Đối tượng “khủng bố” Chủ tịch tỉnh và GĐ Công an Bắc Ninh sắp hầu tòa
Theo kế hoạch, vào đầu tháng 8.2017, TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa xét xử đối tượng đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh.
Bộ GTVT đã tạm dừng dự án nạo vét đường thủy kết hợp tận thu sản phẩm ở sông Cầu (ảnh minh họa).
Ngày 10.7, thẩm phán Vũ Công Đồng – Phó Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh – cho biết: Vào ngày 9.8 tới, TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa xử xử đối với hai đối tượng trong vụ đe dọa Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Theo cáo trạng, đối tượng Nguyễn Trọng Phương (SN 1980, trú ở phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) bị truy tố về tội “Khủng bố”, theo khoản 3, Điều 230a – Bộ luật Hình sự.
Đối tượng Trần Anh Thuận (SN 1981, trú tại TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm”, theo quy định tại Điều 314 – Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng nêu rõ: Nguyễn Trọng Phương và vợ làm chủ Công ty TNHH Song Lộc (gọi tắt là Công ty Song Lộc) với nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có vật liệu xây dựng và khai thác cát sỏi.
Phương có quen biết, đồng thời từng hợp tác làm ăn với anh Ngô Thành Sơn (SN 1980) – Chủ tịch HĐQT Công ty Trục vớt luồng hạ lưu và Trần Anh Thuận – Phó giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và vận tải Khánh Nguyên. Đầu năm 2016, Phương giúp anh Sơn xin được dự án nạo vét sông Cầu trên địa phận Bắc Giang. Khi triển khai thực hiện thì Phương không được chia lợi nhuận. Điều này khiến Phương ngấm ngầm uất ức.
Tháng 9.2015, Công ty Song Lộc đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép được nạo vét thanh thải và tận thu sản phẩm trên sông Đuống (từ km 03 đến km 14), thuộc xã Cao Đức đến xã Đại Lai (huyện Gia Bình) và tại xã Đào Viên (huyện Quế Võ) nhưng không được chấp thuận vì sẽ gây sạt lở bờ sông.
Video đang HOT
Cùng thời điểm, Phương thấy công ty của anh Sơn vẫn được cấp phép hoạt động trên sông Cầu, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Nhớ lại những khúc mắc trước đây với người bạn, Phương liền nảy ra ý đồ nhắn tin đe dọa đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh và Giám đốc Công an tỉnh này.
Mục đích của Phương là nếu các vị lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh lo sợ thì doanh nghiệp của đối tượng sẽ được cấp phép khai thác cát trên sông Đuống, còn không thì công ty của anh Sơn sẽ bị gây khó khăn.
Phương bàn bạc, đồng thời chỉ đạo Trần Anh Thuận mua điện thoại cùng sim “rác” để nhắn tin đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Phương dặn Thuận nhắn tin xong thì hủy bỏ ngay vật chứng. Đối tượng còn bày cho Thuận đến gần nhà anh Sơn nhắn tin đe dọa ông Nguyễn Tử Quỳnh.
Ít ngày sau Thuận nói với Phương đã sai đàn em làm rồi. Tuy nhiên, thực tế Thuận không dám thực hiện kế hoạch đe dọa trên.
Chiều 23.1.2017, Phương lái ô tô đến huyện Văn Giang (Hưng Yên) và rủ người em họ đi chơi cùng. Trên đường đi, Phương bảo người em họ lái ô tô chở đối tượng sang Bắc Ninh, đồng thời gọi cho vợ để lấy lại số điện thoại của các vị lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.
Buổi tối cùng ngày, tại một quán nước gần cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Phương đã dùng sim điện thoại “rác” nhắn liên tiếp 10 tin nhắn đe dọa tới số điện thoại của ông Nguyễn Tử Quỳnh – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Trong hàng chục tin nhắn đe dọa đó, Phương đã nhắc tới vụ lãnh đạo tỉnh Yên Bái bị bắn chết để làm ông Quỳnh lo sợ. Thực hiện hành vi xong, đối tượng liền vứt bỏ điện thoại xuống sông trên đường về Hà Nội.
Liên quan đến vụ việc này, UBND tỉnh Bắc Ninh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc “các cá nhân từ trung ương đến địa phương đứng sau bảo kê, đe dọa” cán bộ chuyên môn, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Giữa lúc dư luận xã hội đang xôn xao về việc này thì đối tượng Phương và Thuận đã bị cơ quan công an bắt giữ. Hai đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Theo Danviet
Điều ít biết về xử lý tội danh khủng bố ở Việt Nam
Liên quan đến thông tin đối tượng Nguyễn Trọng Phương trong vụ đe dọa Chủ tịch tỉnh và các cán bộ chuyên môn tỉnh Bắc Ninh bị khởi tố về tội Khủng bố, theo đánh giá của giới luật sư, không nhiều đối tượng bị khởi tố tội danh này thời gian qua.
