Đôi vợ chồng U60 nghỉ hưu sớm, đầu tư 4 tỷ lên Đà Lạt mua đất, xây nhà gỗ
Sau hàng chục chuyến du lịch, đôi vợ chồng ở TPHCM đã ấp ủ kế hoạch bỏ phố lên rừng nghỉ hưu.
Sau nhiều năm lên kế hoạch kỹ càng, chuẩn bị cả về vật chất lẫn tinh thần, cuối năm 2019, vợ chồng chị Ninh Hồng (56 tuổi, ở TPHCM) đã cùng nhau rời thành phố để bắt đầu đến Đà Lạt sinh sống. Như chị Hồng nói vui, đó là một cuộc sống mới không áp lực kiếm tiền, không tắc đường, không khói bụi và không âu lo.
Kể về hành trình “bỏ phố về rừng” của mình, chị Hồng chia sẻ, trước đó chị làm ở bộ phận biên tập, truyền thông của một công ty lớn. Bản thân chị xuất thân là sinh viên sư phạm, cô giáo có kinh nghiệm 10 năm giảng dạy rồi nghỉ.
Vợ chồng chị Ninh Hồng
Lần đầu tiên chị Ninh Hồng đến Đà Lạt là năm 1989. Thời điểm đó, vợ chồng chị và con trai đi du lịch theo tour, chi phí lúc đó rất đắt đỏ nên cả nhà phải ăn 4 bữa sáng bằng mì tôm. Chuyến đi không mấy dư giả, hoành tráng nhưng thiên nhiên, khung cảnh thơ mộng ở thành phố sương mờ đã khiến đôi vợ chồng này yêu ngay từ lần đầu.
Những năm về sau, vợ chồng chị Hồng tiếp tục quay trở lại du lịch ở Đà Lạt. Sau những chuyến đi ấy, chị thông thuộc thành phố này như người bản địa, biết rõ từng quán cà phê, từng cửa tiệm…
Bẵng đi thời gian tất bật lo cơm áo gạo tiền, con cái và gia đình, qua tuổi 50 chị Hồng bắt đầu nhớ về niềm yêu thích cùng ước muốn thời trẻ. Một buổi tối, chị ngỏ ý với chồng về ước muốn lên Đà Lạt sống. Nhận được sự đồng ý, chị Hồng đã có quyết định táo bạo, xin nghỉ hưu sớm và hiện thực hóa ngay kế hoạch mà mình ấp ủ.
Đầu tư 4 tỷ mua đất, xây nhà gỗ để trải nghiệm điều mới mẻ
Thời điểm đó, vợ chồng chị Hồng đầu tư 4 tỷ đồng cho việc mua đất và xây nhà. Mảnh đất anh chị chọn rộng hơn 800m2, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Vợ chồng Hồng quyết định làm một căn nhà gỗ 50m2 xinh xắn cạnh rừng thông.
“Ở thành phố ở nhà xây, nhà bê tông cốt thép chán rồi nên tôi muốn chọn ở nhà gỗ để trải nghiệm điều mới mẻ. Và vợ chồng tôi càng không muốn phá hỏng cảnh quan thơ mộng ở nơi đây. Nhà gỗ mùa hè thì mát, mùa đông cũng rất ấm áp, phù hợp với thời tiết 4 mùa ở Đà Lạt vô cùng”, chị Hồng nói.
Video đang HOT
Quá trình xây dựng căn nhà gỗ của vợ chồng chị Hồng
Vốn sống ở thành phố đông đúc, quen cầm bút, gõ bàn phím nên khi lên Đà Lạt đôi vợ chồng U60 phải “học lại tất cả”. Lần đầu tiên, chị tự tay xới đất, trồng rau. Không có kinh nghiệm làm nông nên bao nhiêu hạt giống vợ chồng gieo xuống đều thối, không lên mầm.
Sau này được người dân địa phương chỉ dẫn, khu vườn của chị Hồng dần xanh tốt. Mỗi vụ được mùa, anh chị còn gửi thành quả nào rau hữu cơ, trái cây… về Sài Gòn cho người thân và bạn bè.
