi khám tại bệnh viện thì phát hiện mình bị mắc bệnh gan. Tuy vậy, anh vẫn dấu diếm chuyện bệnh tật và cố sức làm lụng để nuôi sống gia đình. Do quá lao lực nên nhiều khi đang làm việc anh Hòa bị ngất xỉu giữa rừng, cũng may được mọi người phát hiện và đưa về nhà kịp thời.
Không lâu sau đó, anh được Công ty cho nghỉ việc theo chế độ mất sức. Nguồn thu nhập đang ổn định thì bỗng nhiên bị cắt giảm khiến đời sống gia đình càng rơi vào cảnh khó khăn. Không đủ sức lao động, anh cùng vợ chăm chỉ đào đất, lật cỏ, chăn nuôi để đảm bảo miếng cơm cho cả nhà. Khi biết bệnh tình của mình đã quá nặng, anh cảm thấy đau đớn đến tận cùng. Anh sợ vợ con sẽ vì anh mà phải sống khổ sở, anh thương chị Yến phải một mình vật lộn với cuộc sống để nuôi con. Nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn càng đè nặng khiến người anh tiều tụy, sức khỏe suy yếu trầm trọng.
Mang trên mình trọng bệnh, anh chỉ mong muốn các con anh biết tự chăm sóc lẫn nhau
Đầu năm 2014, sóng gió lại một lần nữa ập xuống gia đình anh khi các bác sĩ cho biết chị Yến mắc phải căn bệnh ung thư vòm họng. Bao nhiều tài sản trong nhà cũng “đội nón ra đi” theo bệnh tật. Để tiếp tục kéo dài sự sống cho hai vợ chồng, anh đành phải cầu cạnh vay mượn từ người thân, nhưng số tiền ấy cũng không đủ chi phí thuốc thang cho những lần điều trị dài ngày tại bệnh viện. Có những lúc, cả hai vợ chồng đều nhập viện, các con anh phải thay phiên nhau, người ngược vào Huế, người ra Đông Hà để chăm sóc.
Để kéo dài sự sống, chị Yến phải thường xuyên vào xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế
Bệnh tình của chị Yến cũng ngày càng trở nên nặng thêm, sau nhiều lần tia xạ, phần miệng, cổ của chị bắt đầu xuất hiện những vết lở loét, khuôn mặt bị nám dần. Cứ sau nửa tháng, chị lại nhập viện một lần. Các bác sĩ cho hay, bệnh của chị phải trải qua 23 lần xạ trị, và chưa biết sẽ tiến triển đến đâu.
Video đang HOT
Trên cổ chị đã xuất hiện các vết nám
Từ ngày cả cha lẫn mẹ mắc trọng bệnh, cuộc sống gia đình rơi vào cảnh không lối thoát, việc học tập của Hằng cũng thường xuyên bị gián đoạn. Bởi nhiều khi em phải nghỉ học để vào viện chăm sóc người thân. Lắm lúc ngồi trong lớp học, nghĩ về cha mẹ mình đang quằn quại vì bệnh tật là nước mắt cứ chảy không ngớt.
Thương cho hoàn cảnh của em, các thầy cô, bạn bè trong trường luôn động viên, giúp đỡ để em vượt qua khó khăn hiện tại. Tuy vậy, nỗi lo về bệnh tật của cha mẹ vẫn luôn ám ảnh trong suy nghĩ Hằng. Vốn là học sinh giỏi xuất sắc nhiều năm liền, nhưng hiện nay, kết quả học tập của em cũng giảm sút. Sau giờ học trên lớp, em vội vã chạy vào bệnh viện để chăm sóc cho ba.
Suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, Hằng chỉ biết cúi mặt khóc. Dù rất thương cho ba mẹ, nhưng chính bản thân em cũng không biết làm cách gì hơn. Nhiều lần em định nghỉ học một thời gian để tập trung tinh thần chăm sóc cho ba, mẹ. Nhưng khi biết chuyện, người thân đã kịp thời khuyên nhủ em cố gắng học tập, em cũng đành nghe theo nhưng nỗi lo về bệnh tật của người thân vẫn luôn canh cánh trong lòng.
