“Đổi vợ đổi chồng” – Chế tài còn bỏ ngỏ
Vài năm trở lại đây, câu chuyện “đổi vợ đổi chồng” đã không còn lạ lẫm với những nhóm thác loạn của đất Sài thành, với tên gọi “Câu lạc bộ Siwinging” (Trao đổi quyền ân ái tạm thời).
(Ảnh chỉ có tính minh họa)
Lịch sử của phong trào này ra đời từ những năm 50 thế xỷ XX tại Mỹ.
Nhiều trang báo mạng phản ánh tại đất Sài thành, những nhóm này thường chọn ngày cuối tuần, cuối tháng hẹn nhau tại một khu du lịch để ăn nhậu, trò chuyện. Những buổi tiệc kiểu này luôn bắt đầu từ rượu. Khi ăn nhậu họ tạo lá thăm đánh số từ 01 đến tổng số thành viên có mặt rồi để các bà bắt trước. Bắt trúng số nào thì mang số đó. Sau đó, các ông bắt thăm được số nào thì trở thành cặp đôi với người phụ nữ mang số đó. Nếu trùng số với vợ mình thì xóa rồi bắt lại. Nếu một người đàn ông chỉ 26 tuổi bắt đúng số phụ nữ 40 tuổi thì cũng phải làm tham gia quan hệ chứ không được từ chối bởi bất cứ lý do gì… Khi đã chia đôi xong, các cặp dìu nhau vào phòng và thoải mái quan hệ trong vòng khoảng 3 giờ. Thời gian kết thúc, chỉ cần phụ nữ than phiền về người đàn ông trong khi quan hệ tình dục thì cặp đôi đó sẽ không còn cơ hội tham gia lần sau.
Cứ tưởng chuyện “đổi vợ đổi chồng” chỉ dừng lại ở những mảnh đất phồn hoa và hiếm hoi. Nhưng mới đây, câu chuyện tưởng như đùa khi trong tiệc nhậu hai người đàn ông đề nghị “đổi vợ” và được chấp nhận xảy ra tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh đăng trên một số báo mạng.
Câu chuyện sẽ “thuận buồm xuôi gió”, nếu không có việc có một bên người vợ “bẻ kèo” không ưng ý vị “hôn phu” đã đổi. Thế là, anh Nguyễn Đình Toàn càng ngày bất mãn khi thấy vợ mình Nguyễn Thị Lan có tình cảm thân thiết với bạn mình là anh Nguyễn Hồng Lương, trong khi chị Nguyễn Thị Hoa, với mình lại không hề có chút tình cảm gì với mình. Anh Toàn bức xúc đốt nhà anh Lương và phải đi tù, chị Hoa buồn tủi dắt hai con ra đi, nhường hạnh phúc lại cho anh Lương và chị Lan… Thời gian sau anh Lương bệnh chết, hai con chung của anh Toàn, chị Lan hết lớp 9 bỏ nhà đi hoang và không qua nổi trước căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Video đang HOT
Thác loạn, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục… và hậu quả là rất đáng tiếc đã xảy ra. Thế nhưng, luật thực định đã không có quy định nào “sờ” tới hành vi “đổi vợ đổi chồng” quái gở này, vì hành vi này có sự đồng thuận, nên không được xem là “ngoại tình”, hoặc sống chung như vợ chồng với người khác theo hướng dẫn của pháp luật. Rất tiếc, dự thảo của Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân… có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2013 lại không đề cập xử lý tệ nạn này, mà quy định thêm hai điểm mới là bỏ phạt kết hôn đồng giới và tăng mức phạt ngoại tình; đối với người đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 01 triệu đồng (quy định hiện hành tại Nghị định 87/2001/NĐ-CP phạt chỉ từ 100.000 – 500.000 đồng).
Theo chúng tôi, nên lùi ngày có hiệu lực đối với dự thảo của Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, hoặc có quy định bổ sung, hoặc có thông tư hướng dẫn việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi “đổi vợ đổi chồng” nêu trên là cần thiết.
Theo Dantri
Bỗng dưng bị nhiễm HIV: Vẫn chưa xác định "hung thủ"
Những nông dân đang chí thú làm ăn bỗng dưng bị lây nhiễm HIV hiện đã vượt qua nỗi lo sợ, mặc cảm nhưng luôn đau đáu sớm được minh oan, xác định rõ tác nhân lây nhiễm.
Chúng tôi trở lại xã Ngãi Đăng, huyện Mỏ Cày Nam - Bến Tre hỏi thăm về những nông dân bỗng dưng bị nhiễm HIV. Nhiều người dân bức xúc nói: "Phải làm cho sáng tỏ nguyên nhân vì sao cùng lúc phát hiện quá nhiều người bị nhiễm bệnh ở ấp Phú Đăng. Đặc biệt, mầm bệnh lại rơi vào những nông dân suốt ngày cặm cụi làm việc kiếm cơm cho cả gia đình".
Dù sức khỏe có phần suy giảm nhưng anh V.V.B vẫn phải lao động cật lực giúp gia đình.
