“Đòn đánh” cuối Syria: Sách lược Nga bất ngờ “điềm đạm” hơn bao giờ hết
Mỹ liên tục bày tỏ sẽ đáp trả tương xứng với bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào diễn ra tại Syria.
Nga bất ngờ tìm thấy thỏa hiệp chung với Thổ Nhĩ Kỳ
Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang trở nên mềm mỏng hơn trong việc giải quyết các vấn đề Syria vào thời điểm hiện tại. Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất cho một thỏa thuận phi quân sự và tạm dừng cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào phe đối lập Syria tại Idlib.
Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin. Ảnh: Getty Images
Sự mạo hiểm của Nga cũng phần nào định hình được kết quả của chiến tranh Syria. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối cùng của xung đột, Tổng thống Putin đang phải tính toán bằng việc hạn chế xung đột quân sự. Một trong những thành tựu lớn nhất tại Syria cho đến lúc này là Nga có thể có được thành công nhất định ảnh hưởng tại Trung Đông với tầm ảnh hưởng lớn hơn và nhân vật chủ lực ở khu vực này. Giới quan sát cho rằng, Moscow giờ đây không còn thụ động so với Washington mà thay vào đó là tỏ ra thận trọng với các đồng minh của Mỹ.
Vào ngày 17/9, Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan đã thống nhất xây dựng khu phi quân sự tại tỉnh Idlib, Syria có sự giám sát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đây là một bước ngoặt mà các nhà quan sát cho rằng Nga đã từng có ý định sớm hơn nhằm hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Assad chiếm lại Idlib.
Các chuyên gia nhận định, hoàn toàn không đúng khi cho rằng Tổng thống Putin bị ảnh hưởng lo ngại từ cảnh báo cứng rắn của Tổng thống Erdogan về một cuộc chiến đẫm máu và do đó, phải thực hiện kế hoãn binh này. Trong tình huống tương tự, kể từ khi chính quyền Assad lấy lại Aleppo vào năm 2016 với sự hỗ trợ từ Nga, Tổng thống Putin đã lờ đi một cảnh báo tương tự như vậy.
Nhiều giờ sau khi hiệp định Idlib được thông báo, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tối 17/9, một máy bay quân sự của Nga chở 14 người đã bị bắn rơi trong một cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào tỉnh Latakia, Syria.
CNN trích dẫn nguồn thông tin từ chính quyền Mỹ cho biết, lực lượng không quân của chính quyền Assad đã bắn rơi máy bay. Chiếc máy bay Il-20 được cho là đã bị nhắm trúng bởi một tên lửa do chính Nga sản xuất và được các lực lượng thân Tổng thống Bashar al-Assad phóng đi.
Chỉ vài giờ sau khi chiếc máy bay Nga bị mất tích, Moscow đã công khai chỉ trích Israel, gọi những gì xảy ra là “khiêu khích” và “hành động thù địch”. Phía Nga cáo buộc, Israel đã sử dụng chiếc Il-20 làm lá chắn khi tấn công thành phố Latakia, Syria.
“Những hành động vô trách nhiệm của quân đội Israel đã dẫn tới việc 15 quân nhân Nga bị thiệt mạng. Điều này không hề tuân theo tinh thần hợp tác giữa Nga và Israel. Chúng tôi có quyền đưa ra đáp trả tương xứng”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói.
Bất ngờ từ sự điềm đạm của Nga?
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã có cuộc điện đàm căng thẳng với lãnh đạo đồng cấp Israel và tuyên bố sẽ có phản ứng đáp trả. Tuy nhiên, kết qua vào ngày 18/9, Tổng thống Putin dường như muốn cố gắng giảm đi căng thẳng trong buổi họp báo. Mặc dù ông Putin có cho biết là đã phê duyệt tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nhưng Tổng thống Nga lại hạn chế đưa ra cáo buộc cho Israel. Tổng thống Vladimir Putin cũng phủ nhận thông tin vụ việc giống như việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga vào năm 2015. Vào thời điểm đó, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga căng thẳng leo thang cùng với các trừng phạt kinh tế của Nga nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một cuộc điện đàm, ông Putin chỉ đơn thuần kêu gọi Israel nên tuân thủ thỏa thuận giảm xung đột.
Các chuyên gia đặt ra câu hỏi: “Liệu có phải Tổng thống Putin đang trở nên mềm mỏng hơn ở giai đoạn cuối của nội chiến Syria? Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đối với Mỹ?
Video đang HOT
Không giống như thời cựu Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Trump không hề có chút do dự trong các cuộc tấn công nhằm vào Syria và được xem là cách đáp trả tương xứng. Ông Trump cũng tăng cường sự hiện diện quân sự Mỹ tại Syria và gần đây đồng ý sẽ giữ quân lính Mỹ ở lại Syria vô thời hạn. Các cảnh báo của Tổng thống Erdogan về một cuộc tấn công đẫm máu cùng với hậu quả nặng nề liên tục được ủng hộ từ Mỹ.
Tổng thống Putin luôn chú ý đến Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Nga khó có thể đọ sức đối phó với 3 siêu cường này khi chỉ có thể tìm đồng thuận từ Iran và đồng minh Syria. Theo Bloomberg, Tổng thống Putin không hề mong muốn căng thẳng gần đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ tạo nên xung đột cho Syria. Tại thế trận cuối cùng ở Idlib, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã là một phe. Việc cân bằng lực lượng liên tục thay đổi từ khi Nga tham gia vào chiến tranh Syria cách đây 3 năm.
“Tổng thống Trump có vẻ như là nhân vật quan trọng và trọng tâm cho sự thay đổi thế trận hiện tại”, các nhà quan sát cho biết.
Và thời điểm này, để có thể đạt được mục tiêu với chính quyền Tổng thống Assad, Tổng thống Putin cần phải thận trọng hơn bao giờ hết. Một mặt ông Putin có thể đã giành chiến thắng với thái độ sẵn sàng thỏa hiệp. Mặt khác, Nga luôn chỉ ra không hề yếu thế. Đây có thể là thời điểm khó khăn nhất cho Tổng thống Putin tại Syria kể từ năm 2015. Một chút thay đổi chiến lược phải chăng sẽ có một kết quả thuyết phục cho Nga và khẳng định ảnh hưởng của Moscow tại Trung Đông?
Theo toquoc
Nga xé thỏa thuận ngầm với Israel, ra đòn mới cho Idlib?
Tốp F-16 của Israel đã "núp" sau khi chiếc Il-20 đang hạ cánh, qua đó đẩy máy bay Nga trở thành mục tiêu của phòng không
Sự tinh quái của Israel
Chiều 18/9 theo giờ Hà Nội, thông tin mới nhất từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tốp F-16 của Israel đã "núp" sau chiếc Il-20 của Nga khi chiếc máy bay trinh sát và tác chiến điện tử này đang hạ cánh. Chính điều đó đã đẩy Il-20 trở thành mục tiêu của phòng không Syria.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết: "Bay núp sau máy bay Nga, các phi công Israel đã đặt nó vào tầm bắn của phòng không Syria. Kết quả là chiếc Il-20, với bề mặt phản xạ hiệu dụng lớn hơn F-16, đã bị tổ hợp tên lửa S-200 bắn hạ".
Một tốp 4 chiếc F-16 của Israel bay "núp" dưới một máy bay trinh thám của Mỹ trong tập trận
Tướng Konashenkov cũng cáo buộc cuộc tấn công của Israel đã tạo ra tình huống nguy hiểm đối với các tàu nổi và máy bay trong khu vực.
Theo đó, tốp máy bay F-16 của Israel thực hiện đòn tấn công từ khu vực gần nơi tàu chiến Auvergne của Pháp hiện diện và sát ngay chiếc Il-20 của Nga đang hạ cánh.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết phía Israel đã không thông báo cho cụm quân của Nga tại Syria về cuộc tấn công. Thông tin chỉ được báo cho phía Nga qua đường dây nóng khoảng một phút trước khi tấn công do đó đã "đặt máy bay Nga vào khu vực nguy hiểm".
Bộ Quốc phòng Nga đánh giá hành động của Israel là "thù địch" và Nga có quyền đáp trả "hành động vô trách nhiệm của Israel khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng".
Như vậy, với sự thừa nhận chính thức của Nga, thông tin trước đó do phía Mỹ đưa ra về việc hệ thống phòng không Syria bắn hạ chiếc Il-20 là hoàn toàn chính xác.
Một quan chức giấu tên của Mỹ ngay sáng nay đã thông báo với báo chí rằng giả thuyết của chính quyền Mỹ là hệ thống phòng không Syria vô tình bắn hạ máy bay Nga trong khi tấn công các tên lửa Israel đang tới gần.
Máy bay trinh sát và tác chiến điện tử tối tân Il-20 của Nga
Đại tá Patrik Steiger, người phát ngôn quân đội Pháp cũng khẳng định, nước này không liên quan tới vụ biến mất của chiếc Il-20 trên vùng trời Syria.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Steiger nhấn mạnh: "Chúng tôi bác bỏ mọi sự liên quan".
Điều đáng chú ý, khi tốp F-16 của Israel tấn công các mục tiêu ở Latakia, phía Nga cũng ghi nhận tàu khu trục Auvergne đã phóng tên lửa. Điều này đặt ra nghi vấn Israel và Pháp đã có sự phối hợp từ trước nhằm gây bất ngờ cho Nga và Syria.
Tứ bề thọ địch
Diễn biến mới này cho thấy Nga, Iran cùng quân đội Syria sẽ gặp nhiều trở ngại từ phương Tây một khi muốn giành chiến thắng hoàn toàn, mà trước hết là phải "đạp tan" hang ổ cuối cùng của các lực lượng cực đoan, nổi dậy ở Idlib.
