Dồn dập đưa B-52 đến Biển Đông, Mỹ “rắn” với Trung Quốc?
Dữ liệu radar cho thấy hai chiếc oanh tạc cơ B-52 của Mỹ mới tuần tra Biển Đông hôm 30.8, cho thấy động thái cứng rắn hơn đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Các oanh tạc cơ B-52 Mỹ ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo Business Insider, chỉ trong vòng vài tuần qua, các oanh tạc cơ chiến lược B-52H Stratofortress của Mỹ đã 4 lần bay qua khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông, nơi Trung Quốc có những yêu sách chủ quyền phi lý.
Đây được coi là động thái “nắn gân” không thể nhầm lẫn, trong bối cảnh Trung Quốc có dấu hiệu tăng cường quân sự hóa đảo nhân đạo trái phép ở Biển Đông.
Các chuyến tuần tra của oanh tạc cơ B-52H nằm trong sứ mệnh duy trì sự hiện diện thường trực (CBP) của Bộ Chỉ huy Châu Á-Thái Bình Dương.
Hai máy bay ném bom B-52 thuộc Phi đội Ném bom Viễn chinh số 96 (EBS) của Mỹ đã tham gia cuộc diễn tập chống ngầm chung với hai máy bay trinh sát P-8 Poseidon vào ngày 1.8 trên biển Hoa Đông.
Đến ngày 22.8, các máy bay B-52 lại cất cánh từ căn cứ trên đảo Guam để tuần tra, huấn luyện trong khu vực biển Hoa Đông. 5 ngày sau, hai máy bay B-52 của phi đội EBS 96 xuất hiện ở khu vực Biển Đông.
Và mới đây nhất, vào ngày 30.8, hai máy bay B-52 lại có chuyến tuần tra Biển Đông. Hiện chưa rõ các máy bay này có bay qua khu vực đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép hay không.
Video đang HOT
Không quân Mỹ phụ trách khu vực Thái Bình Dương (PACAF) đã lên tiếng xác nhận sự xuất hiện của máy bay B-52 ở Biển Đông hôm 30.8. Dữ liệu bay của các máy bay này lộ diện đầu tiên trên Aircraft Spots trang mạng chuyên theo dõi hoạt động của các máy bay quân sự.
Ngay sau đó, Thời báo Hoàn cầu, ấn phẩm phụ của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài xã luận chỉ trích hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông.
“Phải chăng Mỹ đang gia tăng thêm sức ép trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng cách liên tiếp điều các máy bay ném bom B-52 tới Biển Đông?”, bài xã luận viết.
Trong khi đó, PACAF tuyên bố các chuyến bay của oanh tạc cơ chiến lực B-52 diễn ra hoàn toàn “phù hợp với luật pháp quốc tế” và nhất quán với “chính sách tự do hàng hải” của Mỹ. Trung Quốc cũng thường xuyên bày tỏ sự tức giận về lập trường của Mỹ trong vấn đề này.
Hồi tháng 6, sau khi hai chiếc B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông, phía Trung Quốc đã phản đối dữ dội, tuyên bố sẽ “bảo vệ chủ quyền bằng mọi giá”.
Thông tin Mỹ liên tục điều máy bay đến Biển Đông xuất hiện trong bối cảnh, Lầu Năm Góc trình Quốc hội báo cáo thường niên, nhấn mạnh mối đe dọa từ sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc.
Quốc hội Mỹ cũng phê chuẩn đạo luật quốc phòng NDAA mới, tập trung vào đối phó Trung Quốc thay vì cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu như trước.
Theo Danviet
Tướng NATO: Ấn Độ - Thái Bình Dương cần hành động chung để đối phó TQ
Cựu tư lệnh NATO kêu gọi các nước Ấn Độ - Thái Bình Dương cần "hành động chung" để đối phó với một Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh hải quân và bành trướng quân sự.
Tại diễn đàn về Ấn Độ - Thái Bình Dương, tổ chức tại Đài Loan ngày 30/8, cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis nhấn mạnh khu vực đang đứng trước nhiều thách thức từ sự trỗi dậy của hải quân Trung Quốc.
Theo cựu tổng tư lệnh tối cao bộ chỉ huy châu Âu của NATO, những công trình đảo nhân tạo và nỗ lực quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông chính là "thách thức địa chính trị lớn nhất trong khu vực".
Ông cũng cảnh báo Biển Đông đã trở thành điểm nóng an ninh với rủi ro xung đột cao nhất toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, theo South China Morning Post.
"Điều này không có nghĩa rằng số phận đã an bài và chúng ta phải lao vào chiến tranh", ông nói thêm.
Chiến khu miền Nam Trung Quốc tung hình ảnh tập trận vào đầu tháng 8. Ảnh: SCMP.
Ông Stavridis cho rằng các bên không nên có hành động hung hăng nhằm chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, thay vào đó nên lựa chọn những phương án ngoại giao khôn khéo.
Theo ông, các nước có cùng lập trường về tự do hàng hải như Anh, Australia, New Zealand, Pháp và Nhật Bản cần "hành động tập thể" dể tạo nên một "mặt trận thống nhất" nhằm đối phó với Trung Quốc.
Washington có thễ hỗ trợ các bên vượt qua những thách thức tại châu Á. Tuy nhiên, theo vị cựu đô đốc, vai trò dẫn đầu đối phó với các mối đe dọa trong khu vực, từ chương trình hạt nhân Triều Tiên đến sự bành trướng quân sự của Trung Quốc, không nhất thiết phải luôn do Mỹ đảm đương.
Stavridis xem tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông là bằng chứng cho lập luận của ông. Những xung đột chủ quyền tại quần đảo không leo thang vì Trung Quốc nhìn thấy rõ "mặt trận thống nhất" của Mỹ và Nhật Bản về vấn đề này.
"Nếu chúng ta duy trì một mặt trận thống nhất, tôi tin rầng sau một khoảng thời gian Trung Quốc sẽ thiện chí hơn trong đàm phán về một giải pháp ngoại giao (cho vấn đề Biển Đông)", cựu đô đốc nhận định.
Theo ông, quá trình thuyết phục này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, thông qua nhiều kênh đối thoại, ngoại giao, kinh tế và hợp tác công tư.
Ông James Stavridis, cựu đô đốc hải quân Mỹ, phát biểu tại diễn đàn về Ấn Độ - Thái Bình Dương tại Đài Loan. Ảnh: Taiwan News.
Phát biểu tại sự kiện ngày 30/8, ông Stavridis cũng không quên nhấn mạnh Đài Loan là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông cho rằng Đài Loan và Mỹ có thể tiếp tục tăng cường hợp tác trong các chiến dịch nhân đạo, đồng thời thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ và đang đẩy mạnh chiến dịch chống lại tuyên bố độc lập của hòn đảo này. Bắc Kinh đã yêu cầu nhiều công ty nước ngoài chú thích Đài Loan thuộc Trung Quốc trên trang điện tử chính thức, đồng thời ngăn chặn Đài Loan tham gia nhiều diễn đàn quốc tế.
Trung Quốc cũng nỗ lực giảm số nước công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.
Thanh Danh
Theo Zing
John McCain trong ký ức của cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Vào lúc 16h28 ngày 25.8.2018, John McCain đã từ trần giữa vòng tay của người vợ Cindy và gia đình. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một người bạn, một chiếc cầu nối vững chắc của quan hệ Việt Nam- Mỹ Vừa được tin Thượng nghị sĩ John McCain- người bạn lớn của Việt Nam vừa qua đời, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường- nguyên...