Đối tượng trèo cửa sổ quay phim vợ đẻ rồi hành hung bác sĩ ở Yên Bái bị phạt 9 tháng tù
Trong khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai cho sản phụ, chồng bệnh nhân trèo cửa sổ quay phim, chụp ảnh. Bị nhắc nhở, Nam đã sử dụng đèn pin chuẩn bị từ trước đó đánh nhiều nhát vào vùng đầu, người bác sĩ.
Bác sĩ ở BV Sản Nhi Yên Bái sau khi bị hành hung
Ngày 24/8, Tòa án nhân dân TP Yên Bái đã mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Hồng Nam (SN 1985, trú tại số 240, đường Hồng Hà, phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) là đối tượng hành hung bác sĩ sản phụ khoa của Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái cách đây hơn nửa năm.
Lê Hồng Nam bị truy tố về tội cố ý gây thương tích.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Yên Bái, ngày 20/2/2018, Lê Hồng Nam đưa vợ là Quách Thị Phương Thảo (SN 1994) đang mang thai 40 tuần đến Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái để sinh con.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã chẩn đoán sản phụ mang thai 40 tuần, có sẹo mổ cũ, được chỉ định mổ lấy thai. Đến 11 giờ trưa cùng ngày, sản phụ được đưa vào phòng mổ.
Kíp mổ gồm 4 bác sĩ là Hoàng Đức Trung, Phạm Hải Ninh, Nguyễn Thị Thúy Lan và bác sĩ Quang cùng 3 nhân viên y tế khác tiến hành mổ sinh cho sản phụ Thảo.
Trong khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai cho sản phụ, chồng bệnh nhân trèo cửa sổ quay phim, chụp ảnh. Kíp trực có nhắc nhở nhưng chồng bệnh nhân không những không nghe mà còn chửi rủa, đe dọa sẽ đánh chết nhân viên y tế.
Khi ca mổ được thực hiện thành công “mẹ tròn, con vuông”, hai bác sĩ Phạm Hải Ninh và Hoàng Đức Trung vừa ra khỏi phòng mổ thì bị Nam và một nhóm với hơn hơn chục người lao đến hành hung.
Đối tượng Nam sử dụng đèn pin chuẩn bị từ trước đó đánh nhiều nhát vào vùng đầu, người của bác sĩ Ninh, làm bác sĩ bị rách mi mắt trái, đầu… Bác sĩ Hoàng Đức Trung cũng đánh với nhiều vết thương.
Hai bác sĩ bị thương sau đó được đồng nghiệp đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cấp cứu, khâu vết thương, làm xét nghiệm và điều trị sau chấn động não. Vụ việc xảy ra đã khiến hai bác sĩ bị trọng thương, trong đó một bác sĩ phải khâu hơn 20 mũi tại đầu và một bác sĩ bị bầm tím mặt mũi.
Video đang HOT
Ngay khi sự việc xảy ra, bệnh viện có huy động bảo vệ bệnh viện và báo lên chính quyền địa phương nhưng người này tiếp tục hành hung nhân viên bảo vệ.
Khi công an phường tiến hành làm lập hồ sơ, xác minh, đối tượng Nam đã trốn khỏi địa bàn.
Với những hành vi phạm tội của mình, Lê Hồng Nam đã gây thương tích cho bác sĩ Phạm Hải Ninh với tổn hại 28% sức khỏe, bác sĩ Hoàng Đức Trung tổn hại 5% sức khỏe.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ Tòa án nhân dân TP Yên Bái tuyên phạt Lê Hồng Nam 9 tháng tù giam về tội cố ý gây thương tích.
Theo L.Minh/GIADINHMOI.VN
Làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần: Tiếp tay cho tội ác
Bệnh án tâm thần (BATT) đã trở thành lá bùa hộ mệnh, là tấm bình phong hữu hiệu để "những hành động thật", "những hậu quả thật" của kẻ giả điên tác oai tác quái. Làm giả bệnh án tâm thần không đơn thuần là sai phạm nghề nghiệp, vi phạm đạo đức mà chính là hành vi tiếp tay, bao che cho tội phạm.
Bệnh án tâm thần - kim bài miễn tử
Hai nhân viên BV tâm thần Trung ương 1 đã bị tạm giam về hành vi gian lận hồ sơ bệnh án tâm thần (Ảnh: Người lao động)
Những ngày qua, vụ việc đường dây làm giả bệnh án tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho hàng chục đối tượng hình sự đang thu hút sự quan tâm của xã hội.