Theo Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP. Hà Nội, tội Khủng bố nằm ở Điều 230a của Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 đã quy định:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Hoàng Hải Trai (áo đen) cách đây hơn một năm bị kết án về tội Khủng bố (ảnh Zing.vn).
4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội xhủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
"Thông thường các điều trong Bộ luật hình sự được kết cấu theo dạng mức hình phạt tăng dần, nghĩa là khoản 1 của điều luật có mức án nhẹ hơn so với khoản 2, khoản 2 mức hình phạt nhẹ hơn so với khoản 3... Tuy nhiên với các điều 84 tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, điều 230a tội Khủng bố và điều 93 tội Giết người thì kết cấu hình phạt nặng nhất nằm ở khoản 1, các khoản sau đó mức hình phạt giảm dần. Kết cấu như vậy khi xem vào điều luật đã thấy ngay sự nghiêm khắc, nhằm đảm bảo sự răn đe, phòng ngừa chung" - luật sư Tiến nói.
Liên quan đến vụ án đe dọa Chủ tich tỉnh và các cán bộ chuyên môn của Bắc Ninh, cơ quan điều tra đã khởi tố đối tượng Nguyễn Trọng Phương về tội Khủng bố. Theo các thẩm phán ở TAND thành phố Hà Nội và TAND Tối cao, trong quá trình xét xử các vụ án hình sự rất ít khi xử tội Khủng bố.
"Thời tôi còn công tác, cũng có trường hợp bị xét xử về tội khủng bố nhưng rất ít" - ông Nguyễn Thân - nguyên Thẩm phán TAND Tối cao cho hay.
Gần đây nhất, vào ngày 23.3, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Hoàng Hải Trai (quê Bắc Ninh) mức án một năm tù về tội Khủng bố.
Theo hồ sơ vụ án, Hoàng Hải Trai là giám đốc công ty kinh doanh lông mi giả và dụng cụ bấm mi. Khoảng tháng 4.2015, anh này nảy sinh ý tưởng quảng cáo mặt hàng này nên chỉ đạo người em họ ở Hà Nội lập tài khoản Facebook bằng tên tiếng Anh có nội dung "một tiếng nổ lớn không chính thức". Trai lấy ảnh đại diện là một người phụ nữ bịt mặt để cho thấy đây là tổ chức bí mật, huyền bí, gây sự chú ý của nhiều người.
Sau đó, vị giám đốc này lên kế hoạch đặt các thùng carton được ngụy trang thành bom ở những địa điểm đông người ở Hà Nội và TP.HCM để quảng cáo cho sản phẩm của công ty. Hoàng Hải Trai dùng các hộp carton có kích thước 50x50 cm, bên ngoài có hình ảnh máy bay và tòa tháp đôi (gợi lại vụ khủng bố 11.9.2001 ở Mỹ) cùng một số chữ Ả Rập. Bên trong các hộp, anh này bỏ đồng hồ đang chạy kêu tích tắc, giả âm thanh của bom hẹn giờ. Bên trong các hộp sẽ bỏ kèm sản phẩm của công ty.
Trong thời gian này, trang Facebook của công ty Hoàng Hải Trai cũng thường xuyên đăng nội dung về "sứ mệnh khủng bố". Theo kế hoạch, sau khi thực hiện vụ "đánh bom giả" tạo hiệu ứng dư luận, trang Facebook này sẽ đồng loạt đăng sản phẩm công ty để quảng cáo.
Tối 18.5.2015, người em họ của Hoàng Hải Trai mang một quả bom giả đến sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) nhưng thấy vắng người nên chuyển địa điểm sang Nhà văn hóa Mai Dịch, đang tổ chức một sự kiện có đông người. Tuy nhiên, "quả bom" này nhanh chóng bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý.
Tại TP.HCM, trong 2 ngày 18, 19.5.2015, Hoàng Hải Trai cùng một số người khác mang bom giả đến đặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên 30.4 (nằm giữa nhà thờ Đức Bà và Dinh Độc Lập). Những "quả bom" khiến lực lượng chức năng TP. HCM vất vả xử lý.
Mặc dù chỉ là đặt bom giả nhưng xét tính chất mức độ nghiêm trọng gây hoang mang, lo lắng cho người dân nên hành vi của Hoàng Hải Trai đã bị cơ quan tố tụng đã xử lý hình sự.
Theo Danviet
Bắt và xử lý hàng nghìn vụ "cát tặc", chỉ khởi tố 2 vụ Trong 3 tháng đầu năm 2017, lực lượng công an đã xử lý 2.128 vụ, gần bằng 50% số vụ cả năm 2016, xử lý 749 đối tượng vi phạm vì khai thác cát trái phép. Tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra phức tạp. (Ảnh: IT) Ngày 6.7, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó...