Đòn bẩy pháp lý chống Trung Quốc Mỹ tạo trên Biển Đông
Lập trường của Mỹ về Biển Đông có thể trao cho các nước trong khu vực đòn bẩy khi đàm phán hoặc có hành động pháp lý với Trung Quốc.
Căng thẳng Biển Đông leo thang vào ngày 13/7, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố về lập trường của Mỹ, bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đơn phương vạch ra, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông. Động thái của Mỹ phù hợp với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague.
Một ngày sau, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell có bài phát biểu khẳng định Mỹ có thể trừng phạt quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến hành vi chèn ép ở Biển Đông. Stilwell cho rằng Trung Quốc đang tìm cách “thay thế luật pháp quốc tế bằng đe dọa và cưỡng ép”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại một sự kiện ở Washington hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Theo Robert D. Williams, chuyên gia tại Trung tâm John L. Thornton Trung Quốc thuộc Viện Brookings, tuyên bố của cả Pompeo lẫn Stilwell đều không thay đổi về căn bản lập trường từ trước tới nay của Mỹ đối với các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và sự trái ngược của các yêu sách đó với luật pháp quốc tế, trong đó có “đường chín đoạn” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chính phủ Mỹ công khai ủng hộ phán quyết của PCA về vị thế của một số thực thể nhất định tại quần đảo Trường Sa và các quyền hàng hải liên quan.
Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại ở Mỹ, cho rằng tuyên bố của Pompeo báo hiệu Washington sẽ tăng cường ủng hộ phán quyết của PCA và “có thể sẽ khuyến khích các nước khác ủng hộ tích cực hơn cho phán quyết này”.
Bằng cách bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, Mỹ “hỗ trợ cho những bên muốn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là cơ sở để xác định các quyền hàng hải ở Biển Đông”, theo chuẩn đô đốc hải quân Mỹ về hưu Michael McDevitt.
Video đang HOT
“Điều Washington muốn là Trung Quốc tuân theo luật pháp quốc tế đã được các bên công nhận, bao gồm UNCLOS”, ông nói thêm. UNCLOS đã là cơ sở cho vụ kiện do Philippines đệ trình lên PCA. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố không thi hành phán quyết này.
Phản ứng trước tuyên bố của Mỹ, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm rằng UNCLOS là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Trung Quốc thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Richard Heydarian, học giả tại Manila, cho rằng tuyên bố của Mỹ có “ý nghĩa thực tế lớn”, đặc biệt là đối với các đồng minh của Mỹ như Philippines, vì nó làm rõ cam kết của Mỹ ở Biển Đông. “Trong trường hợp Trung Quốc có hành động đơn phương khiêu khích hoặc hung hăng với tàu hay quân đội Philippines trong khu vực thì chúng ta có thể đưa ra lập luận pháp lý rằng Lầu Năm Góc phải can thiệp để bảo vệ đồng minh”, ông nói.
Jay Batongbacal, giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển tại Đại học Philippines, cho biết lập trường cứng rắn hơn của Mỹ sẽ trao cho các quốc gia ASEAN đòn bẩy trong đàm phán, vì giờ đây họ biết rằng lập trường của họ nhận được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi hơn so với Trung Quốc.
Tàu và máy bay Mỹ trong cuộc diễn tập ở Biển Đông ngày 6/7. Ảnh: US Navy.
Lập trường của Mỹ “sẽ là cơ sở để Mỹ và các nước Đông Nam Á hợp tác và phối hợp chính sách để chống lại các hành động của Trung Quốc”, Batongbacal nói.
Ông nhấn mạnh đây “không phải là cơ sở cho hành động quân sự chống lại Trung Quốc”. Batongbacal nói rằng nếu có một thỏa thuận giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á về khi nào và ở đâu hành động của Trung Quốc có thể bị coi là phi pháp thì việc đó sẽ tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán hoặc các hành động pháp lý chống lại yêu sách của Bắc Kinh.
Trong khi đó, McDevitt cho rằng các nước ASEAN sẽ tiếp tục cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ vì họ không muốn bị buộc phải chọn phe và bị cuốn vào căng thẳng giữa hai cường quốc. Thomas Daniel, nhà phân tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Malaysia, cho rằng trong tình hình hiện nay, các quốc gia tuyên bố chủ quyền chồng lấn ít có khả năng thực hiện hành động pháp lý với Trung Quốc.
“ASEAN và các nước thành viên sẽ rất thận trọng trong cách cư xử với Trung Quốc và cách phản ứng với tuyên bố của Mỹ”, ông nói. “Trung Quốc có tầm ảnh hưởng rất lớn với hầu hết quốc gia trong khối. Đó là một đối tác thương mại kinh tế rất quan trọng, là cường quốc có sự hiện diện lớn trong khu vực”.
