Dời trạm BOT T2 là không khả thi và tốn kém
Liên quan đến các vướng mắc tại Trạm thu phí BOT T2 (đặt trên Quốc lộ 91, thuộc quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ), sáng nay (23/5), tại TP.Cần Thơ, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã có cuộc họp với Sở GTVT TP.Cần Thơ, tỉnh An Giang và Đồng Tháp để tìm giải pháp tháo gỡ.
Ngay từ sáng sớm, rất đông phóng viên báo đài tập trung với mong muốn tham dự cuộc họp nhưng được thông báo họp nội bộ, không cho dự.
Ông Nguyễn Việt Trí – Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang thông tin với phóng viên.
Sau cuộc họp, ông Nguyễn Việt Trí – Giám đốc Sở GTVT tỉnh An Giang cho biết, các đơn vị dự họp đã thống nhất không thông tin kết luận cuộc họp ra bên ngoài.
Riêng về đề xuất của địa phương, ông Trí cho hay: “Chúng tôi đề xuất những xe từ Kiên Giang hoặc từ Cầu Vàm Cống chỉ mất khoảng 200m đường về An Giang thì mua với vé với giá 2.000 đồng để qua trạm qua trạm BOT T2. Những xe từ An Giang đi về Kiên Giang hoặc qua Cầu Vàm Cống cũng bán vé 2.000 đồng. Nếu nhà đầu tư sợ thất thu thì bán cho tài xế vé ở trạm T2 nhưng khi phương tiện vào QL80 về Kiên Giang hoặc về Vàm Cống thì phải trả lại 33.000 đồng” – ông Trí thông tin.
Video đang HOT
Ông Trí cho rằng, vấn đề thu phí ở trạm BOT T2 đã đặt ra từ lâu, cũng được xử lý bằng phương pháp miễn giảm nhưng nó chỉ phù hợp với tình hình trước, khi cầu Vàm Cống thông xe thì tình hình trở nên khác hẳn.
“Trước đây, chỉ có xe An Giang và Kiên Giang qua trạm nhưng hiện tại xe tất cả các tỉnh thành đổ dồn về An Giang đều qua trạm này. Giải pháp trước đây không phù hợp với tình thế hiện nay” – ông Trí giải thích.
Khi phóng viên hỏi, vậy có cần phải dời trạm BOT T2 không, ông Trí nói: “Tất cả các thành phần dự họp đều cho rằng phương án này không khả thi, tốn kém”.
Được biết, tại cuộc họp, Sở GTVT TP.Cần Thơ cũng đã đề xuất Tổng cục đường bộ sớm có hướng giải quyết trong thời gian tới. Đồng thời, có thông báo rõ ràng người dân, doanh nghiệp, không để tình trạng tại đây nóng lên một cách vô lý.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ GTVT : "Có cầu, người dân khỏi tốn tiền vé qua phà Vàm Cống"
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, sau lễ khánh thành và thông xe cầu Vàm Cống, người dân khỏi phải mua vé qua phà mà đi cầu miễn phí và tiết kiệm thời gian
Sáng nay (19.5), tại TP.Cần Thơ, Bộ GTVT tổ chức lễ khánh thành cầu Vàm Cống. Đây là cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ.
Đại biểu cắt băng khánh thành cầu Vàm Cống.
Theo Bộ GTVT, cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối quận Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) với huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp).
Cây cầu có chiều dài 2,97km, được thiết kế dây văng cao 143,9m, nhịp chính dài 450m, tĩnh không thông thuyền 37,5m. Đường dẫn vào cầu rộng 20,6m gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế 80km/h.
Người dân đi vào cầu Vàm Cống sau lễ khánh thành.
Bộ GTVT cho biết, cầu Vàm Cống có vốn đầu tư hơn 270 triệu USD (gần 5.700 tỷ đồng) từ nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Cây cầu trên khởi công từ năm 2013, được thực hiện từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc 200 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Cầu Vàm Cống. (Ảnh: internet)
Ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, cầu Vàm Cống có vai trò đấu nối các tỉnh miền Tây với TP.HCM, việc lưu thông hàng hóa sẽ được rút ngắn lại, đồng thời giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A thường xuyên quá tải vào các dịp lễ, Tết.
"Kể từ nay, người dân không còn phải mua vé qua phà Vàm Cống như trước đây mà thay vào đó qua cầu miễn phí và tiết kiệm rất nhiều thời gian. Cây cầu Vàm Cống đi vào hoạt động sẽ giúp đời sống kinh tế của người dân các địa phương được nâng lên đáng kể", ông Thể phát biểu tại buổi lễ.
Theo Danviet
Khánh thành cầu Vàm Cống nối đôi bờ sông Hậu, người dân phấn khởi "thoát cảnh lụy đò" Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ 2 vượt sông Hậu, nối liền đôi bờ con sông này tại địa phận huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (Cần Thơ). Ngày 19/5, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND TP.Cần Thơ và UBND tỉnh Đồng Tháp long trọng tổ chức lễ khánh thành xe công trình cầu...