Đón Black Valentine với 7 món ăn màu đen
Black Valentine là ngày lễ dành cho hội độc thân, có nguồn gốc từ xứ sở kim chi. Dưới đây là 7 món ăn màu đen giúp bạn tận hưởng “ngày lễ độc thân” không nhàm chán, đơn điệu.
Mì tương đen là món ăn phổ biến trong dịp lễ Black Valentine của người Hàn Quốc. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại mì này trong các siêu thị Việt Nam. Bát mì có màu đen đặc trưng, sợi mì to, dai, có vị hơi đắng, ngọt và đậm đà. Khi ăn, bạn đổ sốt tương đen lên mì, trộn đều, dùng kèm với kim chi, xúc xích, thịt băm, trứng, dưa leo… Ảnh: Abitewithjudy, thuyduong261292.
Bánh kem chocolate là món tráng miệng tuyệt vời cho các tín đồ hảo ngọt dịp lễ này. Cốt bánh bông lan được phủ kem tươi, sau đó, bạn thêm chocolate đã đun chảy lên trên mặt bánh. Một ít vụn chocolate và trái cây tươi sẽ giúp bánh kem thêm đẹp mắt. Vị ngọt ngào của kem tươi xen lẫn vị đắng của chocolate làm cho “lễ tình nhân đen” của bạn thêm thú vị. Ảnh: Saycheese.craiova.
Mousse chocolate là món ăn hấp dẫn, phù hợp với những ai yêu thích hương vị béo ngậy, ngọt ngào. Bạn có thể sử dụng bánh oreo nghiền nát để làm phần đế bánh. Bơ đun chảy sẽ giúp bánh kết dính hơn. Phần mousse được làm từ lòng đỏ trứng, đường, tinh bột ngô, sữa ấm. Hỗn hợp được nấu trên lửa nhỏ, sau đó, bạn trộn cùng kem tươi đã đánh bông, bột cacao, thêm lá gelatin để mousse sánh hơn. Ảnh: Bestofvegetarianrecipe, fotografering.yvl.
Cuối năm 2019, kem đen trở thành cơn sốt ẩm thực với giới trẻ. Kem đen được làm từ tinh than tre với nhân chocolate tan chảy và lớp vỏ ốc quế giòn rụm bên ngoài. Món ăn này có thể khiến răng, miệng của bạn trở nên đen sì. Do vậy, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi thưởng thức kem đen. Ảnh: S.hide_chan.
Video đang HOT
Sương sáo thạch đen là món ăn tiếp theo giúp bạn “giải ế” trong ngày Black Valentine. Bạn có thể làm món này với các nguyên liệu như thạch đen, thạch sương sáo, nước cốt dừa, hạt chia. Những miếng thạch mát lạnh, ngọt thanh, nước cốt dừa béo ngậy sẽ kích thích vị giác của bạn. Ảnh: Pndemma174, pebap_lovely.
Chè mè đen với vị thơm béo đặc trưng cũng là món ăn “phải thử” trong ngày Valentine tháng 4. Mè đen được rang thơm, xay nhuyễn, lọc phần xác để lấy nước cốt. Sau đó, bạn nấu hỗn hợp nước dừa, bột sắn dây, cốt mè đen trên lửa nhỏ đến khi thấy chè sánh mịn thì tắt bếp. Một chút mè trắng và cốt dừa sẽ làm món ăn thêm hấp dẫn. Ảnh: Huonggggg1102, tranphuong.hung.
Vào dịp Black Valentine, bạn có thể thưởng thức món mì Spaghetti đen tuyền, hút mắt. Sợi mì đen dài, óng ả, thấm đẫm sốt mực và các nguyên liệu ăn kèm như hải sản, nấm, đậu Hà Lan. “Spaghetti đen” làm môi, lưỡi, răng “đổi màu” nhưng sự thơm ngon, độc đáo của nó sẽ không làm bạn thất vọng. Ảnh: Yummly.
Hải Nhi
Lạc giữa thiên đường chè người Hoa - Chợ Lớn
Chè hột gà, chè trái dâu, chè bạch quả, sâm bổ lượng, chè mè đen, chè bo bo đậu hũ... vừa ngon, vừa là vị thuốc. Đăc biệt, các loại chè dưỡng nhan với các kiểu đu đủ tiềm, lạ mà ngon đáo để. Vào Chợ Lớn, bạn rất dễ bị lạc trong thiên đường chè.
Nếu như khu phố cổ Hà Nội có vài món chè nghe tên đã thấy có gốc gác từ người Hoa như bánh trôi Tàu, lục tàu xá (chè đậu xanh nát nhuyễn, nấu với vỏ quýt), chí mà phù (chè mè đen) thì Chợ Lớn, TP.HCM, là một ma trận chè với nhiều món lạ do chính người Hoa nấu từ bao thế hệ.
Món chè thông dụng nhất với người Việt là chè hạt sen, chè đậu đen, chè đậu xanh bởi nấu dễ và nấu nhanh. Nếu vào các quán chè người Hoa, quán ít nhất cũng phải gần chục món chè, nhiều nhất thì phải vài chục món.
Ấn tượng nhất là hột gà trà (chè hột gà), ít nơi nào nấu được, rất ít nơi nào nấu ngon. Theo chân người sành ăn khu Chợ Lớn, phải đến quán chè không tên nằm trên đường Trần Quý, quận 11 để ăn món chè nóng nấu từ hột gà.
Chủ quán giải thích, hột gà được nấu bằng nhiều vị thuốc Bắc, một ít trà và nêm đường phèn chứ không phải nấu hoàn toàn từ nước trà như nhiều người tưởng. Bởi vậy, thật khó mà bắt chước được món chè này nếu không phải gia truyền.
