Đồi Vó Vua ở Hòa Bình lưu truyền chuyện ly kỳ về Bà vợ hai của Thánh Tản Viên đi lạc lên tận Cao Phong
Nói về tiềm năng du lịch trong tương lai của huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) không thể không kể đến truyền thuyết Vó Vua, xã Thạch Yên gắn với bức tranh phong cảnh tuyệt vời cùng không khí trong lành nơi đây.
Huyện Cao Phong ( tỉnh Hòa Bình) được biết đến với nhiều điểm du lịch sinh thái, tâm linh hấp dẫn. Mỗi đền, chùa chứa đựng huyền tích, huyền thoại riêng tạo sức hút với du khách thập phương.
Nói về tiềm năng du lịch trong tương lai của huyện Cao Phong không thể không kể đến truyền thuyết Vó Vua, xã Thạch Yên gắn với bức tranh phong cảnh tuyệt vời cùng không khí trong lành nơi đây.
Cán bộ Sở VH-TT&DL tỉnh Hòa Bình phối hợp với Phòng Văn hoá – Thông tin huyện Cao Phong và doanh nghiệp ở Hà Nội khảo sát đồi Vó Vua, xã Thạch Yên tháng 7/2021.
Đến Thạch Yên, cùng với được thưởng thức những món ăn truyền thống của đồng bào Mường, chúng ta sẽ được nghe các cụ cao niên nơi đây kể về truyền thống cách mạng hào hùng của Chiến khu cách mạng Thạch Yên – Cao Phong, những câu chuyện huyền bí về chùa Khánh, đặc biệt là tích truyện về sự hình thành của Vó Vua hay Giếng Vua trên đỉnh đồi Thai Bái, xóm Khánh.
Tương truyền, ngày xửa, ngày xưa có 2 mẹ con vợ Thánh Tản Viên tên Bà là “Mệ Dạ Hoàng Pà (tức vợ thứ 2 của Thánh Tản Viên)”.
Hai mẹ con được Thánh Tản cử giả danh người dân nghèo khổ để đi chu du thiên hạ, mục đích khảo sát dân tình, thử lòng người dân từng vùng và giúp đỡ những người nghèo khổ. Sau khi rời khỏi đất Thiên Quan Lạc Khổ, Bà dẫn người con đi, đi mãi và đến Mường Đai (nay là xã Thạch Yên, huyện Cao Phong).
Hai mẹ con tìm đến nhà Ậu Lộc (Bây giờ gọi là thầy cúng).
Đang cúng lễ Tền tháng 7, vì nghèo nên lễ Tền chỉ có: Cơm gạo tưới (cơm tẻ đồ), bánh uôi, rau đu đủ, rau tẻ teng, khoai, quả cà… Ậu Lộc cúng xong, thấy 2 mẹ con đang đói, ông thương tình lấy hết cơm tưới để trong chõ và tất cả rau thập cẩm cho ăn.
Khi Bà và con đã ăn no, để tỏ lòng biết ơn, Bà kể về thân thế của mình cho Ậu Lộc nghe và Bà dặn thêm: Để tỏ lòng biết ơn người Mường Đai có lòng tốt đối với mẹ con Bà, sau này ở trên thiên nhìn xuống để còn cho mưa thuận, gió hòa và phù hộ cho người dân Mường Đai.
Bà bảo khi rào vườn, rào dậu bằng cây bương, tre, nứa…thì phải rào bạt sấp, bạt ngửa (một bạt bên trong quay vào thì bạt tiếp theo thì bạt bên trong cây quay ra và tiếp theo cứ lần lượt như thế cho đến khi rào xong).
Bà dặn thêm, Tẻng Trùng Tền (chữa trùng) của người dân Mường Đai thì lễ khác vùng đất Thiên Quan Lạc Khổ, lễ cúng chỉ cần có: Cơm gạo tưới (cơm tẻ đồ), chân và đuôi trâu, lợn, gà, chó hoặc vịt, bánh uôi, rau đu đủ, rau tẻ teng, khoai, quả cà…là chữa được.
Dặn dò Ậu Lộc xong, 2 mẹ con chào gia chủ và tiếp tục đi đến chân đồi Thai Bái (Vó Vua ngày nay). Đến đó, con khát nước, Bà nghĩ giữa nơi rừng thiêng nước độc này lấy đâu ra nước cho con uống, tìm mãi không có một nguồn nước nào.
Bà lấy gươm ra cắm xuống đất và nói một câu “Nếu còn xứng là Thiên Tử thì hãy cho con một con đường sống” nói xong Bà rút gươm và một cột nước từ trong lòng đất mọc lên.
Video đang HOT
Thái Tử uống nước và nghỉ ngơi một lát. Sau đó đi giải cách khu vực mó nước khoảng 50m, khi bước qua một hòn đá vết chân của Thái tử còn in lại trên đó.