Trong vụ án này, có sự "nhúng chàm" của các bác sĩ, nhân viên y tế hòng giúp tội phạm trốn tránh pháp luật.
Như An ninh thủ đô đưa tin, tháng 6/2018, đối tượng Lê Thanh Tùng (SN 1986, thường trú ở phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), một đối tượng cầm đầu nhóm người gây ra cuộc ẩu đả có tính chất băng nhóm thanh toán lẫn nhau bị Công an Hà Nội điều tra, xét hỏi. Tùng đã trình ra một BATT do Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cấp. Nghi vấn, Công an đã điều tra, xác định đó là BATT giả. Tùng khai đã chi 85 triệu đồng để có bệnh án với kết luận "tâm thần phân liệt thể hoang tưởng". Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 2 cán bộ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I là bác sĩ chuyên khoa II Thân Thái Phong, Phó trưởng khoa Tâm thần người cao tuổi và ông Nguyễn Tuấn Sơn, kỹ thuật viên trưởng, khoa Dinh dưỡng.
Đặc biệt, Cơ quan Điều tra đã yêu cầu rà soát 94 hồ sơ bệnh án, trong đó có tới 41 hồ sơ là của các đối tượng giang hồ. Bước đầu cho thấy có đường dây "chạy bệnh án" cho các đối tượng phạm pháp hình sự nhằm trốn tránh việc xử lý của cơ quan pháp luật.
Nhiều kẻ gây án thoát tội nhờ có bệnh án tâm thần giả (Ảnh minh họa, nguồn: internet)
Thật nguy hiểm khi những đối tượng phạm tội nghiêm trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng lại nhởn nhơ ngoài vòng phát luật chỉ vì chúng có trong tay hồ sơ BATT giả.
Một người bị tâm thần, nếu có 85 triệu đồng mang đi chữa bệnh chưa chắc đã khỏi, nhưng nếu một người bình thường thì cũng chỉ số tiền đó là thành... "điên hợp pháp". Đồng tiền đã khiến một số người khoác trên mình chiếc áo chữa bệnh, cứu người vốn được xã hội tôn vinh trở thành kẻ tội đồ, bao che, tiếp tay cho cái ác. Hành vi của các nhân viên y tế đã tạo điều kiện để tội phạm lộng hành, trốn tránh việc xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đã có bao nhiêu kẻ buôn ma túy, giết người, tham nhũng, hiếp dâm... được giảm tội nhờ thứ được coi là "kim bài" này?
Theo Điều 21 BLHS 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Khi đó, vụ án sẽ được đình chỉ và đối tượng sẽ bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Đối tượng phạm tội sẽ thoát án tử hình: Khi xác định đối tượng phạm tội bị bệnh tâm thần, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì đây là tình tiết giảm nhẹ hình phạt khi đưa ra xét xử được quy định tại điểm q, Khoản 1, Điều 51 BLHS: "Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình". Đối với các đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất đến tử hình như tội giết người, nếu có căn cứ xác định người phạm tội mắc bệnh tâm thần làm hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, thì thường được tòa án không áp dụng hình phạt tử hình.
Đối tượng phạm tội sẽ không phải chấp hành hình phạt tù: Khi đối tượng phạm tội bị bệnh tâm thần, vụ án có thể được tạm đình chỉ để bị can áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Điều 49 BLHS 2015 quy định: "Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù". Nếu bệnh tâm thần ổn định, đối tượng tiếp tục được Cơ quan Điều tra phục hồi điều tra xử lý theo thủ tục tố tụng chung. Khi đó, thời gian chữa bệnh sẽ được trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù sau này khi Tòa tuyên án.
Lợi dụng quy định này, nhiều người đã tìm mọi cách để có trong tay bệnh án tâm thần giả nhằm đối phó với các cơ quan pháp luật.
Cần kiểm soát chặt quy trình chẩn đoán bệnh
Kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Khi cơ quan điều tra nghi ngờ năng lực trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội thì bắt buộc phải trưng cầu giám định tình trạng tâm thần của đối tượng. Nếu kết luận cho thấy bị can bị bệnh tâm thần, hạn chế nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã gây ra song được giảm nhẹ một phần hình phạt.
Kết luận giám định đúng đắn giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án chính xác, khách quan, không để bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Quy trình giám định pháp y tâm thần hiện được quy định tại Thông tư số 18/2015/TT-BYT của Bộ Y tế.
