Đón chồng cũ về nuôi
Tôi chia tay chồng cũ đã 15 năm, nay ổng đổ bệnh mà không ai chăm sóc. Tôi muốn đón ổng về nuôi thì cô vợ nói tôi phải chi tiền bồi thường thanh xuân cho cổ rồi rước ổng đi đâu thì rước.
Chị Hạnh Dung thân mến,
Tôi chia tay chồng đã hơn 15 năm. Ngày đó, vì ổng gái gú nên tôi quyết liệt ly hôn, tống ổng ra khỏi nhà, cho đi theo bồ nhí, dù thiệt tình lòng tôi vẫn còn thương. Tính ra, ngoài cái tật đi ngang về tắt, ổng cũng thương vợ con, cũng hiền lành, chăm chỉ.
15 năm qua, tôi ở vậy nuôi con khôn lớn. Con trai tôi giờ đã tốt nghiệp đại học, đi làm, có cô bạn gái coi cũng được người được nết. 15 năm qua, ổng vẫn sống với người đàn bà đó, hình như cũng chưa bỏ được tật ong bướm; cuộc sống cũng chẳng dư dả gì, vì người đàn bà kia ăn diện dữ lắm. Mà tôi cũng kệ, chứ ổng có còn là chồng mình đâu mà nghĩ chi cho mệt.
Hơn 4 tháng trước, ổng bị tai nạn lao động, may không mất mạng, nhưng giờ chỉ nằm một chỗ. Cô vợ ổng, chắc do hoàn cảnh bức bí, khó khăn nên coi ổng như cục nợ – thường xuyên nặng lời, chì chiết mà tệ nhất là bỏ bê không chăm sóc ổng.
Tôi nghĩ cũng tội, dù gì cũng từng tình nghĩa vợ chồng bao năm nên có nhờ người đánh tiếng với cổ, nói để tôi đem ổng về nuôi. Mà cổ quá đáng, bảo là tui đã đuổi ổng đi thì thôi, giờ bày đặt xin về; tôi muốn đón ổng về thì chi tiền bồi thường thanh xuân cho cổ rồi rước ổng đi đâu thì rước.
Video đang HOT
Ừ thì ổng giờ là chồng người ta, tui đâu có quyền gì. Nhưng cổ nói vậy, tui cũng buồn chứ, mà hông lẽ bỏ ổng vậy, coi sao được, chị! Chị coi tính giúp tôi có cách nào toàn vẹn được không?
Ánh Hồng (TP.Đà Lạt)
Chị Ánh Hồng thân mến,
Đọc thư chị, Hạnh Dung tin chị là người nặng tình và dù chị không nói ra thì tình yêu của chị dành cho chồng cũ vẫn đầy đặn như thuở nào. Đã 15 năm, chị vẫn ở vậy nuôi con, chu toàn trách nhiệm làm mẹ, đảm bảo cho con đời sống đủ đầy. Phụ nữ như chị, thực lòng ngày nay khó kiếm lắm. 15 năm qua, Hạnh Dung tin, chị vẫn dõi theo chồng cũ, chỉ là không để lộ ra thôi. Giờ chứng kiến anh ấy bị tai nạn, không được chăm lo chu đáo, cái tình, cái nghĩa càng khiến chị đau lòng.
Về tình, việc chị muốn đưa anh về chăm sóc không hẳn là sai. Nhưng về lý thì như chị đã biết – giờ anh đã là chồng người ta, chị quả thực không có quyền gì cả. Giả sử bây giờ chị có đưa được anh ấy về, chòm xóm sẽ nghĩ sao, rồi chị có cảm thấy bình yên không khi nghĩ về cô vợ của “chồng” mình? Những lời “quá đáng” của cô ấy, Hạnh Dung nghĩ là chỉ trong cơn nóng giận nhất thời, khi cô ấy cảm thấy (có lẽ) bị chị coi thường, chê cô ấy không biết chăm chồng… Chị biết mà, phụ nữ mình hay tự ái mấy chuyện như vậy lắm, nhất là đối với “tình địch”.
Cách tốt nhất bây giờ, theo Hạnh Dung, là con trai chị. Không ai có thể thay đổi sự thực rằng, đó là con của anh ấy. Chị có thể để cháu thay chị sang bên đấy thăm cha, bảo đảm rằng cha sẽ được lo lắng tốt nhất. Biết đâu, nhờ có con chị giúp sức mà cô ấy bớt phần bí bách, bớt cay đắng và “quá đáng”. Điều quan trọng nhất bây giờ là sức khỏe của anh ấy, phải không chị, thế thì mình đâu cần nặng nề làm chi với ý nghĩ ai quá ai không.
