Đôi vợ chồng thạc sĩ bỏ việc về quê, cải tạo nhà cổ 700m2 thành không gian sống giữa thiên nhiên đẹp như tranh vẽ
Tuy cuộc sống nửa thành thị, nửa nông thôn không đem lại nhiều tiền, đôi vợ chồng này vẫn cảm thấy hài lòng khi được làm điều mình muốn.
Thạch Hạo Nam (31 tuổi) từng học thạc sĩ tại ĐH Bắc Kinh, chuyên ngành kiến trúc và thiết. Năm 2013, sau khi tốt nghiệp, anh ở lại thành phố hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch nhà cửa. Tại đây, anh đã gặp Tạ Phương Linh – một nhà thiết kế nội thất – và trở thành người yêu của cô.
Không lâu sau, Thạch Hạo Nam bắt đầu có suy nghĩ sẽ bỏ thành phố về làng quê sinh sống. Vì công việc yêu cầu phải khảo sát nhiều ngôi làng trên cả nước, mỗi tháng anh chỉ ở căn hộ đi thuê ở Bắc Kinh từ 1-2 ngày, thời gian còn lại dường như chỉ dùng để đựng hành lý. Dần dần, anh quen với việc sống và sinh hoạt ở các làng quê.
Vào tháng 6/2014, Tạ Phương Linh xin thôi việc ở Viện thiết kế, chuyển đến sống ở thị trấn cổ Tung Khẩu, tỉnh Phúc Kiến. Hai năm sau, Thạch Hạo Nam cũng theo người yêu tới đây. Hai người kết hôn với nhau và có một cậu con trai Tiểu Thạch đầu năm nay đã 4 tuổi.
Bạn bè của hai vợ chồng thường hỏi: “Sống như vậy có mệt không?”. Thật ra, cặp đôi vốn đã thích thú với cuộc sống nửa thành thị, nửa nông thôn như thế này từ rất lâu. Họ hy vọng có thể biến đây trở thành lối sống kiểu mẫu mới.
Cải tạo nhà cổ trăm năm thành không gian sống độc đáo
Mong muốn con trai tận hưởng thời thơ ấu đẹp đẽ nơi làng quê này, Thạch Hạo Nam và Tạ Phương Linh đã thuê một ngôi nhà cũ trong thị trấn cổ để cải tạo lại. Ngôi nhà này được xây từ thời Thanh, có diện tích lên đến 700 m2.
Trước cửa nhà có một con suối nhỏ, nước trong như pha lê. Đối diện đó là núi non trập trùng, phong cảnh hùng vĩ.
Hai vợ chồng đặt tên cho căn nhà này là Lê Chiếu Cư, có nghĩa là “nơi ánh bình minh tỏa sáng”. Cách đây hàng chục năm, ngôi nhà cổ đã bị lũ lụt phá hủy, chỉ còn trơ khung gỗ. Họ đã mất gần một năm để thiết kế và sửa sang lại. Nguyên tắc đầu tiên của việc cải tạo là giữ kết cấu bằng gỗ và mái ngói của ngôi nhà cũ. Bên cạnh đó, vẻ ngoài phải sạch sẽ và mộc mạc.
Để các vị khách đến đây cảm nhận được môi trường tự nhiên của vùng nông thôn, diện tích không gian công cộng được xây dựng gấp đôi không gian riêng tư. Ngoại trừ 4 phòng trải chiếu tatami và đại sảnh, còn lại toàn bộ là không gian ngoài trời: một khu vườn lớn hình thoi, một không gian thủy cảnh lộ thiên và hành lang.
Thạch Hạo Nam cho biết: “Ở đây, ta không cần phải giao tiếp như bình thường. Chỉ cần ngồi trên ghế xếp trong vườn, nhìn núi và lắng nghe tiếng suối chảy róc rách, là sẽ thấy rất thư thái”.
Ngay trước nhà, nơi có tầm nhìn rộng nhất, là khu lửa trại. Gia đình ba người thường dựng lều trên bãi cỏ để ban ngày cắm trại, ban đêm nằm ngắm sao. Nơi đây cũng thường xuyên mở cửa cho mọi người vào vui chơi, các buổi biểu diễn đồng quê cũng được tổ chức tại đây.
