Đòn đánh phủ đầu của Nga-Mỹ có khiến đối phương bất ngờ?
Sở hữu những hệ thống radar cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu từ hàng ngàn km, vậy đòn tấn công phủ đầu của Nga-Mỹ có khiến đối phương bất ngờ?
Radar cảnh báo sớm hoạt động thế nào?
Hiện nay, cả Nga và Mỹ đang có trong trang bị nhiều loại radar cảnh báo sớm tên lửa đặt trên đất liền cực hiện đại có tầm quan trọng chiến lược tới hàng ngàn km và vai trò không thể thay thế trong tổng thể hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa.
Được biết, ngoài tính năng cảnh báo sớm tên lửa, những radar loại này có thể được sử dụng trực tiếp để dẫn bắn hay chỉ thị mục tiêu cho các tên lửa đạn đạo tầm xa, xuyên lục địa.
Những hệ thống radar này có khả năng tự thân phát hiện đo đạc hoặc căn cứ vào số liệu vệ tinh để nhanh chóng xác định có phải mối uy hiếp từ tên lửa đạn đạo hay không, nếu đúng thì nó sẽ xử lý, phân tích cực nhanh và đưa ra các tham số về điểm phóng tên lửa, vị trí thực trên không gian, tốc độ bay và mục tiêu nhắm tới.
Sau đó, hệ thống radar cảnh báo sớm chiến lược này sẽ truyền dẫn số liệu tự động về quỹ đạo của tên lửa địch đến hệ thống hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, điều khiển tên lửa thuộc các hệ thống đánh chặn trên đất liền, trên biển và trên không gian bắn hạ quả tên lửa này.
Hệ thống radar AN/TPQ-53.
Mỹ – Nga có làm cho nhau bất ngờ?
- Mỹ: Được biết, để đảm bảo năng lực cảnh báo sớm tên lửa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang vận hành loạt hệ thống radar cực hiện đại. Đứng đầu tiên là hệ thống radar SBX-1.
SBX-1 Là một trong những “tân binh” của quân đội Mỹ nhưng sức mạnh chiến đấu của SBX-1 được đánh giá khá cao có thể dễ dàng được triển khai tới mọi chiến trường trên khắp thế giới để đảm trách nhiệm vụ chiến đấu cũng như cảnh báo sớm với độ chính xác cực cao.
SBX-1 được tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, giúp theo dõi toàn bộ hoạt động của tên lửa đối phương đồng thời đưa ra giải pháp đánh chặn hiệu quả nhất dựa vào tất cả các tài nguyên của quân đội Mỹ trên toàn thế giới.
Ngoài ra, radar của SBX-1 cũng đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm, theo dõi chính xác, phân biệt các đối tượng hay thậm chí đánh giá khả năng tiêu diệt nó của các tên lửa phòng thủ Mỹ. Dựa vào những đánh giá đó, hệ thống điều khiển hỏa lực của SBX-1 sẽ quyết định khai hỏa tên lửa ở vị trí phù hợp nhằm đánh chặn mục tiêu.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, SBX-1 là phiên bản cải tiến tối tân nhất từ hệ thống chiến đấu Aegis của quân đội Mỹ. Với 45.000 bộ phận phát và nhận tín hiệu được gắn trên một mặt phẳng hình bát giác, SBX-1 có thể quan sát được những đối tượng to bằng quả bóng chày đang bay ở khoảng cách 4.000 km.
Ngoài “tân binh” SBX-1, hiện nay Mỹ còn sở hữu hệ thống radar AN/TPQ-53, radar AN/FPS-115 PAVE PAWS… Tất cả đều được coi là khắc tinh đối với mọi mục tiêu bay.
Những hệ thống radar cảnh báo tên lửa siêu mạnh của Nga.
Video đang HOT
- Nga: Không chịu kém cạnh Mỹ, hiện nay hệ thống radar cảnh báo tên lửa của Nga được coi là hiện đại hàng đầu thế giới. Cụ thể, trong trang bị của các trung đoàn vô tuyến điện/radar có các trạm trực chiến thường xuyên, theo dõi tất cả các đối tượng ở độ cao trung bình và thấp, sử dụng các radar “Nebo”, “Kasta” và “Gamma”. Trong năm 2014, lực lượng này đã khởi động thử nghiệm hệ thống radar mới Container.
