Đốm lửa nhen nhóm trong cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Nhật
Mặc dù Mỹ và Nhật Bản đang trong giai đoạn thân thiết nhất, song có thể thấy những đốm lửa xung quanh vấn đề thương mại đã nhen nhóm tại cuộc hội đàm giữa hai bên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 25-28/5. Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khả năng còn khá lâu mới đạt được, trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ dự kiến vào tháng 11/2020 đang tới gần và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng không thể đàm phán với Mỹ trong lúc này, bởi cuộc bầu cử Thượng viện ở Nhật Bản sẽ được tổ chức vào tháng 7 tới. Mục tiêu của “thỏa thuận ngoại giao” Mỹ-Nhật đang hướng tới là các sản phẩm nông nghiệp, một lĩnh vực liên quan tới khu vực bầu cử của cả hai bên.
Trưa 27/5 tại nhà khách Akasaka, hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Nhật được tổ chức với sự tham gia của khá ít quan chức hai bên. Cuộc hội đàm kéo dài hơn 1 tiếng so với dự định trước đó. Đối với ông Trump, vấn đề ngoại giao lớn nhất lúc này là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nếu đàm phán thương mại với Trung Quốc thất bại, ông Trump sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mặt khác, việc ông Trump đề nghị Nhật Bản hỗ trợ đối với các biện pháp trừng phạt, cũng như những lời chỉ trích Trung Quốc còn mang cả ý nghĩa thúc giục Tokyo cần nhanh chóng đạt được thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ.
Video đang HOT
Sau cuộc hội đàm thượng đỉnh, tại bữa ăn trưa muộn hơn dự kiến khoảng 1 tiếng giữa ông Trump và ông Abe, những lo lắng về thương mại càng tăng lên khi ông Trump đề cập một cách nghiêm túc rằng “không phải ô tô là cái mà tôi đã chuẩn bị sẵn, đó là thuế quan đối với thịt bò và hàng nông sản”, “chỉ có Mỹ đang gặp bất lợi ở Nhật Bản do thuế quan cao”.
Ông Trump đã tỏ thái độ không đồng tình bởi mức thuế đối với thịt bò Mỹ nhập khẩu vào Nhật Bản đang cao hơn các nước như Canada, Australia… những nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt từ mùa Thu tới. Tại bang Iowa, nơi tổ chức cuộc họp đầu tiên để chọn ra các ứng cử viên tổng thống, những ứng cử viên đảng Dân chủ đối thủ của ông Trump sẽ chính thức lộ diện. Đây cũng là một bang nông nghiệp đại diện cho toàn nước Mỹ.
Ông Trump thậm chí đã nhầm lẫn khi nói rằng “thịt lợn đang bị đánh thuế tới 38%”, đáp lại ông Abe đã nhẹ nhàng giải thích sự đóng góp của Nhật Bản đối với nền kinh tế Mỹ.
Giống như Mỹ, ông Abe cũng không thể nhượng bộ một cách dễ dàng trước cuộc bầu cử Thượng viện đang tới gần. Vừa bày tỏ sự hợp tác với ông Trump, trong mỗi một phát ngôn, ông Abe đều chỉ ra rằng thỏa thuận cùng thắng giữa hai bên sẽ được quốc hội thông qua.
Việc nhấn mạnh cụm từ “quốc hội thông qua” mang hàm ý nhắc ông Trump rằng quyết định cuối cùng sẽ đến sau cuộc bầu cử Thượng viện. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với ông Abe.
Trong tuyên bố chung Mỹ-Nhật vào tháng 9/2018, liên quan tới vấn đề thỏa thuận thương mại chung giữa hai nước, cụm từ “giới hạn tối đa là các hiệp định liên kết kinh tế trong quá khứ” đã được đưa vào.
Với nội dùng này, rõ ràng Nhật Bản có thể tránh được thất bại trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, đồng thời cũng có thể kiềm chế những phản bác trong nội bộ đảng – từ những thành phần đại diện cho nông dân nước này trước cuộc bầu cử Thượng viện tới.
Tuy nhiên, những khó khăn xảy ra khi đàm phán với ông Trump là không thể dự đoán, ngay cả khi đã tính toán cẩn thận trước. Tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, phóng viên đặt câu hỏi về việc áp thuế “có thay đổi mức tiêu chuẩn tối đa của TPP không?”, ông Trump cho biết “Tôi không liên quan tới TPP. Tôi không bị ràng buộc bởi cái mà người khác ký…”
Trong buổi họp báo, ông Trump đã đề cập tới kết quả đàm phán thương mại Mỹ-Nhật, dự kiến sẽ được công bố vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, đây là nội dung chưa thực sự được xác nhận. Tại cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Nhật vào cuối tháng 4/2019, ông Trump bày tỏ mong muốn hai bên sẽ đạt được thỏa thuận vào tháng 5/2019.
Một người tham gia cuộc hội đàm cho biết “ông Trump đặc biệt mong muốn đẩy nhanh. Theo ông Trump, hai bên không phải đồng ý hoàn toàn vào tháng 8 mà chỉ đạt được sự đồng thuận về khung cơ bản sau cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản.
Trong cuộc họp tối 27/5 với các thành viên chủ chốt đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền sau khi cuộc hội đàm Mỹ-Nhật kết thúc, ông Abe cũng giải thích một lần nữa về việc thỏa thuận thương mại hàng hóa Mỹ-Nhật (TAG), nói rằng thỏa thuận này bắt buộc phải được thông qua tại quốc hội và việc cắt giảm thuế sẽ nằm trong phạm vi hiệp định TPP./.
Theo Thành Hữu (TTXVN tại Tokyo)
Mỹ - Hàn: Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể...
Vào khoảng 15 giờ 50 phút ngày 28-2, chuyên cơ Không lực 1 chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cất cánh từ sân bay Nội Bài để trở về Mỹ sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 kết thúc.
Trên chiếc Không lực 1, Tổng thống Trump đã điện đàm cho người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo ông Moon, qua điện thoại, ông Trump "lấy làm tiếc" về việc không đạt được thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, đồng thời tái khẳng định cam kết giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thông qua đối thoại. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng đề nghị ông Moon "tích cực" đóng vai trò hòa giải trong cuộc đối thoại với Chủ tịch Kim Jong-un trong tương lai cũng như hợp tác chặt chẽ với nhau để Triều Tiên tích cực thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫy chào khi lên chuyên cơ Không lực 1 về nước chiều 28-2 Ảnh: REUTERS
"Tổng thống Moon nói rằng chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể trong khuôn khổ hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Mỹ. Ông đề nghị gặp Tổng thống Trump trong tương lai gần để tiếp tục thảo luận" - người phát ngôn Nhà Xanh cho biết. Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe nói ông hoàn toàn ủng hộ quyết định của Tổng thống Donald Trump.
Cao Lực - Phạm Nghĩa
Theo Nguoilaodong
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn đóng vai trò hòa giải Mỹ-Iran Báo chí Iran ngày 2/6 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm Iran từ ngày 12-14/6 nhằm mục đích hòa giải giữa Tehran và Washington. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ gặp Thủ lĩnh tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei và Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong chuyến thăm tới nước này trong tháng này. Thủ tướng...