Đội trưởng U.19 Việt Nam được fan nữ bí ẩn tặng bánh sinh nhật
Tối 28.4, đội trưởng U.19 Việt Nam Lương Xuân Trường đã đón sinh nhật lần thứ 19 tràn đầy ấm áp bên cạnh đồng đội và đặc biệt là món quà đầy ý nghĩa từ một fan nữ… bí ẩn.
Đồng đội ở U.19 Việt Nam hát mừng sinh nhật “Trường híp”
Đội trưởng U.19 Việt Nam bên cạnh một fan nữ – Ảnh: Độc Lập
Sau buổi tập đầu tiên tại Học viện HAGL ở Hàm Rồng (Gia Lai), sau gần 2 tháng tập huấn châu Âu, tiền đạo mang biệt danh “Trường híp” đã nhanh chóng quên đi mọi mệt mỏi.
Ngay tại căn phòng của mình, Xuân Trường đã đón sinh nhật lần thứ 19 trong không khi ấm áp với ánh nến cùng những lời hát chúc mừng từ bạn bè, đồng đội.
Đặc biệt hơn, bên cạnh chiếc bánh kem từ đồng đội, “Trường híp” còn có món quá ý nghĩa khác từ một fan nữ, được cho là đã chuyển từ TP.Gia Lai lên Học viện HAGL cách đó hơn 10km. Đó cũng là một chiếc bánh kem và được trang trí rất dễ thương…
Chiếc bánh kem do fan nữ tặng – Ảnh trên facebook nhân vật
Video đang HOT
Cảm động với tấm chân tình của đồng đội cũng như món quà từ fan nữ bí ẩn, Xuân Trường đã viết trên facebook của mình sau đó:
Cám ơn mọi người nhiều lắm ạ !!!
Những món quà, những lời chúc tốt đẹp từ mọi người làm mình cảm thấy quá hạnh phúc trong lần sinh nhật thứ 19 này.
Thời gian tới mình đã biết phải làm gì !!! Hẹn gặp lại :)
Một lần nữa xin cám ơn tất cả mọi người !!!
Híp =))
Lương Xuân Trường là một trong 4 cầu thủ của Học viện HAGL Arsenal JMG từng được mời sang Arsenal tập huấn và thử việc tại đội trẻ của CLB này.
Theo VNE
Dị nhân liệt 2 chân 40 năm săn cá "khủng"
Bị liệt cả 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa ở Thanh Hóa đã không ít lần đưa được những con cá vược nặng vài chục ký lên bờ. Gần 40 năm săn cá, người đàn ông tật nguyền này nuôi sống cả gia đình, cho các con ăn học đàng hoàng.
Cá vược, loài cá được người dân vùng sông nước xứ Thanh mệnh danh là "thủy thần" sông Mã, là "cọp" dưới đáy sông. Loại cá một thời vang bóng trên sông Mã đã gắn liền với tên tuổi của một tay câu rất "dị" - Hoa "què". Mặc dù bị liệt 2 chân nhưng ông Lê Kim Hoa (SN 1960, ngụ xã Hoằng Long, TP Thanh Hóa) lại có biệt tài săn cá vược "khủng" trên sông mà ngay cả những người lành lặn cũng khó làm được. Nghề câu cá trên sông đã nuôi sống gia đình ông, là "cầu nối" đưa các con ông đến giảng đường đại học.
"Rái cá" trên sông
Men theo con đê ven sông Mã, qua mấy ngôi làng nhỏ nằm bên chân cây cầu Hàm Rồng mới vào những ngày đầu tháng 3 mưa phùn rả rích, chúng tôi đã tới được nhà lão ngư Lê Kim Hoa. Gặp ông không khó, bởi nhắc đến Hoa "què", người dân trong vùng ai cũng biết, họ biết đến ông không phải vì đôi chân bị liệt mà chính là cái biệt tài săn cá vược trên sông của lão ngư này.
Sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, ngay từ khi lọt lòng mẹ ông đã không thể đi lại được trên chính đôi chân của mình. Học đến năm lớp 7, ông phải ở nhà vì đôi chân không còn cử động được nữa. Buồn, chán không biết làm gì, ông đánh liều dong thuyền ra sông Mã theo mọi người đi câu. Những ngày đầu đi trên sông ông rất sợ vì chân mình thế này, chẳng may lộn cổ xuống sông chỉ có làm mồi cho hà bá. Nhưng lạ thay, một lần ông bị một con cá lớn cắn câu, kéo lộn nhào xuống sông, ông mới phát hiện ra rằng mình không bị chìm mà vẫn nổi. Từ đó, lão ngư Hoa "què" gắn chặt đời mình với nghề sông nước.