Theo các nhà phát triển, radar Container được thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu trên không cơ động cao, bao gồm cả tên lửa hành trình và máy bay không người lái, từ lúc chúng bắt đầu lăn bánh cho đến cất cánh. Với tầm hoạt động lên tới 3.000km, loại radar này có thể bao phủ gần hết châu Âu.
Radar Container được kỳ vọng là át chủ bài trong hệ thống chống trinh thám và cảnh báo tấn công bằng đường không, vũ trụ của quân đội Nga trong tương lai. Hiện hệ thống radar thế hệ mới Container đang trong quá trình thử nghiệm chiến đấu tại Mordovya.
Trong các đơn vị phòng thủ tên lửa, nằm trong thành phần thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Tên lửa, có trang bị hệ thống phòng thủ chống tên lửa bao gồm radar Don-2N (Pill Box) và tổ hợp chống tên lửa với các tên lửa đánh chặn tầm ngắn bố trí dưới căn cứ ngầm.
Don-2N (Pill Box) là một radar đa chức năng được lắp đặt vô số các radar mảng pha điện tử con. Radar được thiết kế là một mô hình kim tự tháp cụt bốn mặt độc nhất vô nhị trên thế giới. Nó có chiều cao 33m, chiều dài mỗi cạnh đáy là 130m, chiều dài các cạnh đỉnh của hình chóp cụt là 90m.
Don-2N là loại radar phòng thủ tên lửa có tính năng siêu mạnh, có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo trước khi nó tiếp cận mục tiêu 15 phút. Đây là khả năng cảnh báo sớm siêu việt nếu biết rằng 1 tên lửa đạn đạo có vận tốc lên tới trên Mach25, có thể vượt quãng đường 5000km chỉ với thời gian vẻn vẹn 10 phút.
Ngoài ra, Nga còn có loại radar phòng thủ tên lửa siêu mạnh là Voronezh-DM. Hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km. Các chuyên gia cho biết khi tăng công suất, trạm có thể đạt tầm quan sát 8000 km.
Tháng 1/2014, Lực lượng Phòng thủ Không gian Vũ trụ Nga (VKO) đã tuyên bố, với các loại radar phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới, Nga đã phát hiện toàn bộ các vụ phóng tên lửa đạn đạo trên thế giới trong năm 2013, với khoảng gần 40 vụ phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa đẩy vũ trụ của Nga và nước ngoài.
Ngày 3/9/2013, hệ thống radar mới Voronezh-DM của Nga lắp đặt ở khu vực Armavir, vùng Krasnodar đã phát hiện 2 quả “tên lửa đạn đạo mô hình” do quân đội Israel phóng ở Địa Trung Hải vào lúc 10h16 giờ Moscow (06h16 GMT). Đây là một trong những ví dụ rõ ràng về hoạt động của các đài radar Nga mới.
Ngày 9/9/2014, Israel cũng đã bị phát hiện vụ phóng thứ 2 với 2 tên lửa Arrow-2. Ngay sau khi tên lửa này rời mặt đất nó đã bị radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện. Các chuyên gia quân sự Israel cũng đã phải thừa nhận, hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Moscow đã phát hiện được trọn vẹn vụ phóng này.
Với những khả năng của dàn radar cảnh báo tên lửa Nga – Mỹ, thật khó để 2 cường quốc này có thể tung ra đòn tấn công phủ đầu bất ngờ vào đối phương.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Việt Nam có nên mua siêu radar bắt tàng hình MR-1 của Ukraine?
Công ty Iskra - đơn vị cung cấp dòng radar hiện đại 36D6M1 cho Việt Nam đang gấp rút thực hiện những bước cuối cùng để hoàn thiện radar bắt tàng hình MR-1, sẵn sàng cho xuất khẩu.
Kế thừa toàn bộ truyền thống, kinh nghiệm và những bí quyết có từ thời Liên Xô, Tổ hợp Iskra (Ukraine) gần đây đã phát triển nhiều loại radar tiên tiến và xuất khẩu đi khắp thế giới, trong đó Việt Nam - một trong những khách hàng lớn nhất của họ.
