Đội tuyển Việt Nam khan hàng hậu vệ trái
Chỉ cần Đoàn Văn Hậu “hắt hơi, xổ mũi”, HLV Park Hang-seo lập tức đau đầu. Bởi tìm người thay thế anh nơi cánh trái thật sự chẳng dễ.
Cuộc tranh luận nửa đêm ít ai biết
Cuối tháng 8/2019, HLV Park Hang-seo tức tốc triệu tập một cuộc họp báo trên sân Hàng Đẫy. Nội dung chính của cuộc họp… bất thường ngoài thói quen của nhà cầm quân Hàn Quốc xoay quanh câu chuyện Đoàn Văn Hậu. Bởi chỉ 1 tiếng trước khi thông báo họp diễn ra, thông tin Văn Hậu sẽ sang Heerenveen kiểm tra y tế nhộn nhịp trên hầu khắp các mặt báo từ Việt Nam đến quốc tế.
Văn Hậu là cầu thủ khó thay thế ở đội tuyển Việt Nam dưới thời Park Hang-seo.
Hơn 12 tiếng trước khi cuộc họp báo của HLV Park Hang-seo diễn ra, một cuộc tranh cãi tại khách sạn mà đội tuyển Việt Nam sinh hoạt trong giai đoạn chuẩn bị cho lượt trận đầu tiên vòng loại World Cup 2022 gặp Thái Lan đã nổ ra. Văn Hậu xin phép thầy Park và Ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam cho mình được sang Hà Lan để kiểm tra y tế. Giấc mơ được thi đấu ở châu Âu đúng là đã rất gần với chàng trai mới 20 tuổi ở thời điểm bấy giờ.
Nhưng trong sự bất ngờ tại thời điểm bấy giờ, thầy Park ban đầu không đồng ý. Với nhà cầm quân người Hàn Quốc, thời điểm ấy quá sát so với chuyến làm khách đầy khó khăn trên sân của Thái Lan (chỉ còn cách trận đấu 6 ngày).
Việc di chuyển và chênh lệch múi giờ giữa Đông Nam Á và châu Âu hẳn nhiên sẽ khiến Văn Hậu vốn đang trong giai đoạn điều trị chấn thương sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.
Thêm vào đó, nếu như Văn Hậu sang châu Âu, những giải đấu vốn không thuộc FIFA Days như SEA Games 2019, VCK U23 châu Á 2020 sẽ khó lòng có sự phục vụ của anh. Là một người biết nhìn xa trông rộng, lại đang chịu áp lực về thành tích như ông Park, chuyện Văn Hậu đột ngột xin sang châu Âu khi ấy thật khó để có thể gật đầu ngay tức khắc.
Video đang HOT
Căng thẳng ở thời điểm ấy chỉ có thể dịu xuống khi Văn Hậu khẳng định sẽ tức tốc từ Hà Lan trở về kịp trận đấu giữa Việt Nam và Thái Lan. Phía Hà Nội FC (CLB chủ quản của Văn Hậu) và LĐBĐ Việt Nam cũng khẳng định rằng bằng mọi giá đảm bảo cho Văn Hậu được thi đấu ở SEA Games, đúng như thông điệp lẫn yêu cầu từ phía thầy Park.
Sau cùng thì mọi chuyện diễn ra thế nào, ai cũng tỏ tường. Văn Hậu ký hợp đồng 1 năm với Heerenveen kèm theo điều khoản có thể được CLB Hà Lan mua đứt. Anh cũng trở về thi đấu cho U22 Việt Nam và giành huy chương Vàng ở SEA Games 2019.
Cuộc tranh cãi nửa đêm ở đội tuyển Việt Nam cũng lắng xuống theo một cách êm đẹp. Nhưng rõ ràng, từ chủ đề, nội dung cho đến cái kết của cuộc tranh cãi ấy chỉ ra một vấn đề mà bản thân HLV Park Hang-seo vẫn còn đau đầu. Đó là vị trí của Văn Hậu là quá khó để tìm người thay thế.