Cạnh khu lửa trại có cây dẻ gần trăm năm tuổi. Buổi tối bạn bè thích ngồi đây nướng thịt, nhậu và trò chuyện.
Phòng bếp, thư phòng, thậm chí bên ngoài hành lang đều có bố trí các cửa tò vò. Tiểu Thạch Đầu cùng những đứa trẻ khác trong xóm rất thích chơi đùa tại khu vực này.
Toàn bộ tầng hai tổng cộng chỉ có bốn phòng, thường được sử dụng làm phòng cho khách. Do chiều cao tầng của ngôi nhà cũ có hạn và cũng để giảm bớt cảm giác trầm mặc, tất cả đều được trải chiếu tatami.
Video đang HOT
Một căn phòng ở phía nam được thiết kế một cửa sổ kính cao suốt từ trần đến sàn, từ đó có thể thấy lớp mái ngói cổ kính của ngôi nhà.
Chỗ nào có phong cảnh đẹp, nơi đó sẽ có cửa sổ. Hướng Tây Bắc của ngôi nhà có tầm nhìn đẹp nhất, hướng ra con suối uốn lượn và núi non.
Thạch Hạo Nam đặc biệt thiết kế một số cửa sổ cao nhô ra khỏi tường, cùng với đó là các cửa sổ tròn quy mô nhỏ, để từ đó có thể thấy những khung cảnh đẹp nhất.
Hầu hết tất cả đá cuội đều đến dòng suối trước cửa; những tảng đá xanh có vảy được khai thác từ các ngọn núi xung quanh hoặc là thu thập từ trong thị trấn cổ.
Đá trong sân phong phú về chủng loại, chủ yếu là đá cuội, đá xanh và nham thạch.
Thạch Hạo Nam hy vọng có thể kết hợp các kỹ thuật xây dựng truyền thống của địa phương để xây dựng các bức tường đá theo kiểu cổ. Vì vậy anh đã đặc biệt mời hai bậc thầy thủ công đến để cùng thi công.
Chỉ riêng cạnh ngoài mặt tường hình cung và phòng của Tiểu Thạch Đầu đã làm mất gần một tháng. Việc này khiến tất cả mọi người đều thán phục.
Nơi này lúc sáng sớm hay chạng vạng đều có sương mù bảo phủ, ban đêm còn có thể nhìn thấy dải Ngân Hà trên cao. Chính vì vậy, hai vợ chồng quyết định đặt văn phòng làm việc tại ngôi nhà này.
Cuộc sống nửa nông thôn, nửa thành thị đáng ngưỡng mộ
Sau khi Tiểu Thạch Đầu ra đời, bà nội là người lo lắng nhất cho việc học của cháu trai. Hai vợ chồng cũng cho rằng điều kiện giáo dục và y tế ở thành phố tốt hơn, nhưng môi trường tự nhiên và không khí yên bình ở nông thôn cũng rất đáng giá.
Thạch Hạo Nam và Tạ Phương Linh đều làm công việc liên quan đến xây dựng nông thôn. Vì vậy, họ quyết định đi lại giữa cả nông thôn lẫn thành thị để có một cuộc sống toàn vẹn nhất.
Từ thứ Hai đến thứ Sáu, một trong hai vợ chồng sẽ đưa con đi học mẫu giáo trong khu đô thị, còn người kia ở lại làng để làm việc. Cuối tuần, cả gia đình lại sum họp bên nhau, tận hưởng đời sống làng quê thanh bình, không khói bụi ô nhiễm.
Tạ Phương Linh nói: “Người lớn không cần phải bỏ nông thôn vì con cái. Trẻ nhỏ cũng có thể thoát khỏi áp lực của thành phố, có thời gian để thư giãn tinh thần. Đây là mối quan hệ cha mẹ – con cái lành mạnh nhất đối với chúng tôi ở giai đoạn này. Nó cũng là sự lựa chọn tốt nhất.”
Biết trẻ con thích nghịch đất đá, Thạch Hạo Nam đặc biệt thiết kế một cái ao nhỏ dưới gốc cây dẻ, dưới phủ đầy sỏi trắng được lấy từ con suối gần nhà. Tiểu Thạch Đầu rất thích dùng xẻng ở đây xếp cát, nghịch đá cùng các bạn của mình.
