‘Đôi uyên ương’ 91 tuổi bị con cháu cách ly người ngoài
Câu chuyện tình của “đôi uyên ương” 91 tuổi ở huyện Chợ Lách, Bến Tre vẫn còn là đề tài “ nóng” cho nhiều người và càng ly kỳ hơn khi con cháu đôi bên “bật mí” những chuyện lình xình giữa đôi bên.
Khoảng giữa tháng 3/2012, cụ ông Hà Văn Tới (Mười Út) mang sính lễ đến nhà thờ Phú Phụng nhờ cha xứ đứng ra tác hợp cho ông và bà Bùi Thị Vinh (Mụ Bảy) nên duyên vợ chồng.
Trống đánh xuôi
Thế nhưng, ông Hà Minh Tâm, con trai út của cụ Tới, hiện là Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu ở TP.HCM khẳng định, cha mình chưa từng mang lễ vật cùng bà Vinh nắm tay đi đến nhà thờ. Hoàn toàn không có chuyện hai cụ kết hôn ở đây.
Ông Tâm cho biết, gia đình đang rất bức xúc vì mấy ngày qua nhiều báo đưa tin cha ông là cụ Vinh đã đến nhà thờ Phú Phụng nhờ cha xứ làm phép kêt hôn. Theo lời ông Tâm, trước đó ông Tới nói với bà Vinh rằng do cả hai đã già rồi chỉ nên làm bạn để tâm sự, chia sẻ cùng nhau.
“Chúng tôi không hề ngăn cản họ làm bạn tâm sự với nhau. Tuy nhiên, cả hai người đều đã quá lớn tuổi thì tổ chức kết hôn để làm gì. Thế nhưng bà Vinh cứ một mực đòi ra UBND xã để đăng ký kết hôn?!”.
Cụ Tới hiện đang sống với con trai tại nhà mình.
Theo ông Tâm, vụ việc này đã làm cho uy tín của gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Liên quan đến việc người nhà bà Vinh cho rằng ông Tới dòm ngó của cải, anh Tâm bức xúc: “Tôi có mấy cái nhà ở Sài Gòn, tiền lương mỗi tháng mấy chục triệu đồng, nuôi cả gia đình còn được, chẳng lẽ gia đình tôi lại đi dòm ngó của cải của bà Vinh?!”.
Video đang HOT
Chúng tôi yêu cầu ông Tâm cho được tiếp xúc với cụ Tới để kiểm tra tính xác thực, nhưng ông Tâm đã từ chối.
Kèn thổi ngược
Khi PV tìm đến nhà bà Vinh ở ấp Chợ, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, người nhà bà Vinh không cho bà tiếp xúc với người ngoài. Chị Linh, con gái nuôi của bà Vinh cho biết, mấy ngày qua, rất nhiều báo chí đến quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn gây phiền hà cho cụ.
Tuy nhiên, theo lời ông Nguyễn Văn Ánh (Tư Ánh), nhà ở đối diện với nhà bà Vinh thì, vài ngày trước có đài truyền hình đến quay phim. Bà Vinh đã trả lời rất xúc động, cho rằng mình có 4-5 người con, nhưng tất cả đều có gia đình và ở riêng. Hiện nay, bà chỉ sống có một mình, những khi đau yếu, bệnh tật không ai biết, thì nói gì đến chuyện chăm sóc. Chính vì vậy, bà chỉ mong muốn có được người bạn để chia sẻ với nhau những tháng ngày còn lại.
Bà cụ Vinh đang sống một mình trong căn nhà nhỏ.
Chồng của bà Vinh đã mất hơn 40 năm trước. Khi còn trẻ, bà hành nghề mụ vườn, người chuyên đỡ đẻ. Bà Vinh đã từng làm nữ hộ sanh tại trạm y tế xã Phú Phụng, nên mọi người vẫn quen gọi là bà Mụ Bảy.