Kỳ lạ, trứng gà nấu chè kiểu này không hề bị tanh, cũng không nghe mùi thuốc Bắc, đủ để thấy trình độ tuyệt vời của chủ quán. Vị béo bùi của trứng hòa quyện với "nước trà" màu đen óng ánh, nóng hổi nước trà, để lại cảm giác khó quên và lạ lẫm.
Món hột gà trà tại quán Tường Phong (83 An Điềm, Q.5, TP HCM) - Ảnh: THANH YẾN
Ngoài quán này ra, cũng có một số quán như chè Nhà Đèn (chè Cột Điện) trên đường Trần Hưng Đạo B, quận 5, chè Tường Phong, chè Hà Ký cũng bán món hột gà trà. Phải ăn thử mới biết quán nào có món này ngon xuất sắc.
Khách dùng chè tại quán chè Nhà Đèn - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Chè khúc bạch một thời làm mưa gió ở Sài Gòn đã được bán ở quán chè Hà Ký, đường Châu Văn Liêm, quận 5 từ lâu lắm rồi.
Tuy nhiên, nếu món này đã quen thuộc thì đến Hà Ký hãy ăn món chè lạ cho bõ công, như chè trái dâu nấu từ dâu tây tươi, ăn chua chua ngọt ngọt, mát rượi.
Rồi món chè đậu phộng, đậu hũ hạnh nhân thơm mùi bọ xít đặc trưng, quy linh cao vị nhân nhẩn đắng, chè bạch quả, sâm bổ lượng.
Trong khi cộng đồng mạng đang sốt với chè dưỡng nhan thì từ lâu rồi, chè dưỡng nhan của người Hoa đã tồn tại.
Khách hàng đến ăn chè tại quán Tường Phong - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Muốn đẹp da, hãy ăn chè đu đủ tiềm với nấm tuyết, hay món sâm bổ lượng kiểu chè Nhà Đèn đảm bảo da căng hồng láng mịn. Đu đủ tiềm là đu đủ chín chứ không phải xanh, không hiểu sao đu đủ chín người ta nấu tài ghê, nấu lâu mà ăn không hề bị nát.
Món sâm bổ lượng (bài thuốc bổ thận, an thần, bổ tim) của chè Nhà Đèn có tới hơn 10 món (củ năng, phổ tai, nhãn nhục, hạt sen, củ sen, bo bo...) khác hẳn với sâm bổ lượng bán ở các chợ bình dân ít món hơn.
Tại đây cũng có món chè hột gà nấu với bột báng rất độc đáo, bột báng nấu chín và lúc còn nóng hổi, xổ vào một lòng đỏ trứng gà còn sống, trộn đều lên và ăn, không hề bị tanh mà còn bổ dưỡng.
Muốn ăn chè bo bo đậu hũ ky bạch quả, chè hạnh nhân cùng các loại chè thông dụng như hột sen, đậu đỏ, đậu xanh, nhãn nhục, mè đen thì ghé quán chè Lâm Thạnh lâu đời, cũng nằm trên đường Trần Hưng Đạo B, Q.5, cách chè Nhà Đèn không xa.
Không thể không nhắc tới một món chè bổ dưỡng mà chỉ người Hoa mới nấu ngon nhất, đó là chè mè đen.
Món chè này rất nổi tiếng ở Hội An với gánh chè của cụ Thiều nay đã truyền cho con gái. Còn ở Chợ Lớn, món này cũng có mặt ở các quán chè Hoa nói trên.
Tuy nhiên, theo một fan hâm mộ món chè này sống lâu đời ở Chợ Lớn thì phải tới gánh chè không tên ở 49 Phùng Hưng, Q.5 mới là hoàn hảo nhất, vừa béo ngậy, lại không ngọt, không đặc quá, không loãng quá. Nếu không cầu kỳ thì muốn ăn chè mè đen, các quán kể trên đều có bán.
Chè đậu hũ hạnh nhân với giá 20.000 ngàn đồng tại quán Lâm Thạnh (Trần Hưng Đạo B, Q.5, TP HCM) - Ảnh: THANH YẾN
Tại sao người Hoa lại có nhiều món chè như vậy? Câu trả lời thật đơn giản: là vì họ rất thích ăn đồ ngọt.
Chè người Hoa được nấu từ hầu như tất cả các loại nguyên liệu từ như các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), củ (khoai lang, khoai sọ, củ năng), hạt (bo bo, hạt sen, ý dĩ...) quả (táo tàu, nhãn nhục, trái vải, đu đủ...) các vị thuốc (hoài sơn, kỷ tử, thục địa) cho tới những thứ mang nguồn gốc động vật (trứng gà, trứng cút, tuyết giáp, mai rùa...).
Lúc đầu chè không có đá, sau này do chiều theo ý thực khách mà thêm đá vào.
Muốn ăn cho hết loại chè Chợ Lớn, hãy dành hẳn một tháng cho đã đời. Mỗi hôm ăn một loại thôi rồi lại xoay tua, chắc chắn không thể nào lo tăng cân được.
CHÁNH NIỆM
Xí mà: Phong vị ẩm thực khó quên ở Hội An Là một món quà sáng thanh mát giản dị, gánh xí mà hai thế hệ đã trở thành một điểm ghé chân của biết bao người dân phố Hội và du khách tại đây. Gánh xí mà (chí mà phù - chè mè đen) của vợ chồng cô Thị nằm trên đường Nguyễn Trường Tộ. Hình ảnh cụ ông Ngô Thiếu mỗi sáng...