Gia đình cũng sẽ cùng nhau tưới hoa trong sân, hoặc tản bộ bên dòng suối. Ai cũng có một khoảng thời gian tuyệt vời.
Tạ Phương Linh nói: “Sau khi ngôi nhà này được cải tạo, nhiều bạn bè của chúng tôi đến chơi và cảm thấy rằng đây chính là cuộc sống mà họ hằng mong ước.”
Mọi người thường nghĩ rằng cuộc sống đồng quê lúc nào cũng chỉ toàn một màu hồng, đẹp nên thơ và yên bình. Tuy nhiên, đây là một sự hiểu nhầm lớn. Theo Tạ Phương Linh, việc bỏ phố về quê sống lâu dài đòi hỏi phải có cả tài năng lẫn kinh nghiệm phong phú.
Hiện tại, Thạch Hào Nam và Tạ Phương Linh đang cùng nhau điều hành một công ty chuyên về thiết kế. Người chồng phụ trách các phương án thiết kế, còn người vợ lo chuyện tổ chức công ty và đối ngoại. Họ luôn biết cách lắng nghe nhau, chỉ cho nhau thấy những điểm mà người kia bỏ lỡ.
Trước khi đến đây, Tạ Phương Linh cảm thấy rằng cuộc sống của cô chỉ có giá trị khi được làm việc tại các doanh nghiệp thuộc Top 500 ở các thành phố lớn. Sau này, cô cảm thấy việc cạnh tranh ở nông thôn không khốc liệt như thành phố, dường như cái gì cũng có thể thử rồi sai, việc chuyển đổi cũng tương đối tự do.
“Chúng tôi chuyển đến nông thôn sống khi đang ở độ tuổi đôi mươi, đến nay đã được 6-7 năm. Chúng tôi vẫn đang thích nghi và tự điều chỉnh bản thân. Một mặt, chúng tôi phải xem xét làm thế nào để hòa nhập mà không hòa toàn với cuộc sống địa phương.”
Đối với hai vợ chồng, việc sống ở thị trấn cổ này giống như một chuyến công tác, thậm chí là một chuyến du lịch dài ngày. Họ không định ở lại đây mãi mãi nên ít bị cảm giác phụ thuộc. Việc quay trở lại cuộc sống ở thành phố cũng là một điều tương đối đơn giản.
Tuy nhiên, thái độ sống và làm việc của hai vợ chồng là như nhau. Hai người đều cảm thấy rằng việc quay trở lại cuộc sống ở thành phố là một điều tương đối đơn giản. Tâm lý của hai người đều coi đây như một chuyến công tác, thậm chí là một chuyến du lịch dài ngày, vì họ không có tâm lý cắm rễ ở đây nên sẽ ít bị bó buộc.
“Tiền ở nông thôn kiếm được rất ít. Nhưng tài sản vô hình kiếm được rất nhiều, tâm tính càng ngày càng tốt”, nhà thiết kế trẻ tuổi nói.
Cặp vợ chồng phá bỏ sân đầy rác và cỏ dại, cải tạo thành khu vườn ai cũng muốn ghé thăm
Từ khoảng sân trước vô cùng bừa bộn, không có điểm nhấn, thậm chí giống như một bãi rác, cặp vợ chồng người Thượng Hải đã quyết định dọn dẹp và trang trí thành khu vườn nhiều người mơ ước.
Chủ sở hữu khu vườn là anh Qin, chị Liu. Cả hai đã sống nhiều năm bận rộn nên không quan tâm nhiều đến khoảng sân trước.
Với diện tích tổng 60m2 được chia làm sân chính 30m2, sân phía Nam 15m2 và sân phía Bắc 15m2, anh chị đã quyết định bắt tay vào việc cải tạo vào một buổi chiều chủ nhật bốn năm về trước.
Khoảng sân đầy cỏ dại, thậm chí còn có phế thải chất đống cùng rác thải sinh hoạt. Họ yêu làm vườn nhưng khá bận rộn với công việc nên lần lữa nhiều, cuối cùng họ đã hạ quyết tâm cải tạo thành khu vườn ấm áp với rộn ràng sắc màu hoa lá.
