Đôi vợ chồng Bắc Ninh nắm tay nhau, khóc cạn nước mắt trong ngày ly dị
Từ ngày chồng bị tai nạn, hai vợ chồng đã ngủ riêng. Nhiều đêm, người vợ trẻ nằm trằn trọc mãi không thể chợp mắt. Cô muốn sang nằm với chồng nhưng lại sợ anh tủi thân, suy nghĩ…
ảnh minh họa
Phiên tòa lạ lùng
Đó là một phiên tòa ly hôn đặc biệt – một vụ án ly hôn lạ lùng, khác xa với các vụ thông thường khác mà luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) được chứng kiến.
Một phiên tòa không một lời chì chiết, đay nghiến, xúc phạm nhau. Phiên tòa đó đẫm nước mắt, tràn ngập sự yêu thương và cả những tiếc nuối. Cặp vợ chồng đó thuận tình ra tòa, không phải vì hết yêu thương nhau mà vì một lý do rất tế nhị, khó nói.
Cách đây 3 năm, trong một chuyến công tác đến huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, luật sư Nguyễn Hồng Thái được người bạn thân mời đến tham dự một phiên tòa ly hôn. Mới đầu anh Thái còn lưỡng lự vì còn nhiều công việc chưa được giải quyết, nhưng vì câu nói “phiên toàn này lạ lắm” của người bạn mà luật sư Thái đã gác lại tất cả để đến tham dự.
Cặp vợ chồng đồng thuận ra tòa năm đó là Nguyễn Văn Chung (khi đó 30 tuổi, ở Lương Tài, Bắc Ninh) và chị Hoàng Thị Tuyết (ít hơn anh Chung 2 tuổi, ngụ cùng địa chỉ). Ngay từ lúc hai người bước vào phòng xét xử, bất cứ ai có mặt tại đó cũng phải ồ lên, mắt tròn mắt dẹt vì ngạc nhiên. Họ nắm tay và cười nói với nhau như không phải đi… ly hôn vậy. “Tại sao họ ra tòa mà vẫn còn tình cảm thế?”, luật sư Thái thầm nghĩ.
Không chỉ vậy, trong suốt phiên tòa vợ chồng anh Chung luôn ngồi cạnh nhau với khuôn mặt buồn rười rượi, thi thoảng họ lại ngước mắt nhìn nhau đầy trìu mến. Vợ Chung khi ấy sụt sùi, hai mắt đỏ hoe còn Chung thì im lặng, thỉnh thoảng lại vỗ vỗ vai vợ an ủi.
Giây phút ấy của đôi vợ chồng trẻ đã khiến cho không chỉ thẩm phán bối rối, mà cả khán phòng cũng ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Nhắc tới câu chuyện này, luật sư Thái nói: “Tôi từng hỗ trợ, tư vấn và tham dự nhiều phiên tòa ly hôn, nhưng câu chuyện của vợ chồng Chung khiến tôi thật sự ám ảnh. Họ vẫn còn yêu nhau, tình nghĩa đong đầy nhưng chỉ vì một tai nạn mà họ phải ra tòa…”.
Anh Chung và vợ trước khi đến với nhau từng có mối tình kéo dài hơn 5 năm. Khi ấy, họ là những đôi bạn thân, cùng sinh hoạt trong đội văn nghệ ở dưới cùng mái trường cấp 3. Những buổi tập luyện hay những lần cùng nhau trở thành “cặp đôi” trên sân khấu đã làm nảy sinh tình cảm giữa hai người. Học xong cấp 3, vì xác định không thi được đại học nên Chung ở nhà học nghề, còn Tuyết đi học trung cấp y.
Năm 2009, hai người quyết định tiến tới hôn nhân trong lời chúc mừng vui vẻ của đôi bên gia đình và bạn bè. Sau cưới, Chung mở một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, còn Tuyết vì không xin được việc nên ở nhà phụ giúp chồng.
Video đang HOT
Ly hôn vì chồng mất khả năng đàn ông
Cuộc sống của vợ chồng Chung khá viên mãn vì tâm đầu ý hợp. Một năm sau, Tuyết sinh cho chồng một cậu quý tử kháu khỉnh, đáng yêu.
Nhìn vợ chồng Chung hạnh phúc, ai cũng nghĩ đó là một cái kết viên mãn cho một câu chuyện tình đẹp xứ Kinh Bắc, thì một tai nạn không may ập xuống.
Năm 2011, trong một lần đi giao vật liệu cho khách hàng, xe máy của Chung không may va chạm với chiếc ô tô đi cùng chiều. Cú ngã đó khiến khả năng đàn ông của Chung mất hoàn toàn. Dù đã tìm đến khắp các bệnh viện lớn nhỏ, Đông Tây y nhưng tất cả đều lắc đầu.
Gần 2 năm chạy chữa, vợ chồng Chung đành chấp nhận bỏ cuộc. Được vợ động viên, Chung cũng nguôi ngoai và vui vẻ sống. Chung lao vào làm việc và không để vợ con thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Cuộc sống gia đình Chung ngày một khấm khá. Một năm đôi lần, Chung lại đưa vợ con đi du lịch đây đó. Nhiều người thầm ghen tỵ vì cuộc sống hạnh phúc của gia đình Chung.
Nhưng vợ Chung còn quá trẻ. Tuyết mới chỉ 25 tuổi. Từ ngày chồng bị tai nạn, hai vợ chồng đã ngủ riêng. Nhiều đêm, người vợ trẻ nằm trằn trọc mãi không thể chợp mắt. Cô muốn sang nằm với chồng nhưng lại sợ anh tủi thân, suy nghĩ.
Một năm, hai năm rồi ba năm, ban ngày Tuyết rất vui vẻ với chồng con, nhưng cứ tối đến, cô lại thay đổi tính nết. Nhiều khi Tuyết quát mắng chồng mà chẳng có lý do. Tuyết cũng không hiểu sao mình lại như vậy. Tuyết vẫn còn rất yêu chồng, nhưng bản năng nhiều khi khiến cô thấy bức bối, khó chịu.
Chung hiểu Tuyết. Anh nói chuyện thẳng thắn với vợ và đề nghị ly hôn. Một thời gian sau, Tuyết cũng đồng ý ký đơn.
Tin vợ chồng Chung sắp ra tòa khiến cả xã xôn xao bàn tán. Trong lá đơn, hai người chỉ ghi chung chung lý do ly hôn là “do không hợp”. Đến khi thẩm phán hỏi cặn kẽ thì Tuyết nức nở nói lý do thực sự. Cuối cùng, tòa án đồng ý cho hai người ly hôn.
Chứng kiến phiên tòa hôm đó, có người thông cảm cho Tuyết nhưng cũng không ít người trách cô. Trách cô chỉ vì những ham muốn bản năng mà bỏ một người chồng tốt.
“Tuyết được nuôi con, về tài sản thì Chung chia cho cô một nửa. Sau chia tay, Tuyết chuyển sang xã khác ở. Hiện tại, Tuyết đã lấy chồng khác, còn Chung thì làm được bao nhiêu tiền, ngoài việc chu cấp cho con trai, anh ấy mang đi làm từ thiện hết”, luật sư Thái kể.
Theo Phununews
Chàng trai quen đôi vợ chồng già và câu chuyện sau cú điện thoại nhỡ đêm khuya...
Mọi điều trong cuộc sống đều là hữu hạn, nếu ta cứ chần chừ thì rất có thể sẽ phải hối tiếc cả đời. Đối với những người mà ta yêu thương, hãy trân trọng từng phút giây bên cạnh họ.
Vì chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra vào ngày mai, vậy nên, hãy yêu thương khi còn có thể...
Cách đây 6 năm, tôi đến Nhật Bản du học, đó là chuyến đi xa đầu tiên trong đời nên trong lòng cảm thấy vô cùng háo hức. Khi còn ở Việt Nam, đối với tôi Nhật giống như một nơi tuyệt vời nhất. Đó là nơi có những khu rừng xanh ngát, có ngọn núi Phú Sĩ trắng xóa cao vời vợi và những cánh đồng hoa khoe sắc quanh năm. Là nơi có những tòa nhà chọc trời và nền công nghiệp phát triển đứng nhất nhì thế giới.
Và hơn hết, đó là nơi của những con người luôn cần mẫn, kiên trì, kỷ luật và không bao giờ bỏ cuộc, dù phải chịu bao nhiêu thiên tai nhân hoạ vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu. Thế nhưng, khi đến Nhật, cảm giác đầu tiên trong tôi là hụt hẫng. Ngôi trường tôi học nằm ở một thành phố tỉnh lẻ, không có những tòa nhà cao tầng hay trung tâm thương mại sầm uất. Vào những ngày mưa, thành phố nhỏ bé ấy lại càng hiu hắt hơn.
Khi đến Nhật, cảm giác đầu tiên trong tôi là hụt hẫng! (Ảnh minh hoạ: Mainichi)
Trong khi tôi vẫn đang chìm trong cảm giác u uất, trống trải của những ngày đầu xa quê, chị bạn khóa trên đã giới thiệu tôi với một gia đình người Nhật mà chị thường đến chơi. Hai bác đã về hưu, con cái đều đã đi làm và lập gia đình ở xa nên thường tham gia các hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng. Các bác quý người nước ngoài lắm, đặc biệt là những du học sinh giống như chúng tôi. Bác tâm sự rằng, nói chuyện với những người trẻ giống như làm sống lại thời thanh xuân đầy đam mê và hoài bão vốn đã bị lãng quên bởi tuổi già.
Một buổi tối cuối tuần, tôi được mời tới buổi tiệc BBQ thịnh soạn tại nhà hai bác. Đó là một căn nhà kiểu truyền thống Nhật Bản, nằm lọt thỏm giữa một ruộng rau và vườn cây ăn trái. Lần đầu tiên nhìn thấy những cây kiwi sai trĩu quả, tôi đã không khỏi reo lên thích thú. Bác trai còn trồng rất nhiều cây mơ để bác gái ngâm muối khi mùa về. Thiên nhiên tươi đẹp và sự ấm áp nơi đây khiến tôi bình an, thanh thản đến lạ lùng. Tôi không còn cảm thấy nhớ nhà và cô đơn nữa, bởi tôi biết, nơi đây sẽ là ngôi nhà thứ hai của tôi.
Mùa hè, bác trai đưa chúng tôi đi tắm biển và ăn đá bào siro. Đôi khi, bác còn cùng chúng tôi ra bờ sông xem đom đóm và dạy thêm cho tôi tiếng Nhật. Bác gái cũng nấu cho chúng tôi rất nhiều đồ ăn ngon và say mê kể về những câu chuyện thời còn trẻ. Cuộc sống cứ trôi qua như vậy, an lành và bình yên. Thế nhưng, mỗi dịp khi Tết về, trong lòng tôi lại man mác nỗi nhớ gia đình, nhớ Tết cổ truyền Việt Nam và nồi bánh chưng nghi ngút khói.
Tôi nhớ Tết cổ truyền Việt Nam... (Ảnh: LOTUSSIA Travel)
Tết năm đó, vào ngày mùng một, bác ấy dẫn chúng tôi đi đền thần có tên Hofu Tenmangu - một vị thần rất nổi tiếng ở Nhật Bản về học vấn. Tôi nghe bác trai kể rằng, các sĩ tử trước khi bước vào các kỳ thi quan trọng đều đến đây thắp hương để thể hiện sự thành kính đối với Ngài.
Trên đường về bác trai ghé vào một quán ăn gần đó và mời chúng tôi món katsudon - một loại cơm thịt heo tẩm bột chiên chan nước sốt trứng, món ăn khá thông dụng mà tôi vẫn thường thấy ở nhà ăn của trường. Vừa bước vào quán, tôi giật mình khi thấy những vị khách xếp thành một hàng dài ra tận cửa. Những người đó cũng giống như chúng tôi, đang trên đường từ đền thần trở về nhà tiện thể ghé ăn tối.
Người phục vụ bước ra nói hiện tại khách quá đông và không có ghế ngồi, anh hỏi chúng tôi có thể đợi một tiếng rưỡi được không. Bác trai gật đầu đồng ý. Trong lòng tôi vô cùng thắc mắc, tại sao bác lại quyết định dành thời gian lâu như vậy chỉ để đợi một món ăn rất đỗi bình thường.