Nỗi lo hậu vệ trái
Sơ đồ 3-4-3 mà ông Park gọi là đội hình được thiết kế riêng cho đội tuyển Việt Nam có một đặc thù. Đó là các cầu thủ chạy cánh phải đảm bảo cả nhiệm vụ phòng ngự lẫn tấn công. Sự khắt khe về thể lực, sức bền, khả năng cắt bóng, tắc bóng, chuyền bóng, tạt bóng… khiến cho không phải hậu vệ cánh nào của V.League (cả trái lẫn phải) cũng có thể đảm bảo được. Nhất là khi họ vốn dĩ thường xuyên chơi trong sơ đồ 4-4-2, 4-5-1 hay 4-3-3. Tức là ở phía trên họ, luôn có một tiền vệ biên hỗ trợ nhận bóng và tổ chức nhiệm vụ tấn công.
Phải mất nhiều thời gian, HLV Park-seo mới có thể tìm ra những cầu thủ phù hợp với triết lý của mình. Nhưng điều đáng nói là những phương án chơi ở cánh phải có số lượng nhiều hơn so với cánh trái. Cụ thể, ông Park có Văn Thanh, Trọng Hoàng hay Tấn Tài chơi tốt ở vị trí hậu vệ phải. Trong khi đó, lần lượt Xuân Mạnh, Thanh Thịnh hay kể cả là Hồng Duy vẫn chưa thể là một phương án B yên tâm nếu như Văn Hậu “hắt hơi, sổ mũi”.
Có thể thấy rất rõ ở VCK U23 châu Á 2020, khi Văn Hậu không được Heerenveen cho phép về tập trung với U23 Việt Nam ở Thái Lan thì những Ngọc Bảo, Thanh Thịnh đều không thể đáp ứng yêu cầu lên công về thủ một cách sắc bén như những gì mà Văn Hậu đã làm trước đó.
Vấn đề ở đội tuyển Việt Nam cũng đang là câu chuyện hiện tại của V.League. Người ta có thể kể một loạt các hậu vệ phải nổi bật trong màu áo các CLB nhưng riêng vị trí hậu vệ trái, công cuộc “đãi cát tìm vàng” đã và đang diễn ra một cách mòn mỏi trong 3-4 năm trở lại đây. Bản thân Hà Nội FC cũng lao đao tìm cách khỏa lấp vị trí của Văn Hậu suốt giai đoạn chuẩn bị đầu mùa. Và sau cùng, HLV Chu Đình Nghiêm phải chọn Văn Xuân – một cầu thủ đá hậu vệ phải để chơi hậu vệ trái.
Nhiều người nói rằng Văn Hậu là một hậu vệ hàng hiếm ở tầm cỡ châu Á. Nhưng chẳng cần nói xa xôi như vậy, cầu thủ sinh năm 1999 này đã và đang là thứ tài sản có một mà vẫn chưa tìm ra phiên bản thứ hai ở hành lang trái của bóng đá nước nhà.
Văn Hậu: Ra sân thường xuyên ở… giải dự bị
Kể từ khi đến Heerenveen vào đầu tháng 9, nửa năm qua, Văn Hậu chỉ có đúng 1 phút chính thức (và thêm 3 phút bù giờ) ở đội hình chính Heerenveen, trong tổng số 24 trận của CLB này. Tình cảnh ở giải dự bị với Văn Hậu lại trái ngược hoàn toàn, khi anh ra sân cả 7 trận của Jong Heerenveen. 6 trong 7 trận đấu đó, Văn Hậu đá chính và có 1 đường kiến tạo thành bàn.
Theo Đơn Ca (Công an nhân dân)
Đại chiến Thái Lan - Việt Nam: Thành bại ở các tình huống cố định
Cả hai đội tuyển Thái Lan và Việt Nam đều sở hữu những cầu thủ có khả năng đá phạt rất tốt, nên đây là trận đấu mà nếu bế tắc, đôi bên có thể tập trung khai thác các tình huống cố định. Ngoài ra, cần đặc biệt đề phòng các trung vệ của Thái trong các pha không chiến.
