Đôi vợ chồng Trung Quốc sinh 15 con trong 21 năm
Vợ chồng ông Liang, ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã có 14 đứa con và sắp chào đón thêm một thành viên mới.
Đại gia đình đông đúc của vợ chồng ông Liang. Ảnh: Shanghaiist
Theo QQ, con gái đầu của ông Liang và vợ chào đời vào tháng 8/1995. Hơn hai thập kỷ qua, hai người liên tục có thêm con và sẽ đón đứa con thứ 15 vào cuối năm nay. Vợ ông 42 tuổi và có khá nhiều kinh nghiệm sinh con, thậm chí tự cắt dây rốn cho chúng.
Ở tuổi 66, ông Liang vẫn có thể vác một túi gạo lớn lên núi mà không cần dừng lại nghỉ nên việc làm cha của nhiều đứa trẻ dường như cũng không quá sức đối với ông.
Ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng ông nằm trơ trọi giữa lưng chừng núi. Họ trồng trọt họ khoảng sân rộng phía trước và nuôi một ít vịt, gà. Đây cũng là nơi vui chơi của bọn trẻ.
Đại gia đình của ông Liang sống qua ngày mà không có nguồn thu nhập ổn định nào. Ảnh: Shanghaiist
Video đang HOT
Vài năm trước, người trong làng vẫn gọi ông đi làm một số việc. Tuy nhiên, khi ông ngày càng già hơn, không còn ai thuê ông nữa. Đại gia đình của ông sống qua ngày mà không có nguồn thu nhập ổn định nào.
Khi nhắc đến tương lai của những đứa trẻ, ông Liang không nói gì mà chỉ lắc đầu.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông Liang. Ảnh: Shanghaiist
Năm 2007, số liệu cho thấy chỉ 36% người Trung Quốc là đối tượng thuộc chính sách một con, với các nhóm dân tộc thiểu số được phép có nhiều con.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã chuyển đổi từ chính sách một con sang hai con. Có khả năng nhiều đứa con của ông Liang chưa có hộ khẩu, dù giới chức tuyên bố 13 triệu công dân chào đời vi phạm chính sách một con sẽ được cấp hộ khẩu.
Anh Ngọc
Theo VNE
Trung Quốc kêu gọi thanh niên hiến tinh trùng vì lợi ích quốc gia
Trung Quốc đang cố gắng thay đổi quan niệm hiến tặng và sử dụng tinh trùng bằng cách khơi gợi lòng yêu nước của nam giới 20-45 tuổi.
Bên trong một phòng hiến tinh trùng của bệnh viện phụ nữ và trẻ em Tây Bắc. Ảnh:CRI
Theo New York Times, các ngân hàng tinh trùng ở Trung Quốc từ lâu phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng vì nhiều lý do.
Sau khi chấm dứt chính sách một con tồn tại nhiều thập kỷ, Trung Quốc đang lo ngại số người muốn sinh con thứ hai tăng vọt, khiến tình trạng thiếu hụt tinh trùng tồi tệ hơn. Vì thế, họ đang nghĩ mọi biện pháp để kêu gọi nam giới trong độ tuổi 20 - 45 đi hiến tặng tinh trùng.
Trên mạng xã hội ngập tràn các khẩu hiệu mời hiến tinh trùng từ các nhân vật trong trò chơi trực tuyến, kèm lời hứa 1.000 USD tiền mặt hay iPhone.
"Không cần phải bán thận để kiếm tiền mua iPhone 6S. Bạn có thể kiếm đủ ngay bằng cách đi hiến tinh trùng" là khẩu hiệu trên ứng dụng mạng xã hội WeChat tung ra hôm 13/6 và có gần 400.000 người truy cập trong vòng một ngày, theo SCMP.
Một bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc sẵn sàng trả 800 USD cho 40 ml tinh dịch, trong khi đó các cơ quan tuyên truyền nhà nước cố gắng khơi gợi lòng yêu nước.
"Hãy thể hiện lòng yêu nước" là nội dung một bài viết trên hãng thông tấn xã nhà nước hồi đầu năm. "Hãy giúp đất nước giảm tình trạng già hóa dân số".
Tuy nhiên, những cố gắng trên vẫn không mấy khả quan. Y học cổ truyền Trung Quốc coi tinh dịch là biểu hiện cho sinh khí, vì thế, nhiều người từ chối hiến tặng "sinh khí" của mình.
Mặc dù tỷ lệ vô sinh đang tăng cao ở Trung Quốc, nhiều gia đình không chấp nhận được quan điểm sử dụng tinh trùng của một người đàn ông xa lạ làm cha của con mình vì nó đi ngược lại quan điểm Nho giáo truyền thống.
Để thay đổi quan niệm đã ăn sâu bén rễ vào tư tưởng của người dân, những khẩu hiệu mời hiến tinh trùng đang thay đổi.
"Hiến tặng tinh trùng cũng giống như hiến máu", một ngân hàng tinh trùng ở Bắc Kinh kêu gọi. "Cả hai đều vì mục đích cống hiến cho xã hội".
Chiến dịch kêu gọi hiến tinh trùng của y bác sĩ bệnh viện Long Hải ở thành phố Trịnh Châu hồi cuối tháng 3. Một nữ tình nguyện viên giơ cao bảng hiệu quả trứng, theo sau là các nam tình nguyện viên cầm bảng hiệu tinh trùng. Ảnh: VCG
Hồng Hạnh
Theo VNE
Thảm kịch dân số của Trung Quốc Khắc phục hậu quả sau 30 năm thực hiện chính sách một con không phải là điều dễ dàng. Để lách luật, nhiều người Trung Quốc từng tìm đến các trung tâm kiểu Trung Quốc ở Mỹ để sinh con thứ 2 (Ảnh minh họa) Năm 2008, một trận động đất rung chuyển tỉnh Tứ Xuyên đã làm hơn 70.000 người thiệt mạng....