Sau một hồi lâu đợi chờ mòn mỏi, cuối cùng cũng đến lượt chúng tôi, khi người phục vụ đem phần Katsudon ra, bác trai bắt đầu giải thích cho chúng tôi rằng người Nhật hay ăn Katsudon vào dịp Tết, chữ Hán Katsu trong Katsudon có nghĩa là "Thắng", và bác mong chúng tôi có một năm mới nhiều thắng lợi. Sau khi nghe bác nói, tôi vô cùng cảm động. Từ đó trở về sau, tôi luôn ăn Katsudon vào mỗi dịp Tết và vẫn giữ thói quen đó đến tận bây giờ.
gười Nhật hay ăn Katsudon vào dịp Tết, chữ Hán Katsu trong Katsudon có nghĩa là "Thắng" (Ảnh: Amthucbonphuong)
Một ngày nọ, thầy giáo yêu cầu viết báo cáo về một đề tài khó, tôi đã gọi điện cho bác để nhờ. Bác hỏi khi nào tôi có thời gian thì bác sẽ qua chỗ tôi để giải đáp giúp. Thế nhưng, ngày hôm sau, thầy giáo đã giải thích cặn kẽ hơn và tôi bắt đầu hiểu về chủ đề đó. Tôi gọi điện hủy cuộc hẹn, một phần cũng là vì không muốn làm phiền đến bác. Bẵng đi một thời gian bận rộn, quay cuồng với việc học hành, làm thêm và hàng tá các bài báo cáo, tôi không liên lạc với bác nữa.
Một lần, tôi trở về nhà muộn và mở điện thoại ra thì thấy một cuộc gọi nhỡ từ bác. Trời đã khuya nên tôi không gọi điện lại mà chỉ nhắn tin hỏi xem bác gọi có việc gì hay không. Sau khi bác nhắn lại rằng không có chuyện gì, chỉ muốn hỏi thăm tôi dạo này có khỏe hay không, trong lòng tôi có một chút bất an mơ hồ nhưng vì quá mệt nên tôi đành cho qua, tự nhủ hôm nào có thời gian thì sẽ gọi điện và đến thăm hai bác.
Trời đã khuya nên tôi không gọi điện lại mà chỉ nhắn tin hỏi xem bác gọi có việc gì hay không. (Ảnh minh hoạ: Dogtime)
Thế nhưng, tôi mãi mãi không bao giờ có cơ hội gọi cú điện thoại đó nữa. Một tháng sau, tôi nhận được thông báo bác trai đã qua đời sau cơn bạo bệnh. Tim tôi như bị thắt lại, hai hàng nước mắt cứ lăn dài trên má, ngay cả tiếng nấc cũng không thể phát ra thành tiếng. Tôi tự dằn vặt bản thân, tôi ước mình đã không hủy cuộc hẹn, tôi ước đã gọi điện cho bác sớm hơn, tôi ước mình không bị công việc cuốn đi mà vẫn dành thời gian đến thăm hai bác vào cuối tuần. Tôi có hàng trăm, hàng ngàn điều ước nhưng tất cả đều không thể nào thành hiện thực được nữa. Tôi chỉ biết ngồi bất động ở đó, khóc và khóc...
Sự ra đi của bác đã khiến tôi hiểu rằng, mọi điều trong cuộc sống đều là hữu hạn, nếu tôi cứ mãi chần chừ thì rất có thể sẽ phải sống cả đời trong hối tiếc. Cũng kể từ đó, tôi đều trân trọng từng phút giây được ở bên cạnh những người mà mình yêu quý. Tôi không biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì, vậy nên, tôi chỉ có thể dành trọn hết yêu thương khi hôm nay còn có thể.
Hãy trân trọng từng phút giây được ở bên cạnh những người mà mình yêu quý! (Ảnh: Pinterest)
Và tôi luôn ghi nhớ trong trái tim mình mãi mãi rằng, tôi đã từng gặp một người đàn ông đáng kính, tốt bụng và yêu thương tôi như chính con trai của mình...
ĐKN/Sưu tầm
Tình yêu đùa mà thành thật của đôi vợ chồng như nước với lửa Ăn ý khi bán nem trong lễ hội của trường, câu nói đùa "người yêu tao đấy" của cô gái trẻ đã khiến chàng "đồng đội" xao xuyến. Hà sôi nổi, sành điệu, Bằng trầm tính, giản dị, thế nên người quen phán họ không thể ở bên nhau quá 6 tháng. Thế mà đã hơn mười lần cái 6 tháng đấy, họ...