Đôi vợ chồng sống với nhau 10 năm mới biết là… chị em ruột
Chiến tranh loạn lạc khiến gia đình ông Mạnh bị chia lìa, thất lạc. Hòa bình lập lại, ông và chị gái gặp lại nhưng không nhận ra nhau; đã yêu nhau và… nên duyên vợ chồng. 10 năm sau họ mới phát hiện ra sự thật tày trời…
Chuyện tình vừa buồn vừa cảm động của ông Đinh Văn Mạnh (50 tuổi, ở huyện An Lão, Bình Định) và bà Đinh Thị Mai (52 tuổi) có lẽ là câu chuyện hy hữu và đặc biệt nhất mà người viết từng được nghe.
Mối duyên định mệnh
Câu chuyện được bắt đầu từ khi gia đình ông Mạnh bị chiến tranh làm cho loạn lạc. Khi đó cha mẹ ông đều chết vì bom đạn, bỏ lại hai chị em ông bơ vơ. Trong buổi khốc liệt của chiến tranh hồi ấy, hai chị em ông đã thất lạc nhau.
Ông được cha mẹ nuôi tình cờ gặp đang lang thang trong rừng khi chưa đầy 5 tuổi. Họ đưa ông về huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định (cách nơi ông sinh sống hàng trăm cây số) nuôi nấng. Từ đó, tuổi thơ ông trôi qua với những ngày tháng theo cha mẹ nuôi lên rừng, lội suối.
Năm hơn 10 tuổi, ông Mạnh bắt đầu tham gia du kích. Sau khi đất nước giành được độc lập (năm 1976), ông được đi học văn hóa tại Trường Nội trú tỉnh ở huyện Tây Sơn. Mối tình oái ăm cũng bắt đầu từ ngôi trường này.
Cuộc đời của bà Mai cũng lắm nỗi truân chuyên. Sau khi lạc em, mất cha mẹ, cô bé Mai một mình lang thang qua nhiều vùng xin ăn. Do tuổi còn nhỏ, đói khổ triền miên, Mai dần quên mình còn có một đứa em trai.
Các anh chị công tác ở xã An Vinh, huyện đoàn An Lão (Bình Định) xót thương cho thân phận cô đơn bé bỏng của cô bé Hrê nên đã nuôi nấng, bao bọc cô bé nên người. Sau này cô bé Mai được đi học văn hóa tại huyện Tây Sơn.
Chính tại ngôi trường nội trú này, Mai gặp lại người em trai của mình mà không biết, chỉ biết ấn tượng với người thanh niên ít hơn mình 2 tuổi nhưng lém lỉnh, thông minh. Hai người đã lỡ lầm trao nhau lời hẹn ước rồi nên duyên vợ chồng.
Video đang HOT
Đôi vợ chồng chung sống với nhau rồi sinh hạ hai người con, một trai, một gái bụ bẫm, giống cha mẹ như đúc. Ngày ngày, chồng lên rừng đốn củi, săn bắn, vợ ở nhà trông con và cơm nước. Cuộc sống yên bình tưởng cứ thế trôi qua.
Ông Mạnh bên người cháu nội.
Sự thật kinh hoàng
Sau 10 năm chung sống, qua nhiều câu chuyện, đôi vợ chồng đau đớn phát hiện ra họ chính là chị em ruột. Lúc đó, bà Mai chỉ biết ôm hai con thơ vào lòng mà khóc ngất. Ông Mạnh cũng không muốn sống nữa khi biết mình vô tình đã phạm tội loạn luân mà người đời không thể tha thứ.
Nhưng thương các con còn thơ dại, ông bà quyết định vẫn sống cùng nhau dưới một mái nhà để cùng chăm lo cho các con. Nhưng sự việc trở nên căng thẳng khi dân làng kéo nhau đến cơ quan chức năng, đòi chính quyền địa phương phải can thiệp, quyết không cho hai chị em sống chung.
Đầu năm 1988, ông Mạnh bị TAND huyện An Lão xử phạt 2 năm tù về tội loạn luân. Không khí phiên tòa đẫm nước mắt khi ông Mạnh chia sẻ: “Dù chết tôi cũng không thể bỏ các con”
Hai năm sau, mãn hạn tù, ông Mạnh lại trở về bên chị và 2 con. Họ vẫn cùng chung tay chăm lo cho các con nhưng luôn giữ đạo lý làm người, khiến hàng xóm dần hiểu và thông cảm.
Hai chị em đã sống cùng nhau hơn 30 năm nay trong mái nhà sàn ấm áp. Ông Mạnh là trưởng thôn, rất gương mẫu, được dân làng tin yêu, quý mến.
Chị Đinh Thị V. và em trai Đinh Văn M. (hai người con của ông bà) nay đều đã lập gia đình. Anh M. sau khi rời quân ngũ nay là Bí thư chi đoàn thôn, nhiệt tình công tác. Ông Mạnh tâm sự: “Ước muốn duy nhất của tôi bây giờ là con cái được sống sung túc, vui vẻ”.