Đến nay, khu đất này không có loại cây cỏ gì mọc lên được. Ý định 2 mẹ con sẽ đóng đô ở trên đỉnh đồi Thai Bái. Nhưng nhìn ngang ra còn thấy Núi Tản nên Bà thay đổi ý định và tiếp tục đi đến Đầm Đa, Lạc Thủy và quyết định đóng đô ở đó.
Từ đấy về sau, người dân Mường Đai đặt tên mó nước đó là Vó Vua (giếng Vua), khu đất quanh đấy là đồi Vó Vua. Để tưởng nhớ đến mẹ con Bà, hàng năm, người dân xóm Đai làm lễ cúng (xôi, gà) và tát giếng vào ngày 28/12 âm lịch.
Hàng năm, tiết trời đầu xuân, người dân ở đây đến lấy nước mới, nước mát về gia đình mong cho cuộc sống quanh năm được an lành, hạnh phúc, may mắn, mát mẻ….
Đồng chí Bùi Yến Minh, cán bộ Phòng VH-TT huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) cho biết: Nằm trong khu rừng nguyên sinh xóm Khánh, Vó Vua là giếng nước cao hơn mực nước biển khoảng 1.000m với dòng nước mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Vó nước và bãi đất đen còn lưu lại nơi đây gắn với lời ca, điệu nhạc, cồng chiêng của ngày hội khuống mùa trên vùng đất Mường Thàng cùng với những câu chuyện kỳ bí bất cứ ai nghe một lần cũng muốn đến để tìm hiểu, khám phá.
Quanh Vó Vua là khu rừng trên dưới 1.000m với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, xanh mát, những thảm cỏ, hoa mua, hoa sim trải dọc chiền đồi.
Đứng trên đỉnh đồi Vó Vua, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí mát lành, ngắm cảnh đẹp của các vùng xung quanh. Có thể khẳng định, đây sẽ là địa điểm tiềm năng để thu hút khách du lịch trong tương lai đang cần được khai thác, đầu tư và phát triển.
Hòa Bình: Cử nhân kế toán bỏ về quê nuôi la liệt lợn đen, "cá tiến vua" ven bờ sông Đà
Dịch Covid-19 ập tới, nơi làm cắt giảm lao động, Tuân viết đơn xin nghỉ việc. Anh trở về nhà ở (xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) để nối tiếp sự nghiệp của người cha mình- đó là nuôi cá dầm xanh, nuôi cá bỗng, nuôi lợn Mường gà, dê ở ven bờ sông Đà.
Đinh Công Tuân, 25 tuổi ở bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) từ nhỏ đã theo cha đi đánh cá trên sông Đà.
Ở đây, người ta vẫn truyền tai nhau rằng, sinh ra ở vùng sông nước nên mấy chuyện giăng lưới, đặt câu, bơi lặn với những thanh niên trai tráng như Tuân ở xứ Mường này thì ai cũng giỏi cả.
Đinh Công Tuân, bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đang cầm trên tay cá bỗng- một loài cá đặc sản, tương truyền là một trong những loài cá dùng để tiến vua thời phong kiến. Cá bỗng có giá trị kinh tế cao, giá bán cá bỗng lên tới 200.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Ngọc
Năm 2019, Tuân rời bản để theo học Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh. Hồi ấy, bố mẹ Tuân rất kỳ vọng vào cậu con trai của họ khi ở vùng này hiếm khi có người vào được Đại học.
"Bố mẹ mong em ra trường, tìm được công việc phù hợp và có thu nhập ổn định, chứ không nghĩ một ngày em lại trở về làm nông nghiệp như bây giờ", Tuân nói.
Con thuyền chạy máy dầu rẽ sóng nước đưa tôi hướng đến lồng nuôi cá nằm ở giữa sông Đà, Tuân kể với tôi, năm 2021, sau khi ra trường thì xin vào làm kế toán tại một resort ở huyện Kim Bôi với mức lương 7 triệu đồng.
Thế nhưng dịch Covid-19 ập đến, khách du lịch ngày một ít dần dẫn đến nơi làm phải cắt giảm lao động. Tuân viết đơn xin nghỉ việc.
Mấy hôm sau, Giám đốc cho gọi Tuân lên ngỏ ý muốn giữ cậu lại vì có trình độ chuyên môn là Đại học, được nhiều đồng nghiệp quý mến và hứa sẽ tăng lương.
Thế nhưng chẳng mảy may suy nghĩ, cậu vẫn quyết định sẽ quay trở về nhà để nối tiếp sự nghiệp của người cha mình- đó là nuôi cá lồng, lợn đen, gà, dê ở ven bờ sông Đà.
Tuân cho biết, cá bỗng có thời gian nuôi dài, 5 đến 6 năm. Ảnh: Minh Ngọc
"Khi bố mẹ biết em xin nghỉ việc thì cũng buồn, vì ở vùng này mấy ai được vào Đại học. Ở đây, học xong cấp 3 thì đi làm công nhân hết, không thì ở nhà làm nông nghiệp. Được đi học như em cũng là vinh dự lắm", Tuân kể lại, rồi cậu chia sẻ với tôi rằng, cậu cũng nhanh chóng thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho mình ở nhà với những ý tưởng làm giàu được vẽ ra.