Việc giám định pháp y một người có bị mắc tâm thần hay không phải tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các trường hợp liên quan tới các vụ án hình sự. Hồ sơ phải được gửi tới bệnh viện trước để nghiên cứu, xem xét, quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phân công người thực hiện giám định. Hội đồng chuyên môn của bệnh viện sẽ phải nghiên cứu hồ sơ của đối tượng, tiếp đến đối tượng sẽ được theo dõi tại buồng bệnh, trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera. Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép tỉ mỉ, đầy đủ mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định.
Đối tượng sẽ được thăm khám lâm sàng khám tâm thần, khám nội khoa và thần kinh, khám chuyên khoa khác nếu cần thiết. Mọi diễn biến lâm sàng của bệnh nhân sẽ được ghi chép đầy đủ vào bệnh án.
Sau khi theo dõi bệnh nhân một tháng cùng với những kết quả thăm khám, hội đồng chuyên môn sẽ họp để cùng đưa ra quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định này.
Giám định tâm thần cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, đúng pháp luật (Ảnh minh họa, nguồn: internet)
Tuy vậy, không phải trường hợp bệnh nhân tâm thần nào cũng phải tiến hành hội chẩn. Chỉ những trường hợp nào khó chẩn đoán hoặc đã chẩn đoán song điều trị khó mới phải hội chẩn. Điều này dẫn đến những trường hợp cán bộ y tế tự ý đưa ra chẩn đoán để làm hồ sơ, bệnh án tâm thần. Trong đó, có một số người bị mua chuộc bằng lợi ích vật chất đã làm hồ sơ tâm thần giả cho các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật.
Vì vậy, để xóa bỏ tình trạng làm giả hồ sơ, BATT, ngành Y tế cần chấn chỉnh công tác quản lý, kiểm tra, xem xét quy trình cung cấp hồ sơ BATT và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của các nhân viên y tế thực hiện công việc này. Rất cần thiết phải thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra, giám sát định kỳ cũng như đột xuất trong và ngoài bệnh viện; thành lập đoàn kiểm tra chéo giữa các bệnh viện với nhau để đảm bảo sự chính xác của công tác chuyên môn.
Xung quanh vụ việc BV Tâm thần TƯ 1 làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để giúp các đối tượng trốn án, trong cuộc họp khẩn với lãnh đạo các cục, vụ và một số bệnh viện tâm thần trên địa bàn Hà Nội hôm 10/8 vừa qua, thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Bộ Y tế yêu cầu các bác sỹ, giám định viên pháp y, pháp y tâm thần càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng trước công việc hàng ngày, trước mỗi ca giám định, không để vật chất hoặc các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến kết luận giám định. "Những trường hợp khó kết luận, cần tổ chức hội chẩn để đưa ra kết luận đúng đắn, chính xác. Bộ cũng yêu cầu các Cục, Vụ, đơn vị liên quan, các bệnh viện chuyên ngành Tâm thần rà soát quy trình, thủ tục chuyên môn liên quan đến chẩn đoán, giám định bệnh án tâm thần", ông Tiến nhấn mạnh, dẫn theo Zing.vn.
Nhiều ý kiến cho rằng các bệnh viện trong cả nước, đặc biệt là bệnh viện tâm thần cần tin học hóa hệ thống khám chữa bệnh, lưu trữ hồ sơ bệnh án. Với bệnh án điện tử, thể hiện rõ dấu hiệu, tiền sử người bệnh cũng như quá trình theo dõi, điều trị, chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng làm giả, lạm dụng hồ sơ, bệnh án tâm thần vì mục đích khác nhau như hiện nay.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh những kẻ "giả điên" và những người tiếp tay cho sự giả dối này.
BLHS 2015 cũng đã quy định rõ về việc xử lý đối với những người làm công tác giám định làm giả hồ sơ tâm thần. Điều 382 quy định, người làm công tác giám định tâm thần nếu cố tình cung cấp sai sự thật tài liệu, khai báo gian dối dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm thì có thể bị phạt tù từ 3-7 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Về trách nhiệm đối với người sử dụng hồ sơ giả, nếu họ có mục đích dùng hồ sơ để trốn tránh việc bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật (thì có thể bị xem xét theo tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" (Điều 341 BLHS năm 2015).
Cẩm Thi (tổng hợp)
Theo kiemsat.vn
Vợ của bác sĩ Chiêm Quốc Thái lên kế hoạch chém chồng như thế nào? Được bà Ngọc thuê với giá 1 tỷ đồng, Thanh đã lôi kéo đồng bọn ở Công ty bảo vệ Song Thanh do mình làm Chủ tịch để chém bị thương bác sĩ Chiêm Quốc Thái. Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND TP.HCM, đề nghị truy...