Đơn đã ký, nhà đã chia, va li đã xếp, mời anh cứ bước!
Anh nghĩ tôi sẽ suy sụp ư, sẽ khóc lóc ư, sẽ không màng thứ gì khác mà quỳ xuống xin anh đừng đi ư? Tỉnh lại đi, chồng cũ!
Tôi còn tình cảm…
Đúng, người như tôi không thể nói quay bước là quay bước, từ bỏ là từ bỏ. Một quãng đường đời dài đến chục năm anh và tôi gắn bó, không phải chỉ tờ đơn đã ký mà chấm dứt xong xuôi.
Tôi yêu anh, tôi thương anh, tôi ghét mình vì sau bao nhiêu điều đau khổ anh làm cho tôi, tôi vẫn quá nặng lòng. Nên tôi vẫn đồng ý gánh cùng anh số nợ, tôi vẫn đồng ý cho anh về thăm con, tôi vẫn đồng ý không mang những chuyện lừa dối, man trá của anh kể cho người khác biết. Tôi đã làm hết trách nhiệm rồi. Còn anh, nếu anh còn, dù chỉ một chút lòng tự trọng thôi, hãy cầm lấy va li và bước thẳng ra khỏi căn nhà này!
Tất cả những kỷ niệm giờ hóa xưa cũ, anh và tôi đôi ngả chia đôi (ảnh minh họa)
Tôi còn đau lòng…
Video đang HOT
Tôi vẫn chưa có một giấc ngủ yên ổn sau ngần ấy ngày, anh biết không? Những cơn ác mộng cứ dồn dập kéo đến.
Anh và cô ta, cô ta và anh, quấn lấy nhau trên chính chiếc giường chúng ta cùng mua ngày mới cưới. Tôi không thể nằm ngủ trên giường, tôi phải nằm xuống đất mà cũng không yên. Cả căn nhà mình tôi gây dựng, tôi cứ thấy khuôn mặt cô ta ẩn hiện khắp nơi, cả giọng nói như rót mật vào tai và điệu cười lẳng lơ, giả tạo đó. Tôi không làm cách nào xua chúng đi được.
Tôi còn rơi nước mắt vì anh…
Tôi cứ tưởng mình đã khóc đến cạn nước mắt, cứ tưởng từ giờ nghĩ về anh chỉ có thù hận. Thế mà không, nước mắt vẫn rơi, sống mũi vẫn cay và tôi lại thêm ghét mình vì cứ nghĩ đến anh là lại yếu đuối. Luật sư nói tôi có thể cứ thế mà lấy hết tài sản, dù sao cũng là phần lớn tôi gây dựng chưa kể anh còn ngoại tình, còn lừa đảo nhưng tôi cứ không thể đành lòng. Người như anh, sinh ra trong gia đình khá giả, vốn dĩ chẳng phải tự bươn chải bao giờ. Đẩy anh ra ngoài đường với hai bàn tay trắng, tôi không cam tâm. Thật sự, tôi ghét mình vì vẫn lo lắng đến cả những điều đó.
Tôi còn rơi nước mắt cho cuộc hôn nhân này. Nó đã từng là một cuộc hôn nhân lý tưởng. Tôi nghe không hết những lời khen tặng của mọi người chung quanh dành cho gia đình ta. Rằng anh và tôi, cặp đôi hiếm có, đều có kinh tế khá giả, đều có ngoại hình, lại yêu nhau lâu dài. Vậy mà, chỉ bởi cái dục vọng làm mờ mắt, một tay anh phá nát nó. Chỉ bởi lòng tham lam, tự cho mình là giỏi, anh cầm cố hết mọi thứ tôi bán mồ hôi, bán nước mắt làm ra.
Sao anh nỡ? Tôi không thể hiểu. Chỉ mới vài tháng thôi, sao anh đổi thay đến thế?
Nhưng thôi, mọi chuyện kết thúc rồi. Tôi cũng đã lo đủ quá cả bổn phận người vợ cũ như tôi. Vậy nên anh đi đi nhé, đừng cố chấp nghĩ chúng ta còn cơ hội. Tờ giấy ly hôn với anh chẳng là gì đúng không? Còn với tôi, nó là nhát kéo cuối cùng cắt đứt sợi chỉ đỏ buộc lấy hai số phận này.
Anh nghĩ tôi sẽ suy sụp ư, sẽ khóc lóc ư, sẽ không màng thứ gì khác mà quỳ xuống xin anh đừng đi ư? Tỉnh lại đi, chồng cũ!
Tôi rồi sẽ hạnh phúc, dù không phải bây giờ nhưng sẽ là tương lai. Còn anh, hãy lần đầu tiên biết đến can đảm mà gánh vác lấy những gì mình gây ra. Đó là lời cuối tôi muốn nói, lời cuối cho tất cả những chuyện này.
Vĩnh biệt anh!
Theo Eva
Chuột sa chĩnh gạo?
Thị nghiến răng kèn kẹt. Những tấm ảnh trong tay thị bị vò nát. Vậy là thị đã bị phản bội bởi chính người chồng "lù mịch" mà thị nghĩ có các vàng cũng không ma nào thèm ngó tới. Thị phóng xe vùn vụt về nhà, trong đầu tưởng tượng cảnh gã sẽ quỳ gối van xin thị tha thứ.
Nhưng đời nào thị bỏ qua dễ dàng thế. Thị sẽ làm cho ra ngô ra khoai. Phải. Thị có quyền làm thế. Cái quyền rất chính đáng của một người vợ, mà theo thị tự nhận thấy là chẳng có gì để mà phải chê.
Hình minh họa: AP Images
Gã lấy được thị, chẳng khác nào chuột sa chĩnh gạo. Cả cái phố huyện này, có ai lạ gì nhà thị. Thân sinh ra thị vốn quan chức về hưu, cũng có trong tay ít tài sản. Của hồi môn ngày thị đi lấy chồng là vài cây vàng cộng thêm lô đất giữa thị trấn. Vốn nhanh nhẹn tháo vát, thị vay thêm vốn, mở một cửa hàng vật liệu xây dựng. Buôn bán gặp thời, đường xá giao thông được quy hoạch lại, chẳng mấy chốc từ cái lô đất hoang ấy đã mọc lên ngôi nhà 3 tầng 2 mặt tiền chình ình giữa ngã tư thị trấn. Thị " mát tay" buôn bán, cái miệng lại khéo nói nên kẻ ra người vào tấp nập. Người ta lấy vợ là vất vả lo kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Còn gã "được" thị lấy về, tài sản có sẵn, chẳng phải lo nghĩ gì. Thị yêu và chăm sóc gã, chẳng bao giờ để gã phải lo thiếu thốn. Cơm nước có người làm lo, thỉnh thoảng thị kiểm tra ví, bỏ vào đó vài trăm nghìn cho lão có đồng nước đồng thuốc với bạn bè. Có bao nhiêu người đàn ông thèm được như gã, vậy mà gã lại dám phản bội thị. Mà ngoại tình với cô nào trẻ đẹp thì thị còn dễ hiểu, đằng này lại với mụ bán trà đá đã góa chồng.
Thị bước vào nhà, ném xấp ảnh vào mặt gã. Rồi thị gào lên, nước mắt giàn giụa. Thị khóc, thị trách móc, thị tru tréo mặc bao ánh mắt hiếu kỳ của khách hàng đang đổ dồn về phía mình. Mặt gã chuyển màu từ tái xám, đến đỏ ửng, rồi trắng bệch. Gã nhặt những tấm ảnh, rồi khác hẳn với những gì thị tưởng tượng, gã bước về phía thị trả lời cho bao thắc mắc của thị bằng một câu mà khi nghe xong thị càng thêm bội phần khó hiểu: "Cô ấy chẳng có điểm gì hơn cô cả, nhưng cô ấy cho tôi cảm giác mình là một thằng đàn ông".
Gã lầm lũi bước về phòng. Gã biết, thị sẽ chẳng bao giờ hiểu được lòng gã. Nếu mà nói là gã không yêu thị thì không đúng, phải yêu thì gã mới cưới. Nhưng tình yêu ấy đã lụi tàn dần sau vài năm kết hôn. Gã sống giản dị, hiền lành và đơn giản. Ông trời se duyên cho gã và thị như thể để cho cái tính cách tháo vát pha chút lọc lõi của thị bù đắp cho cái sự đơn giản có phần chậm chạp ở gã. Người ta bảo gã sướng. Vợ gã chỉ nhìn thấy những ánh mắt thèm muốn của người khác, còn gã nhìn thấy cả những cái nhếch mép giễu cợt của thiên hạ. Gã thấy mình chẳng khác nào một thằng con lớn trong nhà. Bởi gã có quyền gì đâu? Sáng gã dậy, cơm nước đã sẵn. Gã chỉ việc ăn rồi đi làm. Tiền lương của gã trả qua thẻ, mà thẻ thì thị cầm, bởi vì "cái loại công chức cả ngày đút chân gầm bàn như ông thì cần gì đến tiền mà giữ thẻ". Mỗi ngày trước khi đi làm, thị bỏ vào ví gã ít tiền lẻ, đủ để uống vài cốc nước và mua thêm bao thuốc lá. Thế nên bao nhiêu năm đi làm, đến khi mẹ gã ở quê muốn lợp lái cái mái tôn cho khỏi dột gã cũng phải ngửa tay xin tiền vợ. Thị nhét vào ví gã dăm triệu kèm lời mát mẻ tự mãn "mẹ anh đúng là số quá sướng mới có người con dâu như tôi". Gã chẳng giỏi làm ăn, đã thế lại hơi chậm. Sau vài lần bị khách kêu ca, thị quát gã: "Chậm chạp lù rù thế thì đuổi hết khách của tôi đi à?" rồi xua gã vào trong nhà. Từ bận đó, gã đi làm về là ngồi lỳ trên phòng, thi thoảng xuống bếp phụ bà giúp việc nhặt rau. Thằng con đang tuổi lớn được mẹ chiều sinh hư, gã thấy nó bỏ học đi chơi nhưng cũng chẳng nói được nó. Bởi trong nhà, nhất nhất mọi thứ đều do mẹ sắp đặt.
Dạo gần đây, gã hay đi tập thể dục, sau mỗi lần tập mấy ông bạn thường ngồi nghỉ ở quán nước. Cô bán nước vốn là bạn học cũ của gã, lấy chồng trên này nhưng chồng mất sớm. Gã thấy thoải mái mỗi khi ngồi nói chuyện với cô ấy. Giọng nói nhẹ nhàng, am hiểu cuộc sống chứ chẳng như vợ gã. Thỉnh thoảng gã sang giúp cô ấy lắp đặt cái ống nước, sửa ổ điện dù cô ấy chẳng một lần nhờ vả. Sau mỗi lần như thế, cô ấy không ngớt lời cảm ơn lẫn trong đó ánh mắt cảm phục. Gã thấy người lâng lâng.
Gã từ từ đặt lên bàn tờ giấy, viết lên đó những dòng chữ mà thâm tâm gã chẳng hề mong muốn. Nhưng gã không muốn sống trong cái chĩnh gạo to tướng ấy nữa. Gã muốn thoát ra và sống cuộc sống của mình.
Theo VNE
Bom hẹn giờ Em và anh ấy là bạn học thời phổ thông, là mối tình đầu rất đẹp, kéo dài đến khi tốt nghiệp đại học. Sau đó, em du học tự túc, một năm sau anh cũng được học bổng du học. Chúng em tìm lại nhau ở nước ngoài, tình cảm vẫn nồng nàn. Cuối năm 2009, hai đứa về Việt Nam làm...