Đối tượng truy nã quốc tế bị bắt sau 5 năm lẩn trốn
Đang trong thời gian chờ chấp hành án, Phượng bỏ trốn sang Thái Lan. Khi về thăm gia đình ở Hà Tĩnh, Phượng đã bị bắt.
Ngày 22/10, thông tin từ Phòng Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa tổ chức bắt thành công đối tượng Nguyễn Thị Phượng (SN 1971, trú tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) sau 5 năm lẩn trốn về tội đánh bạc.
Đối tượng Nguyễn Thị Phượng
Theo tài liệu cơ quan điều tra, đối tượng Nguyễn Thị Phượng bị Tòa án nhân dân huyện Can Lộc xử phạt 9 tháng tù treo, bị Tòa án nhân dân huyện Hương Khê xử phạt 9 tháng tù. Tổng hợp hai bản án Phượng phải chấp hành về tội đánh bạc là 18 tháng tù.
Tuy nhiên, trong thời gian chờ đi chấp hành án, Phượng đã trốn khỏi địa phương, có nguồn tin cho biết đối tượng bỏ trốn sang Thái Lan. Trước thông tin đó, Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh ra quyết định truy nã quốc tế số 12/QĐ-CQTHAHS ngày 17/3/2014.
Suốt nhiều năm, các trinh sát đi điều tra, tìm tung tích của đối tượng Phượng để về chấp hành án nhưng vẫn như mò kim đáy bể. Thời gian gần đây, các trinh sát nắm được thông tin có khả năng Phượng sẽ về Việt Nam thăm gia đình theo đường tiểu ngạch. Phòng PC10 đã thành lập 4 tổ công tác chốt chặn tại các điểm nghi vấn. Đến 19h40 ngày 19/10/2019, khi đối tượng về đến địa bàn xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc) thì bị tổ công tác bắt giữ.
Hiện nay, Phòng PC10 đã hoàn tất thủ tục, bàn giao đối tượng Nguyễn Thị Phượng cho Trại tạm giam Công an tỉnh theo quy định.
Theo CTV Thùy Chi/VOV.VN
Cuộc gọi 'cắt cổ' từ trại tạm giam và lời đe dọa của cán bộ quản giáo
VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Nguyễn Tiến Minh (SN 1990, cựu cán bộ quản giáo) tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo buộc, Minh là cán bộ quản giáo tại Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng, được phân công trực gác bên ngoài các buồng giam.
Tháng 4/2018, khi thực hiện nhiệm vụ, Minh đã móc nối với các bị can trong buồng giam đưa điện thoại cho họ gọi điện ra ngoài và thống nhất người nghe điện thoại phải trả từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/cuộc gọi.
Trong ca trực chiều ngày 12/4/2018, Minh đến cửa Buồng giam AC11, dùng chiếu cuộn điện thoại di động lại và đưa cho bị can Nguyễn Văn Tiến để người này gọi về cho vợ.
Nói chuyện điện thoại xong, Tiến đưa điện thoại cho bị can Nguyễn Văn Đạt và một số bị can khác gọi điện.
Sau khi cho các can phạm gọi điện về nhà cho người thân, Minh gọi điện cho người thân của các can phạm đòi phải trả từ 1- 2 triệu đồng cho cuộc điện thoại.
Mỗi khi người thân của các can phạm phản ứng vì những cuộc gọi "cắt cổ", Minh đều giở giọng: "Việc này không phải chỉ riêng mình tôi, còn nhiều người khác nữa, đừng làm khó cho tôi, mai sau có xảy ra việc gì đừng có trách, lúc đó khó mà giúp đỡ".
Nghe giọng nhuốm mùi đe dọa của cán bộ trại tạm giam, người nhà các can phạm có người dù hoàn cảnh khó khăn vẫn phải móc túi chi tiền. Họ hoặc mang tiền đến tận cửa trại tạm giam đưa cho Minh, hoặc chuyển tiền vào tài khoản của vợ anh ta.
Đến ngày 25/4/2018, trong ca trực của mình, lần thứ 4 Minh ném điện thoại vào cho các can phạm thay nhau gọi điện về cho gia đình. Như mọi lần, Minh lại gọi điện cho người thân của các can phạm để đòi tiền.
Anh ta gọi cho mẹ 1 bị can đòi trả 2 triệu đồng cho cuộc điện thoại mà con trai bà đã gọi về nhà. Người mẹ trình bày gia cảnh khó khăn, nói không có tiền trả rồi sau đó phản ánh sai phạm của cán bộ quản giáo đến trại tạm gian nơi Minh công tác.
Chiều 25/4/2018, Minh bị lãnh đạo trại tạm giam gọi lên làm việc. Anh ta thừa nhận hành vi vi phạm của mình.
Cáo buộc cho rằng, từ ngày 12 - 25/4/2018, Minh 4 lần đưa điện thoại vào buồng giam cho các bị can để gọi điện về cho người nhà. Quản giáo này đã nhận 14 triệu đồng của người nhà các bị can. Trong quá trình điều tra, Minh và gia đình đã nộp lại số tiền trên.
Đối với Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng, tài liệu điều tra cho thấy, việc quản lý giam giữ can phạm được Trại ban hành đầy đủ quy trình, nội quy theo quy định của pháp luật và quy định của ngành công an.
Việc Minh thực hiện hành vi phạm tội đã được Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng phát hiện và kịp thời áp dụng những biện pháp ngăn chặn.
Mặt khác, khi thực hiện hành vi vi phạm, cán bộ quản giáo này đã cố tình che giấu hành vi.
Vì vậy, CQĐT VKSND Tối cao quyết định không xử lý trách nhiệm đối với lãnh đạo của Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng.
CQĐT cũng đã kiến nghị Giám đốc Công an TP Hải Phòng rút kinh nghiệm về công tác quản lý cán bộ, kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa chung.
Theo T.Nhung (Vietnamnet)
Truy tố cán bộ trại giam cho bị can "thuê" điện thoại Khi thực hiện nhiệm vụ trực gác, cán bộ quản giáo đã móc nối với các bị can trong buồng giam đưa điện thoại cho họ gọi điện ra ngoài và thống nhất người nghe điện thoại phải trả tiền từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng một cuộc gọi. Theo cáo trạng, Nguyễn Tiến Minh là cán bộ quản giáo Trại...