“Cháu cũng mong muốn học hành thật tốt, nhưng với tình cảnh gia đình như hiện nay, cháu không còn tâm sức đâu để học được nữa. Làm sao cháu có thể yên tâm được khi ba mẹ vẫn hàng ngày chịu đau đớn do bệnh tật hành hạ. Dù biết không thể làm được gì hơn nhưng vẫn muốn ở bên cạnh cha mẹ lúc khó khăn nhất. Chú ơi, có cách nào giúp ba mẹ cháu với. Gía như cháu có thể gánh được phần nào đau đớn cho người thân của cháu lúc này thì tốt biết bao nhiêu” – em Hằng khẩn cầu.
Ngoài thời gian học trên lớp, Hằng phải tranh thủ thời gian vào bệnh viện chăm sóc cho ba và mẹ
Suy nghĩ của cô học trò đáng thương khiến lòng chúng tôi đau nhói. Có lẽ, trong lòng em lúc này cũng đang bị dằn vặt và đau đớn lắm. Ở tuổi của Hằng, em có những ước mơ, hoài bão cao đẹp, nhưng hiện nay, việc học tập của em có thể bị dang dở vì cuộc sống gia đình đang lâm vào cảnh bế tắc.
Vừa kết thúc đợt kiểm tra học kỳ 1, Hằng bắt xe ngay vào Huế để lo cho mẹ đang điều trị tại đây. Em cho biết, mẹ em vẫn còn rất yếu, phải qua 5 lần xạ trị nữa. Tuy nhiên, những vết nám trên mặt vẫn chưa biến mất, những vết lở loét cũng chưa thể liền da.
Qua bài viết này, rất mong các nhà hảo tâm dang rộng vòng tay nhân ái, tiếp thêm nghị lực cho em vượt qua giai đoạn khó khăn, để em có thể tiếp tục được đến trường, thực hiện những ước mơ mà bấy lâu em từng ấp ủ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1677: Anh Phan Văn Hòa, thôn Xuân Mai, xã Gio Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoặc em Phan Thị Thu Hằng, học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn, TP Đông Hà Điện thoại: 01636.852.245 (số em Hằng). 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OFVIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đăng Đức
Theo Dantri
Ai cho anh Sống được... sống ?!
Bẻ mì tôm sống để tồn tại từng ngày với 180.000 đồng/tháng do nhà nước trợ cấp, anh vẫn nghĩ mình đang sống, nhưng với rất nhiều người khác, hình như anh không tồn tại trên cõi đời này.
Cả năm anh không có nổi lấy một bát cơm nếu như không được những người hàng xóm tốt bụng mang cho. Có lẽ vì thế mà khi gặp tôi, anh đã kể: "Mình chỉ mơ được ăn một bữa cơm gia đình, dù chỉ là bát cơm trắng thôi cũng mãn nguyện để về với đất rồi".
Đó là câu chuyện giữa tôi và người đàn ông tội nghiệp Ngô Trung Sổng ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam trong một chiều muộn giữa mùa đông giá rét. Tôi còn nhớ khi ấy về thăm anh, một cảm giác rờn rợn, sợ hãi và nơm nớp điều chẳng lành bởi chứng kiến căn nhà quá ư rách nát mà tưởng tượng chỉ cần một cái hẩy tay nhẹ là đổ tan tành. Ấy vậy nhưng đó lại là tổ ấm, là gia đình, là nơi trú ngụ những đêm sương giá của người đàn ông ấy.
Sống 1 mình, tính mạng của anh Sổng đang bị đe dọa bởi căn nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Căn nhà bị hư hại nặng với những phần mối mọt chi chít.
Không thể đi lại được bình thường như mọi người bởi từ nhỏ anh đã bị tê liệt và teo cơ nên việc di chuyển được hoán đổi sang hai tay. Tuy vậy cũng có lúc anh không lê nổi dù chỉ là một mét bởi cánh tay yếu, mỏi nhừ và uể oải. Những lúc ấy, trông anh tội lắm, gương mặt vốn đã khắc khổ lại càng thêmbi lụy bởi sự bất lực vào chính bản thân mình:
"Khi mọi người sinh ra được bình thường sẽ không mấy khi để ý hay trân trọng những gì mình đang có em ạ. Còn với anh, từ nhỏ đã không có cảm giác được đứng trên đôi chân của mình nên lúc nào cũng khao khát, cũng mơ ước dù chú biết sẽ chẳng bao giờ có ngày đó" - anh chậm rãi tâm sự với đôi mắt vẫn ướt nhèm khi nhìn vào đôi chân bé xíu, cong queo không thành hình của mình.
Không thể đi lại được bình thường, anh di chuyển bằng cách lê từng bước bằng tay.