Với nghề trồng rau nhút, chăn nuôi gia súc, vợ chồng anh có thu nhập bình quân 4 triệu đồng/tháng
Cộng đồng không kỳ thị
Theo người dân địa phương, khoảng 8 tháng trước, có đoàn điều tra xã hội học của Viện Pasteur TPHCM về đây nhưng từ đó đến nay, mọi việc rơi vào im lặng. Một người dân ở xã Ngãi Đăng còn cho biết sau Tết Nguyên đán vừa qua, xã có tổ chức hòa giải mâu thuẫn giữa gia đình y sĩ Bé, ông bí thư ấp Phú Đăng với những người bị nhiễm HIV về chuyện họ rêu rao trong xóm ấp "mấy ổng đi chơi gái bị lây bệnh".
Ông Đoàn Công Thức, Phó Chủ tịch UBND xã, xác nhận theo chỉ đạo của phó chủ tịch UBND tỉnh, xã đã tổ chức hòa giải. Bản thân ông bí thư ấp và bà Nguyễn Thị Mót (vợ ông Bé) đã nhận sai sót vì phát biểu loan truyền thông tin không có cơ sở, làm ảnh hưởng đến danh dự của những người bị nhiễm HIV. Tại buổi hòa giải, các cá nhân liên quan đều thống nhất xóa bỏ mọi hiềm khích, giải tỏa những dư luận không tốt tại địa phương.
Cũng theo ông Thức, hiện các cá nhân nhiễm HIV đều được Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre cấp thuốc điều trị miễn phí. Mọi người cũng tuân thủ đến khám bệnh định kỳ và nhận thuốc về uống đều đặn. Tâm lý của họ đang ổn định, đa số vẫn đi làm thuê và làm các công việc mưu sinh tại nhà. Điều đáng mừng là bà con chòm xóm vẫn sống gần gũi, không có biểu hiện kỳ thị, xa lánh đối với những người này.
Hai lần gửi đơn về tỉnh
Chúng tôi tìm gặp anh V.V.B, một trong những nông dân nhiễm HIV, giữa lúc anh đang lội ruộng cắt rau nhút. Anh B. nói: "Mong báo chí tác động đến các cơ quan chức năng, để những nơi này tích cực tìm ra nguồn lây bệnh và xử lý nghiêm kẻ đã mang tai họa đến cho chúng tôi".
B. ngậm ngùi kể nhà anh có tới 3 người bị nhiễm HIV, gồm: anh, cha dượng và em trai. Mọi nghi ngờ tập trung vào ông y sĩ hành nghề y tế tư nhân không có giấy phép ở cùng ấp, bởi trước đó, họ thường đi tiêm thuốc trị bệnh đau nhức, cảm cúm tại nhà ông này. Tuy nhiên, mối hoài nghi ấy không đủ cơ sở để chứng minh...
Trước đó, nhóm các bệnh nhân nhiễm HIV đã gửi một lá đơn có 11 chữ ký, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng điều tra làm rõ nguồn lây bệnh, làm sáng tỏ mối hoài nghi về các thao tác tiêm chích của ông y sĩ ấp và giải tỏa những thông tin đồn thổi gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cá nhân và gia đình của những người bệnh. Sau khi xã tổ chức hòa giải, những bệnh nhân này tiếp tục tập hợp chữ ký gửi về tỉnh lá đơn thứ hai, cũng với nội dung như trên.
Trước đó, trả lời báo chí, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre, cho biết đã ngưng tập trung truy tìm nguyên nhân lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở xã Ngãi Đăng bởi khó xác định chính xác đường lây nhiễm (tiêm chích thuốc, cắt giác hơi, làm móng, hớt tóc, lấy ráy tai...). Hiện ngành y tế cùng chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền, ổn định tư tưởng để người dân không hoang mang và hiểu cách phòng ngừa, hạn chế nguy cơ lây lan rộng ra cộng đồng.
Từ khi thông tin rộ lên trên báo chí (tháng 6/2012), tại xã Ngãi Đăng phát hiện thêm 4 trường hợp nhiễm HIV. Đặc biệt, tất cả vợ của những bệnh nhân nhiễm HIV đều đã được xét nghiệm nhưng không phát hiện trường hợp nào dương tính với virus này.
Đã có 2 người tử vong vì AIDS Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bến Tre, hiện nay, tại xã Ngãi Đăng đang có tổng cộng 21 ca nhiễm bệnh, trong đó 2 trường hợp đã tử vong và 8 người đang chuyển sang giai đoạn AIDS. Các bệnh nhân AIDS tại xã này đã có quá trình nhiễm HIV khoảng 5 năm.
Theo Dantri
2 anh em thương vong trong trận mưa lốc tại Hà Nội Trận mưa lốc lớn tối qua 20/5 đã kéo đổ môt bức tường, đè lên người 2 anh em anh Nguyễn Kim Hanh (44 tuổi, trú thôn Vĩnh Ninh, Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội). Sự việc xảy ra vào khoảng 21h tối qua 21/5, khi anh Nguyễn Kim Hanh đến nhà chị gái mình là chị Nguyễn Thị Lan để bàn chuyện...