Đàn lợn đen bản địa được Tuân nuôi ven bờ sông Đà ở bản Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Ảnh: Minh Ngọc
Thế rồi, toàn bộ tài sản là 30 lồng cá, nuôi toàn các cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá dầm xanh, cá bỗng, cá trắm đen, cá ngạnh, cá lăng. Trong số này, cá bỗng, cá dầm xanh tương truyền là những loài "cá tiến vua".
Từ đàn lợn đen bản địa chỉ nuôi gần chục con, Tuân mua thêm con giống, nhân đàn lên trên 40 con. Mới đây, cậu tiếp tục làm chuồng, mua 20 con dê về nuôi.
Thức ăn cho lợn đen bản địa được Tuân lấy từ thân cây chuối sau đó băm nhỏ rồi trộn với ngô nghiền. Ảnh: Minh Ngọc
Tuân chia sẻ với tôi, lợn đen mà cậu đang nuôi là giống lợn bản địa, hay còn gọi là lợn Mường.
Đối với giống lợn này, thời gian nuôi gần 1 năm và thức ăn chủ yếu là thân cây chuối băm nhỏ trộn với ngô nghiền. Bởi thế mà, thời gian nuôi lâu dài như vậy mà trọng lượng chỉ từ 15 đến 17kg/con.
Tuy trọng lượng ít nhưng đổi lại, chất lượng thịt của giống lợn Mường này thì vô cùng ngon. Trước Tết Tuân đã xuất bán hết sạch 30 con, với giá 150.000 đồng/kg hơi. Hiện, đàn lợn của Tuân còn 8 con và đều đang chửa.
Một điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả, đó là lợn được Tuân thả nuôi tự nhiên trên các triền đồi, núi ven bờ sông Đà.
Hễ cữ chập tối, Tuân băm chuối, trộn cùng với ngô nghiền rồi gọi chúng về bằng tiếng Mường thì chỉ vài phút sau, lợn mẹ, lợn con nối đuôi nhau về ăn.
Tuân bảo, có đợt lợn mẹ đẻ ở trên núi, rồi chúng tự tha con về, cậu cũng chẳng biết chúng đẻ được bao nhiêu con, cứ tha về bao nhiêu thì biết bấy nhiêu.
Đàn dê 16 con mới được Tuân mua về cũng vậy, cậu cũng thả chúng "lang thang" trên những triền đồi để tự đi kiếm lá cây rừng.
Đến chập tối chúng lại từ mò về chuồng. Tuân nói với tôi, ở đây tiềm năng phát triển chăn nuôi rất lớn, bởi có lợi thế tự nhiên, chính vì vậy hướng đi của cậu ta sẽ là chăn nuôi những con đặc sản, có giá trị kinh tế cao.
Tuân cho biết, giống lợn đen bản địa (lợn Mường) có thời gian nuôi gần 1 năm, trọng lượng chỉ từ 15 đến 17kg/con. Ảnh: Minh Ngọc
"Trước Tết nhiều người hỏi đặt mua lợn, cá của nhà em nhưng cũng không còn để bán. Họ dùng một lần, thấy ngon, sạch nên thường xuyên gọi điện hỏi. Có nhiều khách ở Hà Nội lên đây du lịch, ăn một lần, xong còn vào tận nhà để hỏi đặt mua lợn mang về", Tuân nói xong, rồi cậu cũng "khoe", "Sau 2 năm nữa tại đây em sẽ có đàn dê khoảng 200 con".
Tuân nghiền thân cây chuối để làm thức ăn cho lợn. Ảnh: Minh Ngọc
Do dịch Covid-19 nên du lịch ở Suối Hoa cũng vắng vẻ hơn, thi thoảng mới có đoàn khách đến nên việc cung cấp cá lồng của Tuân cho một số nhà hàng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cùng với đó, giá cám tăng cao khiến chàng trai này nhiều lúc cũng có những cơn "đau đầu" không nhỏ.
Tuân bảo: "Bắt đầu khởi nghiệp thì chắc chắn sẽ có những khó khăn, một số sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm nhưng quan trọng phải giữ được niềm tin, sự cố gắng từng ngày để tiếp tục làm ra những sản phẩm tốt, chất lượng, từ đó người tiêu dùng sẽ biết đến là trung thành với sản phẩm của mình".
Tuân nói tiếp, năm 2021, mặc dù khó khăn do dịch bệnh, cũng như mới bắt tay vào làm thế nhưng cậu đã có thu nhập khoảng 200 triệu đồng.
Hải Dương đề xuất làm đường vành đai gần 24.000 tỷ đồng Đường vành đai 5 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương dài 52,7 km, dự kiến kinh phí đầu tư gần 24.000 tỷ đồng. Để sớm triển khai tuyến đường này trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Hải Dương đã đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...