Một trong những radar mới nhất là loại chuyên bắt máy bay tàng hình MR-1 hiện đang được Iskra gấp rút hoàn thiện những khâu cuối cùng để chính thức ra mắt và sẵn sàng ưu tiên cho xuất khẩu. Việt Nam có thể là một trong những khách hàng tiềm năng của loại radar này.
Những tính năng vượt trội
Các chuyên gia hàng đầu về radar trên thế giới đều nhất trí rằng radar sử dụng băng sóng mét có khả năng phát hiện các phương tiện bay có diện tích phản xạ radar nhỏ, đặc biệt là máy bay tàng hình tốt hơn hẳn các radar sử dụng băng sóng mm, cm hay dm.
Ví dụ điển hình nhất là radar sóng mét đã phát hiện sớm và chỉ thị mục tiêu để các tổ hợp tên lửa phòng không Nam Tư bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay tàng hình F-117A năm 1999. Thất bại này đã khiến F-117A phải về hưu sớm, dù niên hạn sử dụng còn dài.
Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo radar, các chuyên gia của Iskra đã thiết kế đài cảnh giới nhìn vòng 3 tham số (3D) chuyên nhiệm MR-1 dùng băng sóng mét để phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao lớn và trung bình.
Tổ hợp đài MR-1 được thiết kế cho nhiệm vụ phát hiện và bám sát tự động trong điều kiện nhiễu địa vật và chế áp điện tử mạnh các loại phương tiện tiến công đường không hiện có hoặc sẽ được trang bị của đối phương (gồm cả các loại tên lửa phóng từ trên không).
Nó có thể hoạt động độc lập hoặc dùng làm đài cảnh giới nhìn vòng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không hoặc kết nối với hệ thống điều khiển tự động khu vực hoặc quốc gia cả quân sự và dân sự để kiểm soát vùng trời.
Đài radar MR-1 đang được hoàn thiện tại nhà máy của Iskra
Qua đó, cung cấp tình báo trên không cho hệ thống chỉ huy đồng bộ phòng không không quân và hệ thống kiểm soát không lưu dân dụng, cung cấp tình báo đường không phục vụ huấn luyện và tác chiến đường không.
Nó có khả năng phân định tính chất mục tiêu bay là máy bay, đạn tên lửa hay mồi bẫy thông qua phân tích tín hiệu mục tiêu, bám sát và đo đủ 3 tham số tốc độ, phương vị và độ cao, là khắc tinh của mọi loại máy bay tàng hình đã hoặc đang được phát triển trên thế giới.
Ăn-ten mảng pha kỹ thuật số toàn bộ với khối điều khiển và xử lý tín hiệu có máy tính kỹ thuật số tích hợp giúp tăng khả năng phát hiện chính xác mục tiêu từ xa. Toàn bộ tham số thu được đều hiển thị dưới dạng bức tranh toàn cảnh trong thời gian thực.
MR-1 có khả năng tự động bản đồ hóa địa vật và hiển thị mọi tình báo cần thiết trên màn hiển thị của kíp trắc thủ thủ hoặc truyền tới các khí tài chiến đấu và sở chỉ huy tự động thông qua kênh truyền dữ liệu vô tuyến kỹ thuật số mã hóa.
Không những thế, MR-1 cón có khả năng xác định phương vị và góc tà của nguồn gây nhiêu tích cực (gồm máy gây nhiễu hoặc máy bay gây nhiễu chuyên nhiệm), cung cấp 2 tham số góc tà và phương vị cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay tổng trạm radar.
Ông Igor Presnyak - Giám đốc của Iskra cho biết đây là một loại khí tài phòng thủ tiên tiến, với các tính năng vượt trội hơn hẳn các loại radar tương tự trên thế giới.
So với dòng radar 3D cơ động gần giống nhất là Nebo-SVU của Nga, MR-1 có thiết kế module, gọn gàng hơn, bố trí vừa vặn lên 1 xe tải việt dã Kraz duy nhất so với những 3 xe của Nebo-SVU, do đó rút ngắn thời gian triển khai/thu hồi chỉ bằng 1/2.
Cự ly phát hiện mục tiêu của MR-1 cũng xa hơn, gấp khoảng từ 1,3 đến 1,5 lần so với Nebo-SVU trong khi khả năng cơ động nhanh hơn hẳn. Đồng thời, tiêu thụ điện năng của MR-1 cũng thấp hơn nhiều.