Trong cả cuộc đời hành nghề mụ vườn của mình, bà Vinh không chỉ giúp chào đời khỏe mạnh hàng ngàn đứa trẻ, mà bà còn đón nhận những đứa trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi, đem về cưu mang làm con nuôi. Đến nay, ngoài người con gái ruột tên Liên, cụ còn có 3 người con nuôi khác, tất cả đều có gia đình và sống riêng.
Theo chính quyền xã Phú Phụng, trước đây bà Vinh được Nhà nước bồi thường đất đai từ dự án xây dựng cầu Phú Phụng với số tiền vài trăm triệu đồng. Đồng thời, bà cũng từng đứng tên sở hữu nhà cửa, đât đai, hiện số tài sản này đã cho con gái ruột.
Vì vậy chuyện con cháu 2 bên làm găng cho rằng bến “đối tác” muốn kết hôn là để nhòm ngó tài sản là không đúng.
Theo người dân cùng đi nhà thờ với hai cụ kể lại, từ khi vợ ông Tới qua đời, ông cụ rất buồn và càng chăm đi nhà thờ để tìm sự an bình, thanh thản. Thông cảm nỗi buồn của ông, bà Vinh thường xuyên an ủi, động viên. Hai cụ gắn bó với nhau từ đó.
Riêng gia đình ông Tới cũng từng nhờ bà Vinh đỡ đẻ cho hai người con gái của mình. Vì ân tình đó và vì cả hai gia đình đều theo đạo Thiên Chúa, hàng ngày gặp nhau ở nhà thờ nên họ thân thiết với nhau đã mấy chục năm qua.
Hiện không chỉ ngăn cản, những người con của bà Vinh và ông Tới đã yêu cầu hai cụ không được tiếp xúc với người ngoài, đặc biệt là cánh báo chí.
Bảo Trinh
Theo Infonet.vn
Chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà
Hiện đang là thời điểm bệnh thủy đậu "tấn công" trẻ em, nhất là trẻ đang học tại các trường mầm non vì bệnh lây lan rất nhanh trong môi trường nhà trẻ, trường học. Tuy là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đưa trẻ đi khám
Khi trẻ bị thủy đậu, với các biểu hiện: sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu, nổi hồng ban sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau hóa đục, xuất hiện ở thân mình, đầu mặt, tay chân, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục,... Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
Chăm sóc đúng cách trẻ bị thủy đậu sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm Ảnh: MH
Cách ly trẻ
Bệnh thủy đậu rất dễ lây từ người sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đường không khí do bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có hồng ban xuất hiện, đã có thể lây bệnh cho người khác, đến khi những mụn nước đã vỡ ra, đóng vảy rồi, vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi.
Một người trung bình khoảng từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu thì có thể bị lây bệnh. Do đó cần cách ly trẻ với những người khác chưa có miễn dịch. Tốt nhất là cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... phải dùng riêng.
Giữ vệ sinh
Quan niệm khi bị thủy đậu phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ là sai lầm. Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, gây ngứa, trẻ hay gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da tại điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây bội nhiễm da, thậm chí gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não... có thể dẫn đến tử vong.
Do đó cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ. Chú ý giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, phòng trẻ nằm phải thoáng mát, không có gió lùa. Nhắc trẻ không gãi các nốt thủy đậu.
Đảm bảo dinh dưỡng
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,...
Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, chỉ sau khoảng 1 tuần - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô và bong vảy, sau một thời gian vết thâm sẽ hết và không để lại sẹo.
Theo SK&ĐS
Bộ trường kỷ cổ trị giá bạc tỉ bị trộm Ngay 13-4, Công an huyên Chơ Lach, Bên Tre cho biêt đang truy xet vụ trộm bô trương ky tri gia bac ti cua ông Nguyên Văn Thưa (ngụ xa Vinh Binh, Chơ Lach). Theo ông Thưa trình bày, ngay 8-4, co môt thanh niên đên xóm hỏi mua đô cô. Ngươi nay đên trươc cưa nha ông nhìn vao nhà môt luc...