Trong quý đầu của năm nay, ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu và Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung kéo dài và Covid-19. Daniel cho rằng ASEAN nên thực hiện cách tiếp cận “tiểu đa phương” (ngoại giao trong một nhóm nhỏ), phối hợp với nhau để xây dựng lập trường chung khi đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo chuyên gia Williams tại Viện Brookings, những tuyên bố pháp lý như của Ngoại trưởng Pompeo còn gửi thông điệp ngầm đến Trung Quốc về lợi ích của việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Bắc Kinh trong nhiều năm qua đã bỏ nhiều công sức để tự quảng bá hình ảnh của mình là một “bên bảo vệ và xây dựng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế”.
“Những thông điệp như vậy của Mỹ sẽ thách thức tính chính danh của lập trường Trung Quốc và khiến Bắc Kinh phải cân nhắc về nguy cơ tổn hại danh tiếng trong các tính toán của mình”, Williams nói. “Tuy nhiên, tác động của nó như thế nào đến toan tính của Trung Quốc vẫn còn là câu hỏi mở”.
'Tú ông' 20 tuổi đánh đập, ép thiếu nữ bán dâm lĩnh 6 năm tù
Lâm Phong (người Trung Quốc) sau khi tiếp cận các thiếu nữ qua mạng xã hội, đã lừa họ tới vùng hẻo lánh đánh đập, ép bán dâm.
Tiểu Hồng (17 tuổi) ngụ TP Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc quen biết với Lâm Phong (20 tuổi) qua mạng xã hội. Sau một thời gian, thấy Lâm nói chuyện lịch sự và khá sành điệu, Tiểu Hồng siêu lòng rồi nảy sinh tình cảm với anh ta.
Theo Sina, ngày 23/9/2018, họ hẹn hò rồi đi bơi. Lấy lý do không muốn ai làm phiền trong cuộc hẹn, Lâm thu điện thoại của Tiểu Hồng rồi đưa đến một căn nhà khá cũ kĩ ở thị trấn Kim Táo, khu Triều Dương, TP Sán Đầu. Nơi này cách khá xa chỗ thiếu nữ ở.
Tại đây, Lâm cưỡng ép Tiểu Hồng quan hệ tình dục và giam lỏng trong nhiều ngày.
Ngày 5/10/2018, Lâm yêu cầu Tiểu Hồng bán dâm tại khu phố cổ dưới thị trấn. Nạn nhân bị Lâm dùng bóng chày đánh, trói buộc một cách tàn nhẫn. Lâm dọa nếu Tiểu Hồng có ý định chạy trốn sẽ bị diệt khẩu.
Toàn bộ số tiền thiếu nữ 17 tuổi bán dâm có được, Lâm đều lấy hết để ăn chơi.
Ngày 10/10/2018, khi đi bán dâm trong một nhà nghỉ tồi tàn ở thị trấn, Tiểu Hồng gặp Tiểu Lan - nạn nhân bị Lâm lừa trước đó không lâu. Qua cuộc chuyện trò, Tiểu Hồng biết Lâm đã dùng thủ đoạn tương tự để lừa nhiều cô gái nhẹ dạ vào làm việc trong đường dây mại dâm do anh ta điều hành.
Ban ngày các cô gái được bố trí ăn ngủ tại nhà trọ, tối đến bị điều đi bán dâm. Nếu nạn nhân kháng cự sẽ bị đánh đập.
Ngày 10/10 năm đó, khi Lâm bận chấn chỉnh người khác, Tiểu Hồng và Tiểu Lan trốn chạy ra ngoài. Biết chuyện, Lâm dọa 2 nạn nhân nếu không quay lại sẽ tung những hình ảnh nhạy cảm của họ lên mạng xã hội.
Cuối tháng 10, hai cô gái báo cảnh sát. Do xác định vị trí của Lâm khó khăn nên ngày 22/4/2019, sau khi có đủ chứng cứ, lực lượng chức năng mới bắt anh ta.
Đầu tháng 5/2020, TAND trung cấp Khu Triều Dương, TP Sán Đầu, tỉnh Quảng Châu đã tuyên bị cáo Lâm Phong 6 năm tù và nộp 33 triệu đồng về tội Môi giới mại dâm.
Cáo trạng ghi rõ bị cáo Lâm Phong có hành vi coi thường luật pháp, sử dụng bạo lực, cưỡng ép người khác bán dâm, xâm phạm quyền tự do cá nhân của các nạn nhân. Việc làm của Lâm ảnh hưởng sâu sắc đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, nhất là khi đa số những nạn nhân của hắn ở tuổi vị thành niên.
Sau vu việc, cơ quan cảnh sát cũng đưa ra những khuyến cáo về an ninh mạng. Mọi người cần chú ý không nên gặp nhau ở vùng ngoại ô vắng người mà cần đến những nơi công cộng, cho dù có quen biết nhau qua mạng xã hội đã lâu.
Philippines chê trực thăng Mỹ quá đắt Philippines muốn tìm mua trực thăng tấn công từ các nước khác sau khi Mỹ đưa ra mức giá 450 triệu USD cho 6 chiếc AH-1Z Viper. "Chúng ta không thể thực hiện hợp đồng đó. Nếu mua với giá này, quân đội Philippines chỉ có thể mua một hoặc hai trực thăng với ngân sách được cấp. Đó là lý do chúng...