Đổi tội danh nguyên PTGĐ Tổng CTy đường sắt VN
Ông Trần Quốc Đông sẽ bị truy tố về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Trần Quốc Đông sẽ bị truy tố về tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 1/9, cơ quan tố tụng đã quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quốc Đông, nguyên Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) thuộcTổng Công ty đường sắt Việt Nam từ tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 285 BLHS sang tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 281 BLHS.
Trong thời gian ông Trần Quốc Đông làm Giám đốc RPMU, ông biết rất rõ việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã có lần chuyển cho RPMU khoảng 1 tỉ đồng, ông Đông được hưởng lợi khoảng 30 triệu đồng.
Video đang HOT
Nghi án hối lộ liên quan đến đường sắt Việt Nam.
Như vậy, đến nay, vụ tham nhũng xảy ra tại RPMU, cơ quan tố tụng đã khởi tố, bắt tạm giam 6 bị can đều cùng tội danh ” Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Các bị can, gồm: ông Trần Quốc Đông, 50 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU, nguyên phó tổng Giám đốc công ty đường sắt Việt Nam; ông Phạm Hải Bằng, 45 tuổi, nguyên là Phó Giám đốc RPMU; ông Phạm Quang Duy, 39 tuổi, nguyên Phó Giám đốc RPMU; ông Nguyễn Nam Thái, 36 tuổi, Trưởng phòng Dự án 3, RPMU; ông Trần Văn Lục, 56 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU và ông Nguyễn Văn Hiếu, 52 tuổi, nguyên Giám đốc RPMU.
Theo_Kiến Thức
Sẽ bán vé tàu qua mạng từ Tết Nguyên đán năm nay
Thay vì phải tới trực tiếp nhà ga để mua vé, từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách có thể đặt mua vé qua mạng, điện thoại, thiết bị bán vé tự động tại ga...
Từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách sẽ không còn phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy khi đi mua vé tại ga.
Hôm nay (31/7), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn FPT ký hợp đồng cung cấp dịch vụ "Hệ thống bán vé điện tử" nhằm mục đích giúp hành khách thuận lợi hơn trong việc đặt mua vé, lựa chọn chỗ, hành trình đi... Hành khách có thể sử dụng các loại thẻ thanh toán trong nước và quốc tế để trả tiền mua vé
Dự án triển khai trong 7 năm, chia làm 3 giai đoạn. Theo đó, giai đoạn 1: xây dựng, lắp đặt hệ thống, kéo dài trong 120 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; giai đoạn 2: cung cấp hệ thống bán vé điện tử qua website tuyến Đường sắt Thống nhất trong 01 năm, bắt đầu từ ngày 21/11/2014 để kịp phục vụ người dân vào dịp Tết Nguyên đán năm 2014; giai đoạn 3: cung cấp hệ thống bán vé điện tử hoàn chỉnh bắt đầu từ ngày 21/11/2015 với thời hạn 6 năm. Hệ thống hoàn chỉnh sẽ được áp dụng tại tất cả các ga thuộc đường sắt quốc gia trên toàn quốc.
Được biết, hệ thống bán vé điện tử sẽ cung cấp nhiều phương thức mua vé cho người dân như: Mua vé qua website, mua vé qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, đặt vé qua tin nhắn điện thoại, mua vé qua thiết bị bán vé tự động tại ga, mua vé qua đại lý...
Trong đó, Tập đoàn FPT sẽ đầu tư xây dựng toàn bộ hệ thống, bao gồm máy chủ, thiết bị mạng, hạ tầng viễn thông kết nối từ trung tâm dữ liệu đến từng ga, phần mềm bán vé điện tử và các thiết bị đầu cuối, với tổng vốn đầu tư 197 tỷ đồng.
Còn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không bỏ vốn, mà sẽ xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu đi lại thực tế của người dân, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khai thác cơ sở hạ tầng đường sắt hiện có.
Tuy nhiên, để được sử dụng dịch vụ trên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải trích tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu bán vé thu được qua Hệ thống điện tử để trả cho nhà cung cấp.
HẢI ANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Nghi án hối lộ ODA:Nhật xử, Bộ GTVT chưa có thông tin Đó là khẳng định từ phía Bộ GTVT trước thông tin Nhật Bản đã truy tố các cá nhân, công ty liên quan vụ hối lộ 16 tỷ đồng. Chia sẻ thông tin với Đất Việt, ngày 11/7, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ đường ngoại giao của Nhật Bản,...