"Mẹ mất từ khi anh mới lên 7, bố đi lấy vợ hai nhưng ông cũng qua đời cách đây gần 30 năm rồi nên hiện tại chỉ còn một mình anh thôi. Cuộc sống giờ phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền 180 ngàn đồng nhà nước cho, anh dùng tiền đó để mua mì tôm ăn hàng ngày".
Cuộc sống khó khăn, nghèo túng, hàng ngày anh chỉ ăn mì tôm sống để sống qua ngày.
Căn nhà của anh phải được chống xiêu vẹo bởi nó sắp sập.
Chỉ với mấy câu ngắn ngủi kể về cuộc sống của mình nhưng tôi hiểu được tận cùng sự nghèo túng và nỗi đơn độc bấy lâu nay anh Sổng phải chịu đựng. Không có nổi một chiếc cốc uống nước, một chiếc bát, chiếc thìa cũng không, đủ để tôi hình dung ra cách bẻ mì tôm ăn sống qua ngày thay bằng việc phải nấu chín nó.
Không có tiền dùng điện, anh dùng chiếc đèn dầu thắp sáng hàng ngày.
Thỉnh thoảng anh di chuyển bằng chiếc xe lăn mới được cho.
Sự nghèo túng, bần hàn còn lộ rõ ở chiếc giường cũ mọt, 4 chân không thăng bằng với những thanh giường cái còn, cái mất và tuyệt nhiên không có nổi lấy một mảnh chăn cho dù giữa mùa đông lạnh giá. Chú nói ở một mình nên chiếc chiếu nửa nằm, nửa đắp chứ cũng không có tiền để mua chăn.
Thiếu thốn, nghèo nàn thế nhưng trong câu chuyện với tôi anh không một lời xin được giúp đỡ mà chỉ muốn: "Khi nào có thời gian các em về chơi với anh, nấu cho anh một bữa cơm rồi cùng ăn để anh có cảm giác mình có một gia đình được không em?. Anh không dám đòi hỏi gì đâu, được ăn bát cơm trắng là anh mãn nguyện rồi em ạ".
Những hình ảnh ngôi nhà bị hư hại nghiêm trọng của anh Sổng.
Đến đây thì thật sự đôi chân tôi không còn đứng vững được nữa; Nỗi đắng nghẹn đến xót xa khiến cổ họng tôi cũng như đóng băng không cất thành lời. Người đàn ông đi gần hết cuộc đời dù khát đói trong sự nghèo túng, bần hàn nhưng không phải mơ bát cơm, manh áo mà là cảm giác gia đình ấm áp, yêu thương cho dù chỉ là "một lần, một lần được các em về thăm".
Câu chuyện chưa dứt thì màn đêm vội vã ập xuống, mang theo cả cái lạnh cắt da, cắt thịt. Trời tối sập, không có cả lấy một chiếc bóng đèn điện, anh loay hoay thắp chiếc đèn dầu bé xíu rồi ngồi thu mình gọn dưới thứ ánh sáng leo lét ấy. Phía sau cả một mảng tường loang lổ, in xiêu vẹo cái thân hình gầy bé, quắt queo của anh trông càng thêm tội.
Hàng ngày anh chỉ trông chờ một bữa cơm gia đình...
Trời lạnh cóng, đêm nay lại một đêm ngủ không có chăn nên anh càng ôm chặt hơn chính mình để mong hơi ấm từ chiếc đèn dầu nhưng cái dáng ngồi ấy... in sâu trong tôi là một sự cô đơn đến héo hắt. Nhớ lời anh hỏi: "Các em về thăm anh rồi cùng ăn một bữa cơm với anh được không?" tôi lại bật khóc. Thương anh quá anh ơi, đêm lạnh rồi sao anh còn ngồi đấy, chiếc đèn sắp cạn dầu rồi ngày mai anh sẽ ra sao dưới màn đêm tăm tối trong căn nhà sắp đổ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1674: Chú Ngô Trung Sổng (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, TP. Phủ Lí, Hà Nam). ĐT: 0164.991.8347 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Quặn lòng trước cảnh bé 10 tuổi than khóc vì bệnh u màng não Ôm đứa con trai 10 tuổi bị u màng não, chị Dung nghẹn ngào: "Mỗi lần nghe con khóc lòng tôi quặn thắt cả lại. Những thứ trong nhà có giá trị tôi đã bán và số tiền hỏi vay của bà con nay đã hết. Tôi đành đứa cháu về nhà, chờ một phép màu..." Theo đơn cứu giúp, PV Dân trí...