Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế?
Xã hội phát triển, đời sống ngày càng nâng cao, vấn đề sức khỏe và an sinh xã hội được đặc biệt được quan tâm. Chính vì vậy mà nhà nước ta đã ban hành các điều luật để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế nằm được quy định và điều chỉnh bởi pháp luật.
Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế?. (Ảnh minh họa)
Đối tượng đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế 2014 quy định, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế được quy định đảm bảo thực hiện bởi các Quy phạm pháp luật của nhà nước, nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và giúp cho nguồn an sinh xã hội được tốt hơn.
Đối tượng đóng BHYT được điều chỉnh bởi Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bổ sung bởi Luật bảo hiểm y tế 2014.
Căn cứ vào đó các đối tượng đóng BHYT gồm có:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sĩ quan chuyên môn…
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh, thân nhân của người có công với cách mạng
- Trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên
Video đang HOT
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Có nhiều mức hưởng bảo hiểm y tế khác nhau được phân theo đối tượng khám BHYT đúng tuyến và trái tuyến, đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế thì không phải ai cũng nắm rõ. Điều này khiến cho người dân đi khám BHYT còn băn khoăn rất nhiều, đặc biệt là những hộ kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Đối tượng hưởng 100% bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến
Căn cứ vào Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 các đối tượng tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này sẽ có mức hưởng bảo hiểm y tế 100% bao gồm 3 nhóm chính:
Nhóm 1: Đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 của Luật này gồm có:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an.
- Người có công với cách mạng, cựu chiến binh.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo.
- Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
- Nếu chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng BHYT của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí BHYT dành cho khám chữa bệnh của nhóm đối tượng này, nếu không đủ thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
Nhóm 2: Đối tượng khám chữa bệnh có chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.
Nhóm 3: Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
Ngoài ba nhóm đối tượng được hưởng 100% bảo hiểm y tế theo quy định của Pháp luật, các đối tượng khác khi đi khám BHYT đúng tuyến cũng được hưởng bảo hiểm y tế ở mức cao gồm:
Hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với đối tượng: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo. Hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Đối tượng hưởng 100% bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Từ ngày 1/1/2016 theo quy định thì các đối tượng khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngoài ra 2 đối tượng sau đi khám bảo hiểm trái tuyến được hưởng theo mức hưởng như khi đi khám bảo hiểm đúng tuyến:
- Là người tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến huyện, điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
- Là người tham gia bảo hiểm y tế điều trị nội trú khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2021.
Hiểu rõ đối tượng nào được hưởng 100% bảo hiểm y tế nên khi đi khám chữa bệnh các bạn hãy cân nhắc để được hưởng lợi ích cao nhất.
Hoàng Mai
Theo Nguoiduatin
Tiến nhanh tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân
"Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) và đến năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT" là những chỉ tiêu mà Nghị quyết 68/2013/QH13 của Quốc hội giao cho Chính phủ.
Thế nhưng, đến thời điểm này, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật BHYT đã có những kết quả vượt xa mục tiêu ban đầu. iều đó cho thấy, sau sáu năm triển khai thực hiện Nghị quyết 68, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh và chắc trên lộ trình hướng tới BHYT toàn dân.
Bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện ắk G'long (ắk Nông) khám, chữa bệnh cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn ăng
Tỷ lệ bao phủ vượt mục tiêu
Chính phủ đã có Báo cáo số 413/BC-CP ngày 20-9 vừa qua, gửi Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 (gọi tắt là Nghị quyết 68) về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân. Theo báo cáo, năm 2019, cả nước đã có khoảng 83,5 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số, vượt gần 10% so với chỉ tiêu trong Nghị quyết 68 và vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao tại Quyết định số 1167/Q-TTg là 1,7%. Trong đó, có 22 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ BHYT ước hơn 90% dân số; 12 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 88,1 đến dưới 90% và 29 địa phương đạt tỷ lệ bao phủ BHYT dưới 88,1%. Thống kê cho thấy, các nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT cao là nhóm người thuộc khối ngành sự nghiệp; nhóm được ngân sách nhà nước (NSNN) đóng hoặc được Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo đảm kinh phí mua thẻ BHYT, như: người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em dưới sáu tuổi... ồng thời, tỷ lệ bao phủ BHYT chưa cao tập trung vào các nhóm, như: người thuộc hộ gia đình cận nghèo; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; học sinh, sinh viên; hộ gia đình.