Cũng nhờ có khu vườn, họ yêu thiên nhiên hơn, sống gọn gàng để tận hưởng vẻ đẹp của khu vườn trên mảnh đất bấy lâu mà họ đã từng bỏ quên.
Hình ảnh trước và sau cải tạo của sân nhà.
Khu vườn đẹp ấn tượng.
Anh chị trồng khá nhiều các loại hoa.
Góc thư giãn ấn tượng.
Không gian rực rỡ với sắc hoa cẩm tú cầu.
Khu vườn của anh chị dần dần cũng trở thành điểm thu hút cộng đồng mạng. Hàng xóm cũng ghé thăm vì yêu thích cây và hoa. Đôi khi, khu vườn còn tiếp đón những vị khách lạ nhưng cũng vô cùng chân tình bởi họ gặp nhau, trò chuyện vui vẻ với chủ đề thiên nhiên, trồng cây, chăm hoa. Những trái tim xa lạ như được chữa lành từ chính thiên nhiên cùng vẻ đẹp rực rỡ, xanh tươi của khu vườn.
Để cải tạo không gian, cặp vợ chồng trẻ đã phác thảo vẽ tay, bố trí lại toàn bộ không gian bằng sơ đồ thực tế và các ý tưởng được lấp đầy. Ý tưởng thiết kế đơn giản, bố trí cây xanh cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, điều họ chú trọng chính là tạo điểm nhấn cho sàn bằng gỗ và sỏi đá.
Quá trình cải tạo.
Khoảng sân đổ nát biến thành khu vườn đẹp mắt.
Không gian được lát thêm gạch, rải sỏi ở các khoảng giữa, đồng thời thiết kế thêm các bồn trồng hoa. Không gian đẹp hơn, ấn tượng hơn nhờ những sắc màu của thiên nhiên và ánh sáng ấm áp.
Anh chị trồng khá nhiều các loại hoa, đặc biệt là cẩm tú cầu và hồng. Bên cạnh đó còn có bức tường áp dụng hình thức phủ xanh ba chiều đảm bảo sự riêng tư cho khu vườn với nhà hàng xóm.
Cả hai đều cố gắng trồng các loại cây phù hợp với khí hậu Thượng Hải. Nhờ vậy, bức tường sau cải tạo vô cùng ấn tượng, được xem là điểm nhấn của khu vườn.
Góc thưởng trà yêu thích.
Góc tường xanh.
Anh chị trồng nhiều hồng.
Mỗi khoảng sân vườn đều có những ý tưởng thú vị để cải tạo và trồng trọt. Cảnh quan được chú trọng nhiều hơn để hình thành nên những mảng xanh đẹp tự nhiên, ấm cúng.
Khu vườn được cặp vợ chồng tỉ mẩn cải tạo ngày này qua tháng khác. Không gian được hoàn thiện cũng là lúc anh chị phát hiện ra, những người bạn nhỏ như chim chóc, mèo hay nhím cũng rất yêu thích khu vườn.
Hàng ngày, họ trồng hoa, chăm cây, trò chuyện, tích lũy kinh nghiệm. Mỗi ngày đều cảm thấy vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi được ngắm nhìn khoảng sân vườn tốt tươi.
Khu vườn cũng là nơi những người hàng xóm là giáo viên già đã nghỉ hưu, bác sĩ, hay các bà mẹ có con cùng độ tuổi đều yêu thích đến đây giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên.
Khu vườn là nơi đầy ắp tiếng cười hạnh phúc.
Những giây phút thảnh thơi tận hưởng cuộc sống thật chậm.
Cặp vợ chồng trẻ cho rằng, bạn luôn dễ dàng bị cuốn vào cuộc sống bận rộn nhưng cũng nhanh chóng tách ra khi cần. Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thế giới riêng để bồi đắp tâm hồn, nuôi dưỡng tinh thần để có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
Tôi đã vuột mất cuộc hôn nhân của mình... Tôi vẫn chưa khi nào hết sốc. Tôi vẫn rất nhớ cô ấy. Giờ thì cô ấy cũng đã có gia đình riêng. Đã có con. Và hạnh phúc với mái ấm mới- nơi không có tôi. 7 năm trước, ngày tôi gặp vợ mình- một cô gái chân chất, thật thà và rất hay cười bằng mắt. Tôi đã mê đắm đôi...