Đội tuần tra tình nguyện bảo vệ người gốc Á lớn tuổi tại Mỹ
Trên khắp nước Mỹ, các nhóm tình nguyện liên tục được thành lập với mục đích đi tuần tra tại các khu vực có cộng đồng người gốc Á sinh sống để ngăn chặn các vụ tấn công.
Đội tình nguyện tuần tra tại khu phố Chinatown ở Oakland. Ảnh: CNN
Tại khu phố người Hoa Chinatown ở Oakland (California, Mỹ), ông Carl Chan trên đường tới thăm một nạn nhân gốc Á lớn tuổi đã bị một người đàn ông lạ mặt tấn công vào đầu ngày 29/4. Là chủ tịch phụ trách phòng thương mại khu vực, Carl biết rõ đại dịch COVID-19 và làn sóng tấn công người gốc Á lớn tuổi đã khiến khách hàng tới đây ngày một ít đi.
Ông cho biết vụ tấn công ngày 29/4 đã giúp ông có động lực tham gia vào nhóm tuần tra đi bộ trong cộng đồng.
Từ năm ngoái, trên khắp nước Mỹ, các nhóm tình nguyện liên tục được thành lập với mục đích đi tuần tra tại các khu vực có cộng đồng người gốc Á sinh sống như một nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm vào nhóm người này.
Tại Oakland, trên 10 người mặc áo khoác và đội mũ cam đi dọc khu Chinatown mỗi ngày. Họ đeo theo còi và máy ảnh khi tới thăm hỏi các chủ doanh nghiệp cũng như khách hàng.
David Won, một trong những tình nguyện viên, nói với phóng viên CNN: “Chúng tôi cố gắng luôn có mặt để đảm bảo những cá nhân ở ngoài kia không tìm cách thực hiện bất kỳ tội ác nào”.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng khách hàng đến khu Chinatown giảm đáng kể. Nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, trong khi một số khác đã mở cửa trở lại song rút ngắn thời gian hoạt động vì lo sợ các cuộc tấn công.
Video đang HOT
Hiệp hội Toishan Vịnh Đông, một nhóm chủ yếu gồm những người cao niên chuyên tổ chức các sự kiện xã hội và các lớp học Thái Cực quyền cho người dân gốc Taishan, Quảng Đông (Trung Quốc), đã thành lập một nhóm tuần tra từ tháng 2 khi vùng Vịnh chứng kiến một loạt các cuộc tấn công nhằm vào người châu Á.
Khi nhìn thấy nhóm tình nguyện đi ngoài đường, Won – một chuyên gia tài chính 59 tuổi sinh sống tại Oakland – đã tiếp cận và nhanh chóng gia nhập. Ông tham gia tuần tra 2 lần một tuần. Won cho biết ông gia nhập nhóm vì muốn “làm điều đúng đắn”.
Tại một vài thành phố lớn khác trên nước Mỹ, trong đó có Seattle và New York, những nhóm tuần tra tình nguyện tương tự cũng xuất hiện trong cộng đồng.
Ít nhất 4 nhóm tình nguyện khác ở Oakland tham gia tuần tra dọc phố phường trong năm qua, tìm cách đảm bảo an toàn cho những người lớn tuổi. Một đội ứng phó khẩn cấp ở San Jose (California) được biết đến với việc cung cấp viện trợ trong các thảm họa thiên nhiên đã thành lập một đơn vị tuần tra ở Japantown của thành phố.
Wan Chen (37 tuổi) cho hay anh không thể “ngồi im không làm gì” khi chứng kiến các cuộc tấn công gia tăng ở New York vào đầu năm nay. Lúc đầu, Chen tìm cách liên lạc với một số nạn nhân, hỏi xem họ có cần giúp đỡ hoặc gặp bất kỳ rào cản ngôn ngữ và văn hóa nào không.
“Rất nhiều người trong số họ còn sợ đến mức không thể nói về chuyện đã xảy ra”, Chen chia sẻ.
Chen và một vài người khác đã thành lập một nhóm có tên là Tuần tra An toàn Công cộng ở Flushing, New York. Hiện nhóm có khoảng 20 thành viên với đủ ngành nghề, từ công nhân, bồi bàn cho đến sinh viên, người lái xe. Trong mỗi ca tuần tra sẽ có một người phụ trách ghi chép, một người quay video và một người liên lạc với cảnh sát hoặc các thành viên cộng đồng.
Đội tình nguyện tuần tra tại Flushing, New York. Ảnh: CNN
Stop AAPI Hate, một trung tâm theo dõi các báo cáo về phân biệt chủng tộc và kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á, đã nhận được trên 6.000 đơn khiếu nại trực tiếp kể từ năm ngoái.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành một đạo luật chống thù hận đối với người gốc châu Á giữa đại dịch COVID-19.
Người Mỹ gốc Á đã biến nỗi đau và sự phẫn nộ của họ thành hành động theo nhiều cách, bao gồm các cuộc tuần tra đi bộ. Trong một bài phát biểu gần đây, Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi cộng đồng người này cân nhắc sử dụng quyền lực chính trị của mình.
“Chúng tôi nhìn thấy sự căm ghét, chúng tôi chứng kiến sự ác độc. Là một thành viên của cộng đồng, tôi xin chia sẻ nỗi đau và sự phẫn nộ đó. Tôi tin rằng bây giờ chúng ta có cơ hội để biến nỗi đau thành hành động”, nhà lãnh đạo nói trong Hội nghị Đoàn kết AAPI tổ chức trực tuyến vào tuần trước.
Theo một phân tích gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew về dữ liệu Điều tra dân số Mỹ, mặc dù người Mỹ gốc Á chỉ chiếm khoảng 7% tổng dân số quốc gia song họ là bộ phận cử tri đủ điều kiện phát triển nhanh nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc chính từ năm 2000 đến năm 2020.
Theo công ty thu thập dữ liệu và tiến hành nghiên cứu chính sách AAPI Data, trên toàn quốc, tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Á tăng vọt lên mức kỷ lục – từ 49% vào năm 2016 lên 60% vào năm 2020. Trong khi đó, số lượng tham gia của người dân Đảo Thái Bình Dương tăng từ khoảng 41% lên gần 56%.
Johnson & Johnson: Công nghệ vector của vaccine không gây đông máu
Các nhà khoa học của Johnson & Johnson (J&J) hôm 16/4 bác bỏ lập luận rằng công nghệ vector virus của vaccine gây chứng đông máu.
Trước đó, trên Tạp chí Y học New England, tiến sĩ Kate Lynn-Muir và các đồng nghiệp tại Đại học Nebraska, Mỹ, cho biết tình trạng đông máu "có thể liên quan đến vector virus". Công nghệ này được sử dụng trong cả vaccine của AstraZeneca của Anh và Sputnik V của Nga. Cơ chế của nó là dùng virus vô hại (đóng vai trò vector) đưa protein của nCoV vào tế bào người, giúp kích thích phản ứng của hệ miễn dịch.
Ngày 15/4, tiến sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết việc cả J&J và AstraZeneca sử dụng chung cách điều chế là "manh mối khá rõ" cho thấy các ca đông máu có thể liên quan đến nhau.
Trong báo cáo ngày 16/4, Macaya Douoguih, nhà khoa học trực thuộc J&J và các đồng nghiệp chỉ ra rằng vector được sử dụng trong vaccine của hãng và AstraZeneca "về cơ bản khác nhau". Những khác biệt đó có thể tạo ra "hiệu ứng sinh học riêng biệt".
Cụ thể, vaccine J&J chứa virus vô hại lấy từ người, trong khi vaccine AstraZeneca sử dụng virus từ tinh tinh. Các liều J&J có thêm đột biến của virus để ổn định thành phần protein trong nCoV, trong khi vaccine AstraZeneca thì không.
Tiến sĩ Dan Barouch, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Virus, Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconness của Đại học Harvard, nhận định: "Các vector rất khác nhau. Sự liên quan của chúng vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm này".
Một phụ nữ được tiêm vaccine Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng ở Chinatown, Chicago, Illinois, Mỹ, ngày 6/4. Ảnh: Reuters
Trong báo cáo, các nhà khoa học từ J&J cho biết hiện chưa đủ bằng chứng để khẳng định vaccine của hãng gây đông máu. Họ sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan y tế để đánh giá dữ liệu.
Hội đồng cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ dự kiến nhóm họp vào ngày 23/4 để đánh giá xem có nên nối lại tiêm chủng bằng vaccine J&J hay không.
Ngày 13/4, Mỹ khuyến cáo ngừng sử dụng vaccine này sau khi ghi nhận 6 ca rối loạn đông máu hiếm gặp. Toàn bộ bệnh nhân đều là phụ nữ, độ tuổi từ 18 đến 48. Một người đã tử vong, một ca khác ở bang Nebraska nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Sự cố được đánh giá có thể làm phức tạp thêm nỗ lực tiêm chủng ngay tại thời điểm nhiều bang đang đối mặt số ca nhiễm nCoV mới gia tăng, cũng như trở ngại với chiến dịch tiêm phòng.
Đến ngày 15/4, khoảng 78,5 triệu người Mỹ đã được tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19.
Băng cướp trói, cuỗm hết tài sản gia đình gốc Việt 4 tên cướp đột nhập vào nhà của gia đình người Việt ở Oakland, trói bố mẹ và lấy hết tài sản trước mặt cô con gái 7 tuổi. Amy, 7 tuổi, nhớ lại đêm 30/3 kinh hoàng, khi cô bé nghe thấy tiếng động lớn phát ra từ phía sau ngôi nhà. "Đến giờ cháu vẫn sợ chúng sẽ quay lại, cháu...