Một trong những yếu tố bảo đảm cho tỷ lệ bao phủ BHYT tăng cao là chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng được nâng cao, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nhất là tại y tế tuyến cơ sở. Nghị quyết 68 của Quốc hội cũng giao Chính phủ: ến năm 2020, hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ NSNN trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
Bộ Y tế đã tích cực tổ chức triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kết quả cho thấy, tình trạng quá tải ở các bệnh viên tuyến T.Ư cũng được cải thiện đáng kể, những chuyên khoa quá tải hàng đầu, như: Ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản, nhi... đều có xu hướng giảm... Tại Bệnh viện Bạch Mai có công suất sử dụng giường bệnh là 168% (năm 2011) giảm xuống còn 112% (năm 2018); Bệnh viện K có công suất sử dụng giường bệnh là 249% (năm 2011) còn 98% (năm 2018)... Tình trạng quá tải ở khu vực nội trú ở các bệnh viện tuyến T.Ư và bệnh viện tuyến cuối của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có xu hướng giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, quyền lợi của người bệnh BHYT cũng được nâng lên rõ rệt, vì không phải trả thêm hoặc tự mua một số thuốc, vật tư y tế mà trước đây họ phải tự mua hoặc phải trả thêm do quỹ BHYT không thanh toán. Các bệnh viện tuyến dưới cũng được khuyến khích thực hiện các kỹ thuật mới, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và từng bước giảm quá tải cho tuyến trên.
Nghị quyết 68 cũng chỉ rõ, đến năm 2020 sẽ hoàn thành lộ trình tính đúng, tính đủ giá viện phí; qua đó góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyển chi thường xuyên từ NSNN cấp cho các cơ sở y tế sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Theo báo cáo năm 2018, cả nước đã sử dụng khoảng 31.140 tỷ đồng; năm 2019 sử dụng khoảng 32.300 tỷ đồng chi sự nghiệp y tế (chiếm khoảng 35%) để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách tham gia BHYT...
Tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân
ánh giá của Chính phủ cho thấy, có được những kết quả ấn tượng nêu trên chính là nhờ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như sự phối hợp hiệu quả của BHXH Việt Nam, Bộ Y tế và các bộ, ban ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến BHYT cũng như đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT. ồng thời tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở, cải tạo, mở rộng cơ sở, trang thiết bị cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn... để đẩy nhanh lộ trình thực hiện BHYT toàn dân.
ể phấn đấu đến năm 2020 có hơn 90% dân số tham gia BHYT, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ: Tập trung phát triển BHYT; triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối dữ liệu trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia và hưởng ứng đầy đủ quyền lợi BHYT. ổi mới cơ chế tài chính và phương thức thanh toán...
ể thực hiện những nội dung này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội đưa nội dung đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn vào nghị quyết về kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2020 và nghị quyết về đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để các tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư cho các trạm y tế. Bên cạnh đó, xem xét cân đối vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020 cho chương trình "ầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn" vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á; cho dự án "ầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở" vay vốn Ngân hàng Thế giới để có thể thực hiện ngay trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
ồng thời, chỉ đạo các địa phương triển khai các giải pháp để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT đã được Thủ tướng giao. Bảo đảm ngân sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ 100%; ưu tiên bố trí ngân sách để hỗ trợ hộ gia đình cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình tham gia BHYT. Thúc đẩy bao phủ BHYT đối với nhóm đối tượng học sinh, sinh viên. Riêng với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập y tế, được sử dụng theo nguyên tắc: Dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành (ưu tiên đầu tư cho các trạm y tế xã) và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế...
THẢO LINH
Theo NDĐT
Hệ thống an sinh xã hội phải hướng tới toàn dân Ngày 15-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tham dự hội nghị đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT); các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH và nhiệm vụ công tác năm 2020 của BHXH Việt...