Sau bao nhiêu năm lăn lộn sông nước nuôi con, giờ đây ông Hoa trở về nghỉ ngơi tuổi già bên người vợ của mình
"Từ cái ngày biết mình có bị ném xuống sông cũng chẳng chết, lúc nào tôi cũng ở dưới sông, năm thì mười họa hay có công việc gì tôi mới lên bờ. Lúc thì đi câu, khi nước xuống lại đi thả lưới... Ở trên bờ thì tôi đúng là một kẻ vô dụng vì chỉ làm bạn với xe lăn, nhưng dưới sông tôi chính là "rái cá". Ở khúc sông này chẳng có vũng, hộc hay luồng lạch nào tôi không thuộc nằm lòng cả" - lão ngư trải lòng.
Rồi ông chia sẻ, câu cá vược có thể câu quang năm nhưng để có được cá to và nhiều thì từ tháng 10 đến tháng 2, 3 năm sau. Ở chân cầu Hàm Rồng có một vụng nước sâu 30 - 40 m, đến mùa cá lại ngược sông về trú ẩn và kiếm ăn. Đây là thời điểm mà ngư dân sống nước vào mùa mưu sinh. "Chúng bơi hàng đàn ngược sông kiếm ăn, nhiều con cá to ngạnh nổi lên như những lưỡi lê. Cá nhiều là thế, nhưng săn được một con cá vược khủng thì không phải ai cũng làm được".
Dụng cụ đi săn vược của "cần thủ" đặc biệt này thật đơn giản, chỉ vài chiếc lưỡi câu, một cuộn cước, một chiếc vợt to như miệng thúng và "vật bất li thân" là chiếc thuyên nan đơn (loại 1 người ngồi). Ông nói con thuyền chính là đôi chân để ông có thể vùng vẫy trên sông nước.
Suýt làm mồi cho "hà bá"
Gần 40 năm lênh đênh trên sông với đôi chân tật nguyền của mình, ông Hoa không nhớ mình đã đưa lên bờ bao nhiêu con cá, từ cá ké, cá ngạnh, cá chép, đến cá vược... Được con nào vợ ông mỗi sáng sớm lại mang đến chợ bán lấy tiền nuôi cả gia đình, lo tiền ăn học cho 2 đứa con.
"Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên mình câu được một con cá vược nặng gần 20 chục ký. Hôm đó vào khoảng 1 giờ chiều, tôi buông cần lần cuối để chuẩn bị về, vì nước sông bắt đầu rút. Bất ngờ cuộn cước trên mạn thuyền cửa tôi cứ lao đi vun vút, biết có cá lớn, tôi liền cầm cuộc cước để khống chế con cá nhưng chú cá đã kéo tôi lộn nhào xuống sông Mã cố thoát thân", ông kể.
Dòng sông Mã, nơi "dị nhân" từng đánh vật với những con cá khủng để mưu sinh
Con cá bị mắc câu hăng máu cứ thế lao đi và kéo theo ông chạy dọc sông đến vài km, lúc này ở trên bờ bà con làng xóm kéo ra đầy sông, ai cũng lo lắng. Sau 2 giờ vật lộn với ông bất thành, chú cá vược đành ngửa bụng nổi lên mặt nước, lúc này ông cũng mệt nhoài và được người dân dong thuyền đưa cả người lẫn cá vào bờ. Hôm đó làng xóm kéo đến rất đông để xem cá. Nó nặng hơn 18kg và dài gần 2m - ông Hoa nhớ lại.
Sau lần bị con cá vược quần cho tơi tả trên sông, khoảng 10 năm sau ông lại bị một con vược "khủng" khác kéo lộn nhào xuống sông Mã, đây được xem là con cá lớn nhất trong nghiệp đi câu của ông. Nó nặng gần 40kg và to như cái bàn uống nước, cũng là con cá vược lớn nhất trên sông Mã từng được đưa lên bờ. Ông Hoa kể, thời đi câu với ông còn có ông Thành ở phường Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, cũng có lần câu được một con cá vược rất to, nặng khoảng 70kg. Tuy nhiên sau nửa ngày quẩn thảo, con cá đã giật đứt dây câu trong sự tiếc nuối của nhiều người.
Giờ đây, khi đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe kém dần, con cái cũng đã khôn lớn trưởng thành, ông ít xuống thuyền câu hơn, chỉ thi thoảng theo anh em đội câu cho đỡ nhớ nghề. Phần lớn thời gian ông ở nhà làm lưỡi câu, đan lưới bán cho dân chài trong vùng. "Khoảng 1 năm nay, tôi không còn hành nghề nữa, do tuổi cao nên các con tôi không cho đi. Với lại khoảng 10 năm trở lại đây nạn đánh bắt cá bằng kích điện hoành hành nên cá vược trên sông Mã bỗng dưng không còn nữa. Nghề câu cũng từ đó mà mai một", ông Hoa chia sẻ.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Trưng bày hiện vật "Văn hoá Đông Sơn" tại Malaysia Đây là dịp giới thiệu, quảng bá tới khách tham quan Malaysia và du khách quốc tế về truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của Việt Nam. Kỷ niệm 90 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn (1924 - 2014), Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp cùng Bảo tàng quốc gia Malaysia tổ chức...