Mong chị bình tâm, có cách hành xử khéo léo, tế nhị, tránh những căng thẳng không đáng có để chính mình được nhẹ lòng.
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Khi nào vợ cần chồng bên cạnh nhất?
Ông bà xưa đúc kết:"Đàn ông đi biển có đôi/ Đàn bà đi biển mồ côi một mình". Người đàn ông đích thực cần biết người vợ cần mình nhất khi sắp, đang, và sau khi "vượt cạn".
Bất kỳ người đàn bà nào, dù bản lĩnh, mạnh mẽ đến đâu cũng vẫn rất cần người chồng bên cạnh khi sinh con - nhất là lần sinh nở đầu tiên.
Vượt cạn là bước ngoặt vừa hệ trọng, vừa thiêng liêng không riêng của người phụ nữ mà có liên quan mật thiết, chặt chẽ với chồng về nhiều mặt. Sản phụ giai đoạn này vừa cảm xúc, vừa lo lắng, thậm chí cả tâm lý sợ hãi nếu rơi vào trường hợp dự báo không suôn sẻ.
Sự nâng đỡ, chia ngọt, sẻ bùi giai đoạn vợ sinh của người đàn ông là hết sức cần thiết. Nó tạo nên sự tin cậy, là điểm tựa vững vàng, ấm áp cho người phụ nữ. Đây cũng là dấu ấn quan trọng trong tình nghĩa vợ chồng.
Đàn ông ngoài tình thương yêu, trách nhiệm còn rất cần có kiến thức về sức khỏe sinh sản để đóng vai trò "hộ lý" tích cực cho vợ. Hiện nay ở nhiều nước, đội ngũ y bác sĩ nhà hộ sinh đã cho phép người chồng được vào phòng sinh, bồn sinh... nhằm ủng hộ tinh thần, trấn an tâm lý cho sản phụ. Trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và những điều cần biết, cần làm khi vợ vượt cạn là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều ông chồng thường hay bỏ qua hoặc vô tình bỏ qua.
Theo tập quán của người Việt khi người phụ nữ sinh nở thường nhờ các bà mẹ chăm sóc. Tuy nhiên, không vì thế mà các ông chồng giao hết việc cho các mẹ. Các bà mẹ cũng nên nhắc nhỡ, hướng dẫn, tư vấn cho những người chồng trẻ, người cha trẻ biết những công việc cần làm khi vợ sinh em bé. .
Trong thực tế, không phải cặp vợ chồng nào cũng sống gần với cha mẹ hai bên, hay cha mẹ còn đủ, hoặc cha mẹ có điều kiện tốt để mà chăm sóc cho con gái ruột, con dâu mình "vượt cạn". Nên đàn ông ngoài việc "ủng hộ tinh thần" còn phải có ý thức và kỹ năng trong việc chăm sóc sản phụ và em bé.
Gần đây báo chí chia sẻ, ca tụng việc diễn viên điện ảnh Lương Thế Thành chăm sóc vợ sau khi sinh như là người đàn ông mẫu mực. Nữ diễn viên Thúy Diễm - vợ anh rất lấy làm hạnh phúc, toại nguyện. Cô hãnh diện, nói rằng: "Trong chuyện chăm con, tôi còn vụng về, chứ anh Thành thì giỏi. Anh ấy thực sự là khéo hơn tôi lắm". Quả đúng vậy. Từ thay tã lót, pha sữa, tắm em bé... nam diễn viên nổi tiếng điển trai này thao tác thuần thục như... nữ hộ sinh lành nghề.
Quan niệm đàn ông không được bén mãng tới chỗ vợ khi sinh nở, nằm cữ là một quan niệm lạc hậu, cổ hủ cần bài trừ.
Cảm giác cô đơn, lo nghĩ, thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ... khi "vượt cạn" khiến cho tâm lý sản phụ dễ hoang mang, hoảng sợ, ảnh hưởng đến việc sẵn sàng khi sinh con và dẫn đến trầm cảm sau sinh. Vì thế, họ rất cần người chồng bên cạnh động viên, an ủi. Tất nhiên không quên chuẩn bị khâu tài chính chu đáo.
PHẠM THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Vừa buông lời trách chồng bội bạc ngoại tình, vợ không tin nổi lý do anh ta đưa ra để bao biện Dung bật cười với những lí lẽ của chồng. Giá kể, bình thường Đăng có trách nhiệm, lo lắng chu đáo cho vợ con. Đằng này... Mặc dù có tiền tiết kiệm đủ trả nợ 200 triệu cho chồng, nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ kĩ càng, Dung quyết định không hé lộ về số tiền ấy, và càng không bỏ ra trả...