Những cầu thủ đá phạt tốt của đội tuyển Việt Nam có Quang Hải và Xuân Trường. Tài đá phạt của Quang Hải có lẽ là điều mà cả châu Á đều đã biết, người Thái vì thế cũng biết, sau khi Quang Hải ghi những bàn thắng quá đẹp ở VCK U23 châu Á năm 2018 và VCK Asian Cup 2019.
Trong khi đó, Xuân Trường là tác giả của đường chuyền quyết định, từ pha đá phạt góc, để Anh Đức ghi bàn đánh bại Thái Lan 1-0 ở King's Cup hồi tháng 6 vừa rồi.
Bên phía Thái Lan, những chuyên gia đá phạt hàng đầu của đội bóng đất Chùa Vàng là "Messi Thái" Chanathip Songkrasin, Thitiphan Puangchan và cả hậu vệ trái Theerathon Bunmathan.
Cả đội tuyển Việt Nam lẫn Thái Lan đều có khả năng tập trung khai thác các tình huống cố định, khi trận đấu bế tắc (ảnh: Huyền Trang)
Giống như bộ đôi chuyên gia đá phạt của đội tuyển Việt Nam là Quang Hải - Xuân Trường, các chuyên gia đá phạt của đội tuyển Thái Lan gồm Chanathip Songkrasin, Thitiphan Puangchan và Theerathon Bunmathan người thuận chân phải, người sở trường chân trái, nên tình huống cố định ở góc nào, đội bóng đất Chùa Vàng cũng có thể khai thác tốt.
Ngoài ra, đội tuyển Việt Nam cần đặc biệt đề phòng các trung vệ của Thái Lan là Pansa Hemviboon và Manuel Bihr trong các tình huống họ dâng cao tấn công, tham gia không chiến trong các tình huống cố định.
Những trung vệ này cao lớn: Pansa Hemviboon cao 1m90, Manuel Bihr cao 1m84, quá lợi thế so với các cầu thủ phòng ngự ở Đông Nam Á, nên các pha bóng tầm cao sẽ trở nên nguy hiểm khi có họ tham gia.
Khó khăn cho đội tuyển Việt Nam nằm ở chỗ hậu vệ có chiều cao tốt nhất hiện tại của chúng ta là Đoàn Văn Hậu (1m85) lại chưa chắc ra sân, vì chấn thương và thể lực không đảm bảo.
Ở trận đấu gần nhất giữa 2 đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan tại King's Cup, Đoàn Văn Hậu ở các tình huống cố định đã khống chế khá tốt Pansa Hemviboon bên phía Thái Lan, giúp hàng thủ của chúng ta ngăn chặn hiệu quả các pha bóng bổng từ phía đối phương.
Hiện tại, nếu Đoàn Văn Hậu không thi đấu, đội bóng của HLV Park Hang Seo sẽ vất vả hơn trong việc khống chế cặp trung vệ có thể hình như "Tây" của đội tuyển Thái Lan, trong các pha không chiến.
Cũng cần nhắc lại rằng ở 2/3 trận đấu sau chót tại AFF Cup 2018, gồm trận bán kết lượt về với Philippines và trận chung kết lượt đi với Malaysia, chúng ta từng để thua đến 3 bàn từ các tình huống đối phương khai thác các tình huống cố định.
Chính vì thế, việc hạn chế các pha phạm lỗi gần với khu vực 16m50 là điều rất quan trọng đối với đoàn quân của HLV Park Hang Seo trong trận đấu với Thái Lan, tại vòng loại World Cup.
Hạn chế các tình huống phạm lỗi gần với khu vực 16m50 cũng là cách để hạn chế sự nguy hiểm của đối phương, tăng khả năng giữ sạch lưới của đội tuyển Việt Nam!
Theo Kim Điền (Dantri)
"Phù thủy" Park Hang-seo và cái duyên với các đội Tây Á UAE là đối thủ mạnh nhưng thầy trò HLV Park Hang-seo thường rất son khi chạm trán những đội bóng đến từ khu vực Tây Á. Ngày 14/11, đội tuyển Việt Nam sẽ đại chiến với UAE trong cuộc đua tranh ngôi nhất bảng G. Trận đấu này mang tính chất bước ngoặt đối với thầy trò HLV Park Hang-seo, bởi nếu chiến...