Dồn dập khuyến mãi, thị trường ô tô vẫn bết bát trong tháng ‘cô hồn’
Bất chấp nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá ô tô được nhà sản xuất, đại lý xe hơi mạnh tay áp dụng, sức mua trên thị trường vẫn sụt giảm trong tháng 8.2018, thời điểm trùng với tháng 7 âm lịch mà người Việt quan niệm hạn chế mua sắm.
Doanh số bán ô tô tại Việt Nam giảm mạnh trong tháng 8.2019
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, ngay từ khi bước vào tháng cô hồn, các nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô dồn dập khuyến mãi kích cầu nhằm “phá dớp” tháng Ngâu, tránh nguy cơ sụt giảm doanh số. Thế nhưng, thực tế diễn ra trên thị trường lại không như kỳ vọng của các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam.
Sức mua giảm, thị trường tiếp tục lao dốc
Điệp khúc “giảm doanh số” liên tục được nhắc đến trong báo cáo bán hàng mới nhất vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố ngày 11.9.
Doanh số bán ô tô của các doanh nghiệp thuộc VAMA trong 8 tháng đầu năm 2019
Theo đó, bất chấp những nỗ lực giảm giá, kích cầu… tổng lượng ô tô của các thành viên thuộc VAMA bán ra tại Việt Nam trong tháng 8.2019 chỉ đạt 21.483 xe, giảm 19% tương đương 5.183 xe so với tháng 7.2019.
Đây đã là tháng thứ 2 liên tiếp (tính từ tháng 6.2018), tiêu thụ ô tô tại Việt Nam sụt giảm, đồng thời là tháng thứ 3 trong năm 2019 (tính đến hết tháng 8.2019), tổng doanh số bán ô tô của các thành viên VAMA đạt mốc dưới 22.000 xe. Cụ thể, trong tháng 8.2019 doanh số bán ô tô du lịch đạt 15.288 chiếc, giảm 21%; ô tô thương mại đạt 5.964 chiếc, giảm 12 % và xe chuyên dụng đạt 291 chiếc, giảm 37% so với tháng trước.
Quan niệm kiêng kỵ mua sắm của người Việt là lý do kìm hãm đà tăng trưởng của thị trường ô tô
Video đang HOT
Xét về nguồn gốc, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 12.594 xe, giảm 18%, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 8.889 xe, giảm 22% so với tháng trước… Tất cả góp phần tạo nên gam màu ảm đạm bao phủ bức tranh thị trường ô tô Việt Nam.
Theo các DN kinh doanh ô tô tại TP.HCM, tâm lý chờ đợi các mẫu mã mới của người tiêu dùng cùng với quan niệm kiêng kỵ mua sắm các sản phẩm có giá trị như nhà lầu xe hơi trong tháng Ngâu (tháng 7 âm lịch) chính là lý do kìm hãm sức mua của thị trường ô tô.
Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lượng tiêu thụ ô tô trong tháng 8.2019 đã tăng trưởng khoảng 4%. “Mức tăng này không đáng kể và chủ yếu đến từ mảng kinh doanh ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Bởi so với tháng 8 năm ngoái – thời điểm hoạt động nhập khẩu ô tô về Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn, khiến nguồn cung hạn chế… thì đến tháng 8 năm nay, về cơ bản mọi thứ đã thông suốt hơn”. – Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh ô tô chia sẻ.
Kinh doanh bết bát trong tháng “cô hồn”
Trong tháng 8.2019, ngoại trừ Mitsubishi Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng doanh số bán hàng nhờ bước thăng hoa của mẫu MPV – Xpander nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia, các doanh nghiệp ô tô còn lại đều kinh doanh bết bét trong tháng “cô hồn”
Xpander – mẫu xe hiếm hoi duy trì được đà tăng trưởng trong tháng 8.2019
Cụ thể, xét theo khía cạnh nhà sản xuất kinh doanh, Trường Hải (THACO) xếp ở vị trí dẫn đầu với tổng lượng bán hàng các dòng xe du lịch, xe bus, xe tải đạt 5.975 xe. Tuy nhiên, so với tháng 7.2019, tổng doanh số bán ô tô của THACO giảm tới 23%. TC Motor vượt mặt Toyota để vươn lên vị trí thứ 2 với doanh số bán đạt 5.368 xe. Trong khi đó, lượng tiêu thụ các mẫu xe của Toyota chỉ đạt 5.066 xe giảm 31% so với tháng trước.
Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Ford với doanh số 2.573 xe (giảm 8%), Mitsubishi với 2.104 xe, Honda với 1.867 xe (giảm 34%)… Lexus là thương hiệu có tỉ lệ sụt giảm doanh số bán cao nhất trong tháng 8.2019 khi chỉ bán được 52 xe, giảm 66% so với tháng 7.2019.
Lượng tiêu thụ các mẫu xe của Toyota chỉ đạt 5.066 xe giảm 31% so với tháng trước
Sức mua sụt giảm cũng khiến cuộc đua vào danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam có nhiều xáo trộn. Toyota Vios tiếp tục xếp ở vị trí dẫn đầu bất chấp doanh số giảm gần 500 xe so với tháng trước. Trong khi đó, hai mẫu xe nhập khẩu Mitsubishi Xpander, Ford Ranger bứt phá mạnh mẽ đẩy bộ đôi Hyundai Accent, Grand i10 xuống vị trí thứ 4 và 5.
Sau cơn mưa, trời lại sáng?
Cộng dồn 8 tháng đầu năm, tổng doanh số bán hàng của các thành viên VAMA đạt 202.567 xe, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt giảm 14%, trong khi xe nhập khẩu tăng 178%.
Các DN ô tô dự báo thị trường sẽ sôi động trở lại bắt đầu từ tháng 9.2018
Khi thời điểm bán hàng khó khăn nhất trong năm đã đi qua cùng với nhiều mẫu mã mới đang rục rịch được tung ra thị trường… các DN dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ sôi động trở lại bắt đầu từ tháng 9.2018. Ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA đồng thời là Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam, nhận xét: “Thị trường đạt được mức tăng trưởng trung bình trong những tháng đầu năm và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng vào dịp cuối năm”.
Trong khi đó, đại diện các nhà nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, ông Laurent Genet tự tin cho biết: “Người tiêu dùng sẽ có thêm nhiều lựa chọn đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Năm 2019 được dự đoán sẽ là năm doanh số các dòng xe tăng mạnh dự kiến đạt trên 20%, thị trường tiêu thụ kỳ vọng vượt mốc 300.000 xe”.
Theo Thanhnien
Tiêu thụ ô tô tháng 8 giảm sâu: Xe ngoại vẫn thắng thế
Sức tiêu thụ ô tô tại VN trong tháng 8 giảm tới 19% so với tháng 7. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng nhất thời do rơi vào tháng 7 âm. Dự báo quý IV, thị trường ô tô nóng trở lại đón mùa cao điểm cuối năm.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng trên toàn thị trường trong tháng 8 vừa qua đạt 21.483 xe, giảm 19% so với tháng 7 nhưng tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số trên bao gồm 15.228 xe du lịch; 5.964 xe thương mại và 291 xe chuyên dụng. So với tháng 7, doanh số xe du lịch giảm mạnh tới 21%, xe thương mại giảm 12 % và xe chuyên dụng giảm 37% .
Đây là tháng thấp điểm của thị trường xe hơi Việt Nam khi rơi đúng vào tháng 7 âm lịch- khoảng thời gian người dân thường kiêng kỵ việc mua sắm. Do đó, con số tiêu thụ trên chỉ ngang với mức tiêu thụ xe của tháng 4 (21.042), cao hơn tháng 2 (12.447) do tháng 2 có ngày nghỉ Tết Âm lịch và thấp xa mức tiêu thụ xe tháng 1 và 3.