Ông cũng khẳng định, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước cấp bị hạn chế tối đa, Iskra phải tự trang trải toàn bộ kinh phí nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhu cầu trang bị của quân đội Ukraine là không nhiều nên MR-1 chủ yếu sẽ dành để xuất khẩu.
Màn hiện sóng của kíp trắc thủ được bố trí gọn gàng khoa học.
Có phù hợp với nhu cầu của Việt Nam?
Theo Thượng tướng Phương Minh Hòa - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, nguyên Tư lệnh Quân chủng PK-KQ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Quân chủng tiếp tục phấn đấu làm chủ các loại (VKTBKT) có trong biên chế, nhất là các loại mới, hiện đại.
"Quân chủng tập trung huấn luyện nâng cao trình độ kíp chiến đấu cho các phân đội tên lửa, ra-đa, pháo phòng không và kíp chiến đấu sở chỉ huy các cấp; tăng cường huấn luyện đội ngũ chiến thuật, thu hồi, cơ động, triển khai nhanh, huấn luyện đêm và diễn tập vòng tổng hợp sát với yêu cầu chiến đấu, giỏi xử lý các tình huống chiến đấu đơn giản, xử lý được các tình huống phức tạp trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, bay thấp, đột nhập bất ngờ; huấn luyện khai thác, sử dụng thành thạo, làm chủ tổ hợp tên lửa S-300, tên lửa PK cải tiến, ra-đa Kolchuga, 36D6M1..."
Qua vài năm đưa vào sử dụng, radar 36D6M1 do Công ty Iskra sản xuất đã được đánh giá rất cao về tính năng, độ ổn định cũng như dễ dàng vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, xứng đáng là những mắt xích quan trọng của "lưới trời" cảnh giới trên không Việt Nam.
Trong khi các đài P-18 sau nâng cấp vẫn còn nhiều hạn chế về khả năng bắt máy bay tàng hình và radar sóng mét RV-02 (Belarussia) sản xuất theo giấy phép lại không có khả năng đo cao nên PK-KQ Việt Nam cần trang bị thêm các đài cảnh giới 3D sóng mét hiện đại.
Bên cạnh khả năng hợp tác sản xuất radar Vostok-3D VHF-600 của Công ty KBRadar đến từ xứ sở Bạch Dương, với các đặc tính ưu việt, MR-1 cũng là ứng viên tốt cho bước phát triển tiếp theo của hệ thống radar Việt Nam.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là Iskra thường ưu tiên ký hợp đồng xuất khẩu nguyên chiếc hơn là chuyển giao công nghệ. Vậy nên, nếu vượt qua được rào cản này, Iskra sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm của KBRadar tại Việt Nam.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Băng sóng: mét; Vùng hoạt động: Cự ly tối thiểu - tối đa 2,5 - 400 km;
Phương vị 360 độ; Góc tà: 30 độ; Độ cao tối đa: 40 km;
Tốc độ quét: tùy chọn chế độ 10 giây/vòng hoặc 20 giây/vòng;
Cự ly phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ điện từ 3 - 5 m2: Ở độ cao 100 m: 27 km; Ở độ cao 1.000 m: 260 km; Ở độ cao 10.000 - 30.000 m: 300 - 380 km;
Khả năng kháng lọc nhiễu địa vật:>50 dB; Số mục tiêu bám sát đồng thời: 150 - 200 mục tiêu;
Hệ thống nhận diện địch - ta (IFF): tích hợp sẵn; Cấu hình đặt trên 2 xe, trong đó có 1 xe mang máy phát điện;
Kíp trắc thủ: 3 người; Thời gian triển khai/thu hồi: không quá 15 phút; Tiêu thu điện năng:
Trung Quốc dự tính thời điểm biên chế máy bay "tàng hình" J-20 Tạp chí quân sự Hán Hòa ngày 3/8 đưa tin J-20, mẫu máy bay thế hệ thứ năm của Trung Quốc, sẽ bắt đầu được Không quân nước này đưa vào sử dụng trong năm 2017. Máy bay chiến đấu J-20 (Ảnh WantChinaTimes) Theo tạp chí Hán Hòa, Tập đoàn Chengdu Aircraft sẽ mất thêm hai năm nữa để hoàn tất quá trình...