Sau thất bại của hội nghị thượng đỉnh ba bên Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ tại Tehran ngày 7/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin lại gặp nhau tại thành phố Sochi ngày 17/9 để bàn về "quan hệ song phương và hồ sơ Syria".
Kết quả của cuộc gặp là hai bên nhất trí thiết lập "khu vực phi quân sự" ở Idlib, thực chất là một giới tuyến rộng chừng 15-20 km ngăn cách các lực lượng của Nga, Syria với các nhóm vũ trang cực đoan và nổi dậy, trong đó có Quân đội Syria Tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.
Trong khuôn khổ tiến trình Astana được Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran "đỡ đầu", Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa hàng trăm binh sĩ sang đóng tại 12 điểm quan sát ở Idlib để bảo đảm rằng các bên tôn trọng thỏa thuận "giảm căng thẳng" tại khu vực này.
Ankara vừa muốn bảo đảm an toàn về tính mạng cho số lính này, vừa muốn bảo vệ phe nổi dậy mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là "thành phần ôn hòa", chủ yếu tập trung ở phía nam Idlib.
Tổng thống Nga V. Putin (phải) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan tại Sochi hôm 17/9
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như muốn nhanh chóng dẹp phe nổi dậy Syria, tức là thiên về giải pháp tấn công, giúp chính phủ Syria giành lại toàn bộ lãnh thổ sau một cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011 tới nay.
Moscow cũng muốn tránh cắt đứt đối thoại với Ankara, một đối tác kinh tế quan trọng của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong những đối tác của các tập đoàn dầu khí Nga, là khách hàng của nước Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, kể cả trong lĩnh vực trang thiết bị quân sự.
Bên cạnh yếu tố kinh tế còn phải kể đến tính toán chiến lược của điện Kremlin. Nga cần Thổ Nhĩ Kỳ, một nước Hồi giáo theo dòng Sunni để làm đối trọng với sự hiện diện của các lực lượng Shi'ite ở miền Bắc Syria.
Ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Thổ tại Sochi ngày 17/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã tuyên bố sẽ không có chiến dịch quân sự tại Idlib trong thời gian tới. Phía Nga cũng đảm bảo đã tham vấn và được chính phủ Syria đồng ý.
Hành động tàu chiến Auvergne của Pháp phóng tên lửa đúng thời điểm chiếc Il-20 của Nga biến mất khỏi màn hình radar cho thấy Paris tiếp tục muốn can dự sâu hơn nữa vào tình hình Syria bất chấp bất đồng với Mỹ và Anh (đang trong tiến trình rời EU).
Tàu chiến Auvergne của Pháp
Các thông tin cho thấy Pháp vẫn lặng lẽ tiếp tục củng cố vị thế tại vùng lãnh thổ Syria có chủ quyền.
Từ Euphrat về phía Đông ở tỉnh Deir ez Zor, đơn vị của Pháp đã triển khai xây dựng căn cứ ở khu vực lân cận làng Al-Jourdi Sharkey, nằm cách thành phố Hajin 20 km về phía Tây Bắc.
Bên cạnh đó, truyền thông Syria cho biết, tham gia cùng vụ tấn công của Israel vào Trung tâm Công nghiệp Kỹ thuật ở Latakia (được cho là các kho chứa đạn dược) còn có cả những chiếc máy bay không người lái (UAV).
Với tầm bay ngắn, những chiếc UAV này chắc chắn chỉ được phóng đi từ khu vực lân cận hoặc ngay tại Latakia.
Như vậy, hai diễn biến mới nhất (Il-20 bị bắn hạ và thỏa thuận ngừng tấn công Idlib), Nga cùng Iran và chính phủ Syria đang phải đối đầu với các đòn ngoại giao và quân sự phối hợp trong ngoài.
Điều này đòi hỏi Nga phải vạch ra chiến lược mới để vừa có thể hỗ trợ quân đội Syria đi đến giải phóng hoàn toàn Idlib, vừa không đột ngột kích động các bên có lợi ích khác.
Với riêng Israel, Nga đã ra lời cảnh báo về hành động "thù địch" và khả năng "đáp trả".
Việc Nga có xé bỏ thỏa thuận ngầm, chấm dứt "tự do hành động" của Israel ở Syria hay không vẫn là câu hỏi cần thời gian giải đáp.
Đông Triều
Theo baodatviet
Nga đổ lỗi cho Israel, tuyên bố đáp trả vụ Il-20 bị bắn rơi Nga cho rằng, Israel đã không thông báo sớm về hoạt động quân sự nhằm vào Syria khiến máy bay trinh sát Il-20 không kịp di chuyển đến nơi an toàn. Máy bay trinh sát Il-20 của Nga (Ảnh: AFP) Bộ Quốc phòng Nga hôm nay 18/9 đã tổ chức họp báo về vụ máy bay trinh sát Il-20 bị bắn rơi ở...