Không chỉ học cuốc đất, làm vườn, vợ chồng chị Hồng còn học cách chế biến các loại nông sản. Anh thì ngâm rượu gừng, rượu nho, làm siro dâu tằm; chị thì học cách sấy trà từ hoa, các loại quả.
Cuộc sống nhàn nhã của vợ chồng chị Ninh Hồng
Nhớ lại thời gian đầu đến sinh sống ở vùng đất mới, chị Hồng kể, trước đây sống ở thành phố lớn quen với nhịp sống hối hả nhộn nhịp nên thời gian đầu đến Đà Lạt chị có chút hụt hẫng. Khó khăn nhất trong hành trình “bỏ phố” của chị là nỗi nhớ gia đình và con cái.
” Tôi có hai người con một trai một gái. Ở độ tuổi gần 60 chuyển đến sinh sống ở một vùng đất mới hoàn toàn, xa con cái là điều không dễ dàng. Có lúc nghĩ tự dưng già rồi còn đến nơi xa không gần con cái.
Nhưng may mắn, khu vực vợ chồng tôi đến có cộng đồng người bỏ phố về rừng, mỗi người một quê nhưng ai nấy đều hòa đồng, chia sẻ với nhau. Vốn có điểm chung về chí hướng và tình yêu với Đà Lạt nên mọi người rất chan hòa, giúp đỡ lẫn nhau. Vì vậy mà mối lo của người già là ở nơi hoang vắng mà cô đơn đã được dẹp bỏ”.
Có căn nhà gỗ xinh xắn, khu vườn xanh mướt và cảnh quan rất đẹp nên chị Hồng muốn chia sẻ với mọi người. Năm 2021, khi dịch bệnh bùng phát, thời điểm phải đóng cửa, chị Hồng tập tành làm Youtuber. Công đoạn quay, dụng và edit video đều do người phụ nữ U60 làm hết.
Cùng lúc, cô con gái cũng chuyển sang làm online, lên Đà Lạt “tránh dịch” nên video càng thêm ý nghĩa hơn. Đó là những khoảnh khắc gia đình nhỏ bên nhau rong ruổi khắp quán lạ, quán quen.
Chia sẻ thêm, chị Hồng cho hay quan điểm sống của vợ chồng chị là khi về già không phụ thuộc con cái về vật chất. Nghỉ việc thì cũng sẽ vào viện dưỡng lão để nghỉ ngơi bằng khoản tiền tiết kiệm đã chuẩn bị từ trước. Bởi vậy, khi bắt đầu cuộc sống bỏ phố lên rừng anh chị đã chuẩn bị rất kỹ càng về tinh thần và vật chất.
Khu vườn xanh mướt của cặp vợ chồng U60
Sau 3 năm rời thành phố, vợ chồng chị Hồng đã có cuộc sống ổn định ở thành phố ngàn hoa. Anh chị hướng đến cuộc sống tự cung tự cấp, tự trồng rau để ăn rau sạch.
” Sáng tôi thường d ậy sớm uống một tách cà phê, sau đó nấu ăn sáng cho gia đình rồi ra sân vườn chăm sóc cây cối. Chiều thì làm bánh, đọc sách và gặp gỡ bạn bè, hàng xóm… Sau Tết khi con gái về lại Sài Gòn, “mất bạn” tôi cũng ít dành thời gian quay clip mà chuyển sang gặp gỡ trực tiếp, đón bạn bè, người thân và “khán giả” đến nhà chơi, uống trà.
Thỉnh thoảng các con lại lên thăm ba mẹ. Là người Sài Gòn gốc nên tôi luôn hướng Đà Lạt như quê hương thứ hai, để con cháu có quê, có nơi để về mỗi dịp lễ, tết. Điều này khiến vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc”, chị Hồng tâm sự.
Ảnh: NVCC
Hậu Giang: Tập Đoàn Sun Group sẽ đầu tư Khu du lịch Lung Ngọc Hoàng
Vừa qua, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cùng ông Đặng Minh Trường - Thành viên Hội đồng sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Sun Group đã ký kết biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực hạ tầng đô thị và Khu du lịch Lung Ngọc Hoàng.
Lung Ngọc Hoàng hoang sơ.
Khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng có diện tích khoảng 2.800ha, thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, không chỉ được mệnh danh là "lá phổi xanh" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là nơi bảo tồn hơn 330 loài thực vật và 206 loài động vật, trong đó có một số động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Với 5 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở quy mô toàn cầu như: dơi chó, chồn mực, cáo mèo, rái cá, rái móng, đặc biệt là rái cá lông mũi và rùa nắp, rắn hổ mang nằm trong Sách đỏ thế giới; 10 loài bò sát trong đó tiêu biểu có loài rắn mái gầm, rắn cạp nong...; 135 loài chim nước trong đó có 9 loài quý hiếm được đưa vào sách đỏ Việt Nam như: Bạc má, giang sen, già đẫy, cà cuốc, cò ốc, cò lạo xám, ác là, le le khoang cổ, nhiều nhất là vạc với đến hàng vạn con...
Theo Danh mục các dự án mời gọi đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022, Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được mời gọi đầu tư du lịch sinh thái, cảnh quan, các hoạt động trải nghiệm, khám phá, với diện tích 2.800 ha, tổng mức đầu tư 345 tỷ đồng, theo hình thức đầu tư nhà nước cho thuê cảnh quan rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được tỉnh Hậu Giang xác định là một trong hai sản phẩm du lịch đặc trưng (02 sản phẩm du lịch đặc trưng tỉnh Hậu Giang là du lịch trên tàu tuyến Kênh Xà No đi làng khóm Cầu Đúc và Du lịch sinh thái Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, huyện Phụng Hiệp). Đề án du lịch sinh thái Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày 07/6/2021. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang lập danh mục dự án kêu gọi đầu tư vào Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.
Tham gia xây dựng Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo yêu cầu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Sở, ngành liên quan cung cấp thông tin và đề xuất Tổng cục Du lịch tham mưu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang thành Khu du lịch Quốc gia vào Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chim cò Lung Ngọc Hoàng
Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng được xác định là trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh và có khả năng trở thành khu du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2030.
Với mục tiêu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết lập các tuyến du lịch sinh thái, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là trung tâm du lịch lớn của tỉnh, là khu du lịch quốc gia giai đoạn đến năm 2030.
Đề án nêu rõ các sản phẩm du lịch được định hướng phát triển rất cụ thể, bao gồm sản phẩm theo hướng truyền thống, như: Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên gắn với hệ động thực vật; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch gắn với bản sắc địa phương; Ẩm thực, mua bán sản phẩm lưu niệm... Và các sản phẩm theo hướng độc đáo, như: Du lịch "Con đường Tràm"; Du lịch trải nghiệm, khám phá "thuần thiên nhiên"; Du lịch nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường; Du lịch trải nghiệm kết hợp dịch vụ sản xuất; Du lịch trải nghiệm, mạo hiểm; Du lịch tuần trăng mật; Du lịch nghỉ dưỡng sinh thái; Ẩm thực; Mua bán sản phẩm lưu niệm...
Theo đó, Đề án phân thành 3 khu chức năng chính: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (1.015,94ha); Phân khu Phục hồi sinh thái (937,11ha); Phân khu Hành chính dịch vụ (8,75ha). Với các tuyến du lịch nội khu, gồm: Trung tâm Điều hành đón tiếp - Hệ sinh thái đất ngập nước - Điểm du lịch sinh thái Lung Sen - Lung Lớn - Mô hình canh tác nông nghiệp; Trung tâm Điều hành đón tiếp - Hệ sinh thái rừng tràm - Điểm nuôi động vật bán hoang dã - Điểm giáo dục môi trường - Điểm du lịch sinh thái Lung Sen - Lung Lớn; Trung tâm Điều hành đón tiếp - Hệ sinh thái rừng tràm - Điểm câu cá - Khu vui chơi giải trí - Khu lâm viên - Mô hình canh tác nông nghiệp và Khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Quảng Trị khai phá tiềm năng du lịch Nhắc đến Quảng Trị, ta thường ấn tượng về vùng đất khắc nghiệt, 'gió Lào, cát trắng', ít ai biết, Quảng Trị còn có nhiều điểm du lịch đẹp như đảo Cồn Cỏ, biển Cửa Việt, vùng núi Hướng Hóa... Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) được mệnh danh là hòn ngọc giữa biển Đông, nếu được đầu tư có thể trở thành Maldives...