Đối tượng dễ mắc thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là một biến chứng nguy hiểm của thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, bệnh thường dễ nhầm với các bệnh khác, lâm sàng thường bị bỏ qua, vì vậy nó còn có tên “người cải trang vĩ đại”.
Thuyên tắc phổi xuất hiện khi có một vật gây tắc nghẽn làm cản trở dòng máu chảy qua động mạch phổi. 90% trường hợp thuyên tắc phổi xuất phát từ cục máu đông hình thành trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Khoảng 80% các cục máu đông này sẽ tự tan biến mà không gây tắc mạch phổi, 20% còn lại có thể di chuyển đến tĩnh mạch chậu đùi và bị vỡ, cho phép một cục máu đông di chuyển lên tĩnh mạch chủ dưới và sau cùng lên phổi sẽ gây ra sự tắc nghẽn tại đó.
Bệnh thường khởi phát đột ngột bằng các triệu chứng hô hấp như khó thở, thở nhanh, ho ra máu, khò khè… Người bệnh cũng có thể có cảm giác đau ngực, choáng váng, tim nhanh, đo thấy huyết áp tụt. Nếu huyết khối lớn, gây tắc nghẽn một nhánh động mạch phổi lớn, bệnh nhân có thể nhanh chóng suy hô hấp, trụy tuần hoàn và ngưng tim ngưng thở.
Hơn 30% các trường hợp thuyên tắc phổi có triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: một chân sẽ sưng phù, sờ thấy mát hơn chân bên kia, tê hoặc dị cảm, đau bắp chân tự nhiên hay khi gập bàn chân, kèm viêm tắc hệ tĩnh mạch nông dưới da…
Mọi yếu tố nguy cơ tăng đông đều có thể là nguyên nhân của thuyên tắc phổi. Những bệnh nhân có di chứng yếu liệt sau đột quỵ, sau chấn thương gãy chân, phẫu thuật vùng bụng chậu, nằm bất động trên giường dài ngày, sau chuyến bay nhiều giờ, công việc phải đứng liên tục…, máu ở chân kém hồi lưu về tim, ứ đọng dễ thành lập huyết khối.
Video đang HOT
Những bệnh nhân có bệnh lý ác tính, đang được điều trị bằng hóa trị liệu, nội tiết tố ngoại sinh, phụ nữ uống thuốc ngừa thai, đang mang thai… có tình trạng tăng đông máu hơn bình thường. Ngoài ra, người lớn tuổi, gia đình có người bị thuyên tắc phổi hay huyết khối tĩnh mạch sâu, bản thân có bệnh rối loạn đông cầm máu bẩm sinh cũng là những yếu tố nguy cơ thường gặp của thuyên tắc phổi.
Thuyên tăc phôi xay ra khi co vât gây tăc nghen dong mau chay qua đông mach phôi.
Điều trị thế nào?
Điều trị thuyên tắc phổi nhằm mục đích làm tan cục máu đông, ngăn cục máu đông phát triển to hơn và ngăn cục máu đông mới tạo thành. Bước đầu tiên trong điều trị thuyên tắc phổi là điều trị shock và cung cấp ôxy. Các thuốc chống đông máu như heparin, wafarin được sử dụng để ngăn sự tạo thành cục máu đông. Đặc biệt hiện nay hay sử dụng các heparin trọng lượng phân tử thấp như enoxaparin để thay thế cho heparin vì chúng có hiệu quả điều trị tương đương heparin, tiện dụng hơn (chỉ cần điều chỉnh liều theo cân nặng, không cần theo dõi aPTT) và an toàn với bệnh nhân (ít nguy cơ giảm tiểu cầu).
Các thuốc tiêu sợi huyết (làm tan cục máu đông đã hình thành) cũng có thể được sử dụng, nhưng chúng gây ra nguy cơ xuất huyết cao cho bệnh nhân nên thường chỉ được dùng trong những trường hợp nặng.
Ngoài ra, những bệnh nhân yếu và huyết áp tụt có thể dùng thêm thuốc như dopamin để tăng huyết áp.
Phòng bệnh
Do không có hoặc các triệu chứng lâm sàng không đặc trưng, các xét nghiệm cũng gặp phải những khó khăn trong chẩn đoán thuyên tắc phổi,vì vậy, việc đánh giá mức độ nguy cơ bệnh nhân đang có, từ đó biết được xác suất mắc bệnh để có biện pháp dự phòng là cách tiếp cận tốt nhất.
Bệnh nhân có nguy cơ cao có nhiều cách để phòng bệnh như dùng các thuốc chống đông máu (heparin, enoxaparin, wafarin), sử dụng tất băng nịt giảm lượng máu ứ đọng tránh tạo thành cục máu đông.
Ngoài ra, có những cách để giảm nguy cơ thuyên tắc huyết khối như: rèn luyện, luyện tập thể dục thường xuyên; không nên nằm lâu ngày sau khi phẫu thuật, sau tai biến mạch máu não; sản phụ cần đi lại, nằm đúng tư thế để tránh cho thai không gây chèn ép tĩnh mạch chậu.
90% thuyên tắc phổi bắt nguồn từ huyết khối tĩnh mạch sâu, do vậy nên đến bác sĩ chuyên khoa khám nếu thấy dấu hiệu sưng to bất thường một chân, nặng chân, đau chân, cũng có thể đến bệnh viện lớn để làm siêu âm Doppler nếu có điều kiện.
"Chuột rút" có thể cảnh báo cục máu đông nguy hiểm
Nếu bạn bị đau chân, căng cơ kiểu chuột rút... Hãy thận trọng, vì rất có thể bạn bị cục máu đông nguy hiểm.
Cục máu đông được hình thành khi protein và tiểu cầu kết tụ lại với nhau trong mạch máu. Chúng thường phát triển ở chân hoặc tay, nhưng chúng cũng có thể hình thành trong các mạch máu của tim, não hoặc phổi, gây ra các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), thường nằm ở các chi. Các chuyên gia cảnh báo: Nếu bạn bị chuột rút, chân không thể lắc được, nhất là khi da ở gần khu vực đó trở nên ấm và đổi màu, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì có thể phải điều trị ngay lập tức.
Khi cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng di chuyển đến phổi, gây thuyên tắc phổi, nguy cơ tử vong cao. Triệu chứng phổ biến nhất của thuyên tắc phổi là khó thở đột ngột. Một số người còn bị đau ngực dữ dội, đau nặng hơn khi thở và có thể ho ra chất nhầy có máu.
Áo: Kết luận liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và bệnh máu đông Cơ quan Dược phẩm Châu Âu cho biết không có bằng chứng cho thấy việc tiêm vaccine của AstraZeneca có liên quan hai trường hợp ở Áo xuất hiện bệnh lý sau khi tiêm vaccine. Hãng Reuters đưa tin Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) ngày 10-3 cho biết đến nay không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine ngừa...