“Đổi vận” nhờ công nghệ, nhà nông trở thành những triệu phú, tỷ phú
Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều nông dân nuôi tôm ở vùng biển Tiền Hải (Thái Bình) đã “điều khiển” được dòng nước, làm chủ được môi trường trở thành những triệu phú, tỷ phú, góp phần làm giàu cho quê biển.
Triệu phú đất Nam Cường
Xã Nam Cường là miền quê trước biển của huyện Tiền Hải, sự thay đổi dòng chảy cộng với bàn tay kiến tạo của con người trong công cuộc quai đê lấn biển đã tạo nên vùng đất trù phú này. Nhiều năm nay, người Nam Cường dựa vào biển, vào những bãi bồi để sinh cơ lập nghiệp.
Anh Nguyễn Văn Nhàn cũng có nhiều năm mưu sinh với biển, cuộc sống quá khó khăn, anh rời quê đi làm thuê ở nhiều nơi, nhưng đi mãi vẫn thấy cái nghèo đeo bám. Lúc này, nhìn lại đồng đất Nam Cường, anh nghĩ, phải về quê lao động, sản xuất để vượt khó làm giàu từ chính nơi đây.
Anh Nguyễn Văn Nhàn kiểm tra sự sinh trưởng của tôm. Ảnh: C.T
Video đang HOT
Gia đình có diện tích đất trên vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy hải sản của xã Nam Cường nên anh Nhàn mạnh dạn đào ao nuôi tôm, thả cá. Ban đầu, do nuôi theo cách truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên qua nhiều vụ canh tác, lợi nhuận anh thu về chẳng đáng là bao bởi việc nuôi trồng phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết.
Sau khi đi học hỏi ở nhiều nơi, anh mạnh dạn áp dụng công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình nuôi tôm trong nhà bạt. Trên diện tích khoảng 8 sào, anh đào thành 2 ao nuôi tôm, bờ và đáy ao lót bạt. Để tiết giảm chi phí, anh Nhàn mua nguyên vật liệu về tự xây dựng lắp đặt, với chi phí khoảng 150 triệu đồng cho 8 sào ao nuôi tôm, rẻ gấp nhiều lần so với thuê thợ và máy về lắp đặt.
Rút kinh nghiệm từ thất bại của những người đi trước do chọn con giống không chuẩn, để chắc chắn, anh Nhàn vào tận Ninh Thuận lựa chọn tôm giống mang về nuôi. Tuy nhiên, lúc này lại phát sinh một vấn đề, đó là cho tôm ăn theo hình thức trực tiếp, thủ công khá vất vả, lượng thức ăn dư thừa nhiều, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường. “Vậy là tôi mày mò nghiên cứu chế tạo thành công máy cho tôm ăn, vừa giảm bớt nhân công, thức ăn lại phân bố đều khắp ao, không bị dư thừa, tôm ăn liên tục, lớn nhanh, đều đẹp, không bị nhiễm bệnh” – anh Nhàn hồ hởi khoe.
Không những thế, nuôi tôm trong nhà bạt còn giúp anh Nhàn chủ động được vụ nuôi thả. Một năm anh nuôi 3 vụ, trung bình khoảng 70 ngày/vụ, riêng vụ đông dài hơn, khoảng 80 ngày là có một lứa tôm thương phẩm.
Mạnh dạn áp dụng công nghệ, những mùa tôm thắng lớn liên tiếp đến với gia đình anh. Riêng năm 2018, anh Nhàn thắng lợi cả 3 vụ tôm liên tiếp, trong đó vụ đông sản lượng tôm đạt trên 4 tấn/8 sào, trừ chi phí anh thu lãi trên 400 triệu đồng.
Công nghệ thay đổi số phận
Đến thăm vùng nuôi trồng thủy sản của anh Giang Văn Phú, thôn Hợp Châu, xã Nam Thịnh mới thấy yêu cầu về quy mô, quá trình nuôi tôm công nghệ cao khá nghiêm ngặt. Diện tích nuôi tôm của anh Phú rộng khoảng 1ha, được xây dựng thành 5 ao, trong đó có 4 ao nuôi và 1 ao để xử lý nước. Hệ thống ao nuôi an toàn sinh học có đầy đủ lưới, ao có lót bạt, có hố xi-phông… tuân thủ quy trình nuôi, tỷ lệ tôm chết rất thấp. Nuôi theo công nghệ cao đã mang lại cho gia đình anh Phú trên 500 triệu đồng/vụ.
“Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được xây dựng đầu năm 2017, sử dụng nhà lưới, lót bạt chuyên dụng đáy ao, máy vận hành xử lý nước… bảo đảm đúng quy trình cho từng giai đoạn nuôi tôm, với chi phí đầu tư lên đến 1,5 tỷ đồng/ha” – anh Phú chia sẻ.
Ngoài mô hình của anh Nguyễn Văn Nhàn, Giang Văn Phú, mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Vũ Văn Hải, xã Nam Thịnh được xếp vào hàng “khủng” với quy mô 108ha, vốn đầu tư ban đầu khoảng 50 tỷ đồng. Đây cũng là mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao được xây dựng đầu tiên trên địa bàn huyện Tiền Hải với quy mô khép kín, quy trình vận hành khá nghiêm ngặt, được quản lý theo chương trình “3 sạch”: tôm giống sạch bệnh, nước sạch, đáy ao sạch.
Anh Phú chia sẻ, nuôi công nghê cao tuy mât đô tha nuôi dày nhưng không dung khang sinh, quan ly đươc thưc ăn, môi trương nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Việc nuôi tôm đạt tỷ lệ thành công trên 90%, năng suất tôm tăng gấp nhiều lần so với nuôi ao đất truyền thống, đạt trên 30 tấn/ha. Với mô hình trên, anh Hải chỉ sử dụng khoảng 50% diện tích làm ao nuôi, diện tích còn lại anh xây dựng ao ương, ao lắng, ao xử lý nước…
Nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, thường thả 70 con giống/m2 thì với tôm công nghệ cao thả đến 300 con/m2. Đặc biệt vùng nuôi tôm đều xây dựng ao ương để kiểm soát tôm giống trong 25 – 30 ngày đầu rồi mới thả xuống ao. Diện tích ao nuôi đều có hệ thống bạt ngăn chim và các động vật khác xâm nhập, ổn định nhiệt độ ao nuôi vào mùa đông. Điều này giúp tôm tránh các mầm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, khắc phục được hiện tượng tôm chết hàng loạt khi mới xuống giống. “Để nuôi tôm bằng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao cần phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày…” – anh Hải đúc kết.
Ông Phạm Văn Vang – Trưởng phòng NNPTNT huyện Tiền Hải cho biết: “Ngoài mô hình nuôi tôm công nghệ cao của anh Hải, anh Phú còn có nhiều nông dân trong huyện đã và đang xây dựng theo mô hình này như ở Nam Cường, Đông Minh… Để mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển bền vững, Tiền Hải sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân, doanh nghiệp về hạ tầng, kỹ thuật thâm canh, vay vốn… Thực hiện tốt chủ trương tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thu hút các cá nhân, doanh nghiệp có vốn, có tiềm lực vào đầu tư”.
Theo Danviet
Dân 1 xã xuống bãi bồi vớt con bé tí ti này bán, thu tới 110 tỷ đồng
Hàng trăm hộ nuôi thả ngao giống xã Nam Thịnh (Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) phấn khởi vì năng suất, sản lượng tăng và giá bán ngao giống năm nay cũng cao hơn so với năm trước. Mặc dù chưa thu hoạch xong, nhưng ước tính, năm nay bà con nuôi ngao giống trong toàn xã thu về hơn 110 tỷ đồng.
Vào thời điểm này, nông dân xã Nam Thịnh đang gấp rút thu hoạch ngao giống để xuất bán và chuẩn bị bãi cho vụ nuôi thả tiếp theo.
Ông Trần Văn Xương, thôn Đồng Lạc cho biết: Năng suất ngao giống năm nay đạt từ 15 - 30 tấn/ha tùy từng loại kích cỡ ngao và đặc điểm dinh dưỡng, chất đất bãi triều. Thời điểm hiện tại, ngao giống xuất bán tại bãi, loại 1.000 con/kg giá 23.000 đồng/kg và loại 500 con/kg có giá 16.000 đồng/kg tăng cao hơn so với năm trước từ 1.000 - 1.500 đồng/kg. Thu hoạch tới đâu, thương lái thu mua và thanh toán tiền ngay tới đó nên bà con ai cũng phấn khởi.
Năng suất ngao giống xã Nam Thịnh năm 2018 đạt từ 18 - 30 tấn/ha.
Không riêng gia đình ông Xương được mùa, hơn 200 hộ của xã Nam Thịnh nuôi thả ngao giống cũng vui mừng vì ngao giống được mùa, được giá.
Ông Phạm Ngọc Thạch, thôn Hợp Châu chia sẻ: Vụ năm nay, gia đình tôi nuôi thả hơn 2ha ngao giống. Mỗi hecta chi phí đầu tư 300 triệu đồng tiền giống và khoảng 200 triệu đồng tiền thuê người canh coi bảo vệ, chăm sóc ngao. Với giá bán như hiện nay, doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/ha. Gia đình tôi đã thu hoạch xong, trừ mọi chi phí còn lãi trên 1 tỷ đồng.
Nam Thịnh có 1.152ha diện tích bãi triều nuôi thả ngao thịt và ngao giống. Năm nay, bà con mở rộng diện tích giống giống lên 670ha, sản lượng thu hoạch trong năm ước đạt 5.000 tấn; hiện bà con đã thu hoạch được khoảng 3.800 tấn ngao giống. Theo nhiều nông dân nuôi thả ngao cho biết, năm nay thời tiết thuận lợi, thời gian nắng nóng ít, lượng mưa cân đối nên độ mặn nước biển ổn định.
Thêm vào đó, bà con thực hiện đúng khuyến cáo của cơ quan chuyên môn về mật độ thả là nguyên nhân ngao sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế tỷ lệ ngao chết cục bộ do nắng nóng và biến đổi môi trường. Giá bán ngao giống tăng cao hơn so với năm trước vì lượng cung không đủ so với cầu. 40% sản lượng ngao giống của địa phương cung cấp cho các hộ nuôi ngao thương phẩm trong tỉnh, còn lại bán ra thị trường tỉnh ngoài.
Những năm gần đây, người dân xã Nam Thịnh có xu hướng chuyển đổi từ nuôi thả ngao thương phẩm sang nuôi thả ngao giống.
Ông Phạm Văn Chế, cán bộ Lâm sinh thủy sản xã Nam Thịnh cho biết: Nuôi thả ngao giống có nhiều thuận lợi như: thời vụ ngắn (8 - 12 tháng/vụ), ít chịu tác động của thời tiết, sản phẩm dễ tiêu thụ, giá trị lợi nhuận cao gấp đôi so với nuôi ngao thương phẩm. Đặc biệt, trong điều kiện chất đất kém, biển bồi và người dân cải tạo để nuôi ngao thương phẩm nên bãi triều ngày càng cao, nhiều phù sa lắng đọng khiến cho ngao thương phẩm chậm phát triển, dễ nảy sinh dịch bệnh, trong khi ngao giống lại thích nghi và phát triển tốt.
Để tiếp tục khai thác tiềm năng bãi triều và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, thời gian tới, xã Nam Thịnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu vật nuôi; phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiến thức đánh giá chất đất bãi triều và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi thả, phòng chống dịch bệnh cho ngao. Đồng thời, địa phương cũng hỗ trợ thông tin để bà con tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu, góp phần giúp nông dân phát triển nghề nuôi ngao bền vững.
Theo Hà Thanh (Báo Thái Bình)
Đón bão số 4, Thái Bình cấm biển từ 12h trưa nay Nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 4, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình đã ra công điện khẩn, yêu cầu tạm dừng các cuộc họp không cần thiết, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi từ 12h ngày 15/8, không được để lại người trên tàu... Theo dự báo, bão số 4...