Mẫu MPV Mitsubishi Xpander là 1 trong2 mẫu có tăng trưởng trong tháng 7 âm lịch
Doanh số tiêu thụ ô tô của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội VAMA trong 8 tháng đầu năm 2019 (ảnh: theo VAMA)
Tính chung 8 tháng đầu năm, tổng doanh số bán hàng theo VAMA công bố đã đạt 202.567, vẫn tăng trưởng mạnh với mức tăng 20% so với cùng kì năm ngoái.
Mức tăng trưởng này có được là nhờ hoàn toàn vào phân khúc tiêu dùng xe ô tô du lịch tăng mạnh, lên tới 31% (với 147.778 xe) so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này đã bù cho sự đi xuống ở dòng xe thương mại giảm 1,6% và xe chuyên dụng giảm 28% so với cùng kì năm ngoái.
Tuy nhiên, về cơ cấu thị trường, sự tăng trưởng doanh số trên là thuộc về xe ngoại thay vì xe nội. Minh chứng là, xe lắp ráp sản xuất của các doanh nghiệp ô tô thuộc VAMA ngày càng đi xuống trong khi phần xe ngoại ngày càng lấn át.
Cụ thể, trong tháng 8, sản lượng của xe lắp ráp trong nước của các thành viên VAMA chỉ đạt 12.594 xe, giảm 18% so với tháng trước. Số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.889 xe, giảm 22% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng đầu năm, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước chỉ đạt 119.744, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện chiếm 59% thị phần. Trong khi đó, xe nhập khẩu đã tăng tốc tiêu thụ tới 82.823 chiếc, tăng 178% so với cùng kì năm ngoái và chiếm 41% thị phần. Con số này phản ánh tình trạng thu hẹp sản xuất, đẩy mạnh nhập khẩu của nhiều hãng xe liên doanh tại Việt Nam.
Tương quan sản lượng tiêu thụ giữa xe nhập khẩu (CBU) và xe sản xuất lắp ráp trong nước (CKD) (ảnh: VAMA)
Trong bối cảnh chung này, TOP 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường đa số giảm như Toyota Vios, Ford Ranger, Mazda3, Hyundai Accent, Hyundai Grand i10, Kia Morning, Toyota Innova và Honda City. Chỉ có 2 mẫu xe lội ngược dòng tăng lên là mẫu MPV nhập khẩu Mitsubishi Xpander và xe lắp ráp Kia Cerato.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, mặc dù tháng 8 tiêu thụ xe ô tô có sự chùng xuống do tâm lý không mua sắm tài sản lớn trong tháng 7, nhưng các hãng xe đều đang dồn lực cho sản xuất và nhập khẩu để đón đợt mua sắm cuối năm.
Hiện nay, thị trường ô tô đang ở giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, giá giảm đối với tất cả các phân khúc do nguồn cung từ nhập khẩu và sản xuất trong nước đang dồi dào. Sản xuất trong nước cũng tăng nhanh khi Nhà máy sản xuất ô tô VinFast đã hoàn tất quá trình đầu tư và cho ra những sản phẩm đầu tiên, Thaco và Thành Công ngày một củng cố vị trí dẫn đầu thị trường với hàng loạt sản phẩm mới lắp ráp trong nước ra mắt.
Dự báo, sang quý 4, thị trường ô tô sẽ ổn định để đón dịp cao điểm mua sắm ô tô cuối năm, báo cáo của Bộ Công Thương nêu.
Theo Vietnamnet
Mitsubishi Xpander bất ngờ lao dốc, Avanza thăng hoa Mitsubishi Xpander bât ngơ giam manh, Toyota Avanza trơ lai ngôi vương la diên biên nôi bât nhât thi trương ô tô Indonesia thang 7 vưa qua. Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia Gaikindo, trong tháng 7/2019, doanh số bán của thị trường này giảm mạnh 17% so với cùng kỳ, xuống còn hơn...