Điều trăn trở đau đớn nhất của ông bà bao nhiêu năm nay vẫn là: Dù luôn giữ trọn đạo lý, song việc ông bà đã lỡ phạm phải, liệu có vi phạm chuẩn mực đạo đức của con người? Liệu có được người đời tha thứ?
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Khuất Hậu
Theo Dantri
15 hồ thủy điện miền Trung xả tràn do mưa lớn
Sau một ngày mưa lớn, nhiều hồ thủy điện khu vực miền Trung nước dâng cao lên mức báo động 3, buộc phải xả tràn để đảm bảo an toàn hồ chứa.
Theo báo cáo Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên, lúc 6h ngày 16/11 đã có 15 hồ thủy điện xả tràn, 9 hồ xả với lưu lượng lớn hơn 400 m3/s cụ thể: Bình Điền: 654m3/s; Hương Điền: 636 m3/s; Sông Tranh 2: 2.352m3/s; Sông Ba Hạ: 2.400m3/s; Ya Ly: 2.000m3/s; PlaiKrông: 602m3/s; Sê San 3: 1.920m3/s; Sê San 4: 2.356m3/s; Sê San 4A: 2.472m3/s.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Công ty điện lực Bình Định và Gia Laicho biết, hiện mực nước vẫn ở mức báo động 3. Công ty cũng đã huy động lực lượng theo dõi tình hình. Hiện nay điện ở các khu vực ngập lụt nặng bị cắt từ 20h tối hôm qua tới nay vẫn chưa được khôi phục. Tuy nhiên, theo đại diện điện lực Bình Định, có thể đến chiều nay lượng nước sẽ giảm và một số khu vực ngập lụt sẽ có điện trở lại.
Theo ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam cho hay, trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả lũ với lưu lượng lớn khiến vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ 4.000 đến 4.500 m3/s; Sông Tranh xả 3.000 m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200 m/3; A Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s. Sáng nay, các hồ thủy điện đã điều tiết xuống còn 200m3/s.
Sáng 16/11, thủy điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) xả lũ với lượng 3.700 m3/giây, tăng 1.700 m3/s so với chiều hôm trước.
"Nếu đạt đỉnh lũ, nhà máy sẽ nâng lưu lượng xả lũ lên 5.000 m3/giây", Tổng giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ Đặng Văn Tuần, cho biết. Trong khi đó, theo Trung tâm khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ, dự báo trong 24 giờ tới, lưu lượng nước đổ về các hồ thủy điện sẽ đạt khoảng 7.000 m3/giây.
Việc nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ tăng lưu lượng xả lũ, cộng với nước từ thượng nguồn Tây Nguyên đổ về nhiều do mưa lớn liên tục trong nhiều ngày qua khiến mực nước trên sông Ba tại Ayun Pa (Gia Lai) đạt 156,14 m, trên mức báo động 3 là 0,14m.
Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng.
Dự kiến, đến trưa 16/11, nước sông Ba tại Ayun Pa đạt mức 157m, trên báo động 3 là 1m; tại Củng Sơn (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) đạt 33,5m; tại Phú Lâm (TP Tuy Hòa) đạt 3,2m (dưới mức báo động 3 nửa met). Người dân vùng hạ du hai bên bờ sông Ba đang lo lắng bị lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu nếu thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ ở mức 5.000m3/s.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định lúc 11h trưa nay, mực nước sông Koon tại Bình Nghi ở mức 18,06m, trên báo động III 0,56m; Sông Kôn tại Thạnh Hòa là 9,38 m, trên báo động III 1,38 m, xấp xỉ lũ lịch sử năm 1987. Dự báo chiều và tối nay 16/11, lũ trên các sông trong tỉnh tiếp tục xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức cao. Lũ thượng nguồn các sông xuống mức dưới báo động I; lũ hạ lưu các sông xuống mức báo động II và III. Riêng sông Kôn tại Thạnh Hòa vẫn còn duy trì ở mức trên báo động III.
Toàn tỉnh đã có 64 hồ đầy nước và qua tràn, chủ yếu là các hồ chứa nhỏ ở An Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ,Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Trong đó có 21 hồ trong danh sách các hồ chứa đã xuống cấp cần ưu tiên đầu tư sửa chữa nâng cấp như hồ Hưng Long, Hóc Tranh (An Lão); Giao Hội (Hoài Nhơn), Hóc Mỹ, Mỹ Đức, Kim Sơn, Đồng Quang, Hố Chuối, Phú Khương, Hóc Sim, (Hoài Ân); Nhà Hố, giàn Tranh, Hội Khánh, Núi Giàu, Cây Me, Trinh Vân, Núi Miếu (Phù Mỹ); Thạch Bàn (Phù Cát); Lỗ Ôỉ, Hóc Thánh, Lỗ Môn (Tây Sơn).
Theo VNE
Sai phạm hàng loạt tại Sở Y tế Bình Định Qua kiểm tra 29 hạng mục công trình, Đoàn thanh tra tỉnh Bình Định phát hiện chủ đầu tư đã thanh toán sai cho các đơn vị thi công, đơn vị tư vấn với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Đó là kết quả thanh tra của tỉnh về việc chấp hành chính sách pháp